... Pân đil Cơ Tu cắh muy zay taanh n’đoóh adoóh a năm, bhiệc t’váih pr’họom đoọng ha n’jéh k’páih nắc c’nặt chr’nắp bhlầng đoọng bhrợ váih pr’hoọm truyền thống cóh n’đoóh a doóh. Bh’rợ k’bhum Tà râm, ơy bhrợ pazêng n’jéh k’páih bhoóc váih nắc pr’họom Tà râm k’đháp đoọng pa châng lêy. Bhiệc bhrợ têng pr’đươi đoọng k’bhum lâng cợnh k’bhum bhai nắc râu chr’nắp lalay âng pân đil ma nuýh Cơ Tu…
Cóh pazêng pr’đươi bơơn đươi đoọng bhrợ pr’đươi k’bhụm bhai, nắc t’nơơm Tà râm, râu t’nơơm chắt váih bấc cóh crâng, pay đươi hi la đoọng bhrợ váih pr’họom tăm t’viêng.
Tợơ bêl xang bơơn pay k’páih, đơơng ar đoọng goóh xang nắc pay tây váih ting n’jéh k’páih. Cr’chăl đâu, pân đil Cơ Tu moọt ooy crâng chếêc lêy t’nơơm Tà râm chô clóh đoọng nhar, xang nắc trâm cóh đác đhị zớ dâng 5-7 t’ngay, pị pay đác. T’tun nắc pay n’nóh a puối bơơn tợơ k’ruung tâm nắc râu bơơn đhanuôr đươi dua đhị bêl k’bhụm Tà râm. Đhanuôr pay k’đoóh a puối lâng bloo lục pazưm. Đọong vêy n’jéh k’páih liêm, muy râu dzợ pa zưm đoọng bhrợ váih pr’họom liêm nắc a bhoo chóh cóh ha rêê, tước bêl griing đéh âng chô lâng pa đing cr’liêng a bhoo đoọng cát khía, xang nắc đơơng clóh đoọng nhar, luúc lâng k’đoóh a puối nắc ki, pa zưm clóh đoọng nhar lúc lâng đác Tà râm, xang nắc pay bhai cợơng tôm lâng pị pay đác, lơi n’nóh.
Lêy mơ đợ bhai đoọng k’bhụm, nắc pay jéh k’páih đơơng trâm cóh zớ. Pay jéh k’páih dzợ bhoóc đơơng trâm ooy zớ đác tà râm đoọng k’bhụm. Tợơ 9-10 tngay, nắc k’páih ơy bơơn k’bhụm pr’hoọm lâng xợơng đha hum bhlầng. Đọong bơơn năl k’páih ơy bơơn k’bhụm zêng hay cắh, ma nuýh Cơ Tu pay m’bứi đác tợơ zớ đoọng lêy, ha dang lêy rớơc lâng pa’pô zêng nắc pị jéh k’páih đơơng ar pa goóh. K’páih ơy k’bhụm xang nắc vêy pr’họom t’viêng tăm, bhrợ ha n’đoó a doóh vêy pr’họom liêm, doó choom đấh lặ pr’họom. Tợơ đếêc, choom lương k’páih ooy tr’xâu lâng taanh.
Ting đếêc, muy zớ đác k’bhụm k’páih cắh vêy buôn nắc muy zớ đác vêy pr’họom tà râm nắc choom ặ. Ha dang ting bhrợ têng cơnh quy trình k’bhụm k’páih nắc cắh choom glúh pr’họom, lâng buôn u hư. Bh’rợ k’bhụm tà râm cóh n’đoó a doóh nắc k’đươi ma nuýh pân đil Cơ Tu zay lâng doó choom đhưr loom đhị bêl pa choom bhrợ têng, tu cơnh đếêc nắc ếêh râu ngai kiêng pa choom bhrợ nắc zêng choom bhrợ.
Tước nâu kêi, pân lơơng năl tước k’bhúh ma nuýh Cơ Tu dzợ zư đớc liêm zập râu văn hoá truyền thống vêy chr’nắp liêm dal, cóh đếêc vêy bh’rợ k’bhụm tà râm đoọng ha n’đoóh a doóh, zư lêy tước nâu kêi. Bh’rợ k’bhụm k’páih lalua nắc tr’đăn lâng tr’mung tr’méh âng đhanuôr cóh da ding k’coong Trường Sơn ơy đơơng chô đoọng ha ma nuýh Cơ Tu pazêng kinh nghiệm bơơn k’rong tợơ đhr’năng pa bhrợ ta têng ơy bơơn zư đớc tợơ bấc lang nâu, ha dợ bấc acoon cóh lơơng cóh zr’lụ cắh choom bhrợ têng./.
NHUỘM CHÀM THỔ CẨM CƠ TU
Nguyễn Văn Sơn
Ở vùng cao phía tây Quảng Nam, trang phục màu chàm đã góp phần tạo nên độc đáo của thổ cẩm dân tộc Cơ Tu. Phụ nữ Cơ Tu không chỉ giỏi dệt vải thổ cẩm, việc tạo màu cho sợi là khâu quan trọng để làm nên sắc màu truyền thống trên vải thổ cẩm. Kỹ thuật nhuộm chàm, đã biến những sợi bông trắng thành màu chàm khó ai sánh được. Việc chế biến thuốc nhuộm và kỹ thuật nhuộm vải là bí quyết của riêng phụ nữ dân tộc Cơ Tu. …
Trong các nguyên vật liệu được dùng để chế biến thuốc nhuộm vải, thì cây Tà râm là loại cây mọc rất nhiều trong rừng, dùng thân, lá của nó để chế biến nên màu chàm.
Sau khi thu hoạch bông, đem đi phơi nắng cho thật khô rồi mới mang ra quay tơ kéo thành sợi. Thời gian này, phụ nữ Cơtu vào rừng tìm cây tà râm đem về giã nát, rồi ngâm với nước trong ché khoảng 5-7 ngày, thì vắt bã đi lấy nước cốt. Thứ đến, là ốc ở khe suối một nguyên liệu được bà con sử dụng để nhuộm chàm. Sau khi ăn ốc xong, bà con dùng củi đốt vỏ ốc lấy tro. Bí quyết để có sợi đều màu và đẹp, một thứ nữa góp phần tạo nên màu chàm đó là bắp trồng trên rẫy khi già thu hoạch về bà con rang hạt bắp cho cháy đen rồi dùng cối giã nhỏ trộn với vỏ ốc giã mịn, rồi đem trộn đều với nước của cây tà râm, rồi dùng vải dày lọc bỏ hết cặn đi.
Tùy thuộc vào số lượng sợi vải cần nhuộm, mà sợi bông đem ngâm vào ché. Lấy sợi bông vừa xe còn nguyên màu trắng đem ngâm vào ché nước hổn hợp để biến sợi thành màu chàm. Chỉ sau từ 9-10 ngày, thì cả ché nước chàm nhuộm sợi đã dậy lên một mùi thơm dễ chịu. Để biết được sợi vải đã thấm đều hay chưa, người Cơtu chỉ cần múc một lượng nước chàm nhỏ trong ché soi lên ánh sáng, nếu thấy có độ vàng trong và bọt sủi đều thì vắt sợi đem ra nắng phơi cho khô. Sợi khi nhuộm xong, sẽ có màu xanh đen, làm cho vải thổ cẩm của đồng bào có màu đẹp, sắc nước được giữ lâu bền. Khi giặt, màu chàm của sợi bông không phai. Từ đây, có thể kéo sợi cho vào khung và dệt.
Theo đó, một ché nước chàm nhuộm sợi không đơn thuần chỉ là một ché nước có màu chàm là được. Nếu không tuân thủ theo quy trình thì nhuộm sợi nó sẽ không ra màu mà sợi sẽ bị hỏng. Nghề nhuộm sợi chàm trên thổ cẩm đòi hỏi người phụ nữ Cơtu phải có sự kiên nhẫn và lòng ham học hỏi, chính vì thế không phải ai muốn học cũng được.
Đến nay, người ta biết đến tộc người Cơ Tu còn bảo lưu được một cách tương đối nguyên vẹn các yếu tố văn hóa truyền thống có giá trị, trong đó có nghề nhuộm sợi chàm trên trang phục thổ cẩm, giữ gìn cho đến ngày nay. Nghề nhuộm sợi chàm thật sự gần gũi, hòa quyện với cuộc sống không gian của đất trời giữa bao la của đại ngàn Trường Sơn đã đem lại cho người Cơtu những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình sản xuất đã được lưu giữ từ nhiều đời nay, mà không mấy dân tộc nào trong vùng có thể làm được./.
Viết bình luận