Liêm pr’hay xa nul a luốt âng ma nứih Cơ Tu
Thứ tư, 00:00, 22/05/2019
Tơợ a hay, tr’coó xa nul năc râu chr’nắp căh choom cắh vêy pr’ặt tr’mông âng đha nuôr Cơ Tu tỉnh Quảng Nam. Tr’coóh xa nul zooi đha nuôr bhui har cóh pr’ặt tr’mông lâng bhui har coh pa bhrợ ta têng. Đhị tr’coó xa nul âng ma nứih Cơ Tu pa cắh râu mâng loom ooy pr’ặt tr’mông công cơnh cr’noọ cr’niêng âng đay lâng crâng ca coong, plêêng k’tiếc.

Dh’rứah lâng a bel, a luốt vêy váih cóh zấp đhị bh’rợ tr’nêng, bhiệc bhan ga mắc k’tứi âng ma nứih Cơ Tu cốh zr’lụ da ding ca coong Quảng Nam. Moọt bêl Tết cắh cậ bấc bêl vel vêy bhiệc bhan, a luốt nắc bơơn apêê đha đhâm đươi dua đoọng t’đang t’pấh apêê pân đil c’mâr. Công tơợ đh’riêng a luốt n’nâu nắc bấc pân jứih pân đil Cơ Tu âi choom dưr váih díc điêl.

A luốt bơơn bhrợ z’zăng buôn. Đọong bhrợ muy bêệ a luốt, ma nứih Cơ Tu chớơih pay muy năng cắh cậ muy pâng năng ra dzul griing, hút pa goóh cóh tir. Buôn nắc a luốt vêy dal dâng 2 ch’đang, ga mắc dâng muy c’broo têy bơ ơn lêệt pa đêệng muy n’đắh. A luốt vêy 4 boọng, apeê boọng var chr’ngai bhứah tra bơr tước tra pêê.

A luốtt k;dâng lêy nắc muy đoọng ha pêê pân jứih Cơ Tu đươi dua. Apêê đha đhâm xoọc cr’chăl choom pay k’điêl buôn k’tiêu đơơng muy bêệ a luốt. Bấc bêl ngai âi ga riing công đươi dua đoọng plong cha ớh xang bêl cr’chăl pa bhrợ ta têng ga lêếh ga leêng. A luốt bơơn apêê đha đhâm, pr’conh đươi dua cơnh muy bêệ tr’coó xa nul cr’đơơng ting ha pêê pr’hát. Đoọng choom plong a luốt, apêê đha đhâm Cơ Tu buôn bil dâng 2 tước 3 c’xêê đoọng pa choom.

L’lăm a hay, pân jưih Cơ Tu vêy looih lướt zấp ooy công k’tiêu đơơng a luốt đhị a chắc đoọng plong ha pân đil xơợng, cắh cậ bêl tợt bha bhụ đhị tơơm n’dza đh’rứah lâng apêê t’coóh vel, trưởng vel xơợng trúih lang a hay… N’dhơ cơnh đêếc, xoọc đợ pân jứih Cơ Tu choom plong a Luốt cắh dzợ bấc, tu bấc nắc đha đhâm p’niên nâu câi kiêng cha ớh tr’coó điện tử hiện đại.

Cóh vel đong 3 chr’hoong: Nam Giang, Đông Giang lâng Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đhị vêy bấc ma nứih Cơ Tu ặt ma mông xoọc vêy dâng 20-25 cha nắc/chr’hoong năl plong a luốt, bấc nắc apêê đoo zêng âi t’cóoh ặ.

Đhị đhr’năng bil pật râu tr’coó xa nul pr’hay âng a coon cóh, chính quyền vel đong đh’rứah lâng apêê chuyên gia bhrợ văn hóa tỉnh Quảng Nam choom vêy muy chính sách liêm glặp đoọng zư đớc tr’coó xa nul n’nâu. Cơnh lơơng, choom p’too moon, zooi đoọng lang p’niên bhrợ pa dưr apêê tr’coó xa nul, cóh đêếc vêy a luốt âng ma nứih CơTu./.

LÁNH LÓT TIẾNG SÁO A LUỐT CỦA NGƯỜI CƠ TU

                                                         Nguyễn Văn Sơn

Từ bao đời nay, âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào Cơ Tu tỉnh Quảng Nam. Âm nhạc giúp bà con  vui tươi trong cuộc sống và phấn khởi trong lao động sản xuất. Qua âm nhạc người Cơ Tu thể hiện niềm tin yêu cuộc sống cũng như tâm tư, khao khát của mình với thiên nhiên, núi rừng. 

Cùng với đàn Abel, sáo Aluốt có mặt ở hầu hết trong các hoạt động sinh hoạt, lễ hội của người Cơ Tu ở vùng núi Quảng Nam. Vào dịp Tết hay những khi làng có lễ hội, sáo Aluốt lại được các chàng trai sử dụng để thu hút các cô gái đang tuổi cập kê. Cũng từ tiếng sáo này mà nhiều đôi nam nữ Cơ Tu đã nên duyên vợ chồng.

Sáo Aluốt được chế tác khá đơn giản. Để làm một cây sáo Aluốt, người nghệ nhân chọn một đoạn nứa hoặc đoạn trúc già, hong khô trên dàn bếp. Thường cây sáo Aluốt có chiều dài khoảng 40cm, đường kính 1,5cm được bịt kín một đầu. Sáo Aluốt có 4 lỗ, các lỗ cách nhau khoảng 2,5cm.

Sáo Aluốt hầu như chỉ dành cho người đàn ông Cơ Tu sử dụng. Các chàng trai ở tuổi lập gia đình thường dắt theo mình cây sáo Aluốt. Đôi khi người trưởng thành cũng sử dụng sáo Aluốt để giải trí sau những giờ lao động sản xuất. Sáo Aluốt còn được các chàng trai, nghệ nhân sử dụng như một nhạc cụ đệm cho các bài hát dân ca truyền thống. Để sử dụng thành thạo sáo Aluốt, các chàng trai Cơ Tu thường mất khoảng 2 đến 3 tháng để học các nốt.

Trước đây, đàn ông Cơ Tu có thói quen đi đâu cũng dắt sáo Aluốt bên mình để tỏ tình với các cô gái, hay khi ngồi quây quần bên chén rượu cần cùng các già làng, trưởng bản nghe kể chuyện ngày xưa… Thế nhưng, hiện số người đàn ông Cơ Tu biết thổi sáo Aluốt không còn nhiều do phần lớn thanh niên trẻ bây giờ thích chơi nhạc cụ điện tử hiện đại.

Trên địa bàn 3 huyện: Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, nơi có  đông người Cơ Tu sinh sống hiện có khoảng 20 - 25 người/huyện biết sử dụng sáo Aluốt, và phần lớn họ đều đã lớn tuổi. 

Trước nguy cơ mai một loại nhạc cụ hay của dân tộc, chính quyền địa phương cùng các chuyên gia làm văn hóa dân tộc tỉnh Quảng Nam cần có một chính sách hợp lý để bảo tồn và gìn giữ loại nhạc cụ này. Mặt khác, cần  khuyến khích, hỗ trợ, đào tạo lớp trẻ kế tục các nhạc cụ, trong đó có sáo Aluốt của người Cơ Tu ./.

 

 

 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC