...(Trong sự bao vây của kẻ địch, người mẹ Cơ Tu này đã cắn môi bật máu để không bật ra tiếng khóc, nhắm mắt siết chặt cổ đứa con mang nặng đẻ đau của mình để bảo toàn mạng sống cho dân làng).
Bấc c’moo zêl penh a’rập Mỹ, p’căn A Lăng Bhứ, n’niên c’moo 1941 bơơn pazao đoọng bh’rợ liên lạc đoọng ha bộ đội đhị chr’val Hiên Đườm, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Đà-xoọc đâu nắc chr’val Kà Dăng, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Đoọng zư lêy c’lâng a’ham âng đơơng cr’liêng xa’nay liêm buôn, bấc chu chiến sĩ pazao đoọng bha ar nắc Alăng Bhứ ting lơơn đợc cóh boọp đợ râu bha ar, công văn đoọng oó apêê a’rập bơơn lêy. Đhị râu zêl cha’groong âng apêê a’rập, manứih k’căn Cơtu nâu nắc ơy cắp bưr glúh a’ham cắh ha mơ rêên, k’nhit mặt k’đhơợng pa’nhâm tuôr k’coon âng đay xoọc t’mêê n’niên, đoọng zư yêm têêm ha đhanuôr cóh vel đông.
Xoọc bêl cr’chăl doọ râu ơy tr’zêl tr’penh, c’moor Alăng Bhứ nắc ắt mamung mưy đhr’nông đông lâng a’rập đhị chr’val Hiên Đườm. Lâng pr’ắt tr’nớt đa’đấh, Alăng Bhứ bơơn cán bộ tin đươi pazao đoọng bh’rợ liên lạc ha bộ đội.
C’moo 1961-1962 bhrợ padưr zr’lụ 2B, p’căn Alăng Bhứ bơơn ta k’đươi chô bhrợ Hội phó Hội pân’đil k’đhơợng bhrợ 4 vel đông pazêng chr’val Hiên Đườm, chr’val Đh’râu, chr’val Đh’rây lâng chr’val Pa Coong, tước c’xêê 10/1964 nắc bhrợ Hội trưởng hội pân’đil chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Đà. Ooy đợ c’moo c’xêê bơơn pazao đoọng bhrợ bh’rợ Hội trưởng Hội pân’đil, hân đhơ a’chặc a’rang xoọc k’đhạp k’ra, cóh ping bom cha’rắh, cóh dứp nắc a’pêê a’rập zêl pruúh, nắc amế cung dzợ t’bhlâng lướt vốch zi’lấh crâng dading, tâm k’ruung đoọng lướt ooy tỉnh họp. P’căn A Lăng Bhứ moon, đợ râu hay k’noọ ooy cr’chăl zr’nắh k’đhạp n’nắc nắc ting ta’pưn amế tước tất tr’mung:
Bêl đêếc ahay zr’nắh k’đhạp, apêê a’rập zêl pruúh. Hân đhơ xoọc k’đhạp tước bêl n’niên k’coon nắc acu vêy chô đhị zr’lụ B Đại Lọc trại trạm quân y lêng n’niên amọ Hải crêê bêl t’ngay 2/9. xoọc bêl a’rập zêl pruúh, cắh vêy râu đoọng k’coon cha đắh. bơơn đhanuôr zêệ đoọng cha’cha.
Cung xoọc cr’chăl bhrợ têng đhị zr’lụ 2B, moót mưy t’ngay tơợp c’xêê 7/1966, xoọc bêl amế Bhứ lâng cán bộ vel Pr’dzắh-xoọc đâu nắc vel Sơn, chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang xay bhrợ bh’rợ tr’nêng nắc n’léh zêng. Apêê a’rập zêl pruúh r’rộ r’răm lâng bom B52, zâp ngai cóh vel bhươl zêng ta ga’lập, dzợ vêy 7 cha’nặc mamung, ooy đâu vêy amế Alăng Bhứ lâng k’coon.
Xang bêl tr’zêl tr’penh Mậu Thân 1968, Mỹ nắc lướt moót zêl pa’hư zr’lụ dading k’coong lâng cóh dứp zâp tỉnh miền Trung. Xoọc bêl zêl penh, vel Rà Vã, chr’val Ting, chr’hoong Đông Giang nắc đhị zâp ban ngành âng chr’hoong bhrợ têng p’lơớp, nắc đhị đâu cung nặc đhị đoọng a’rập Mỹ buôn chô moót zêl lêệng. năl lăm đhr’năng bh’rợ, l’lăm t’ngay apêê a’rập lướt moót zêl lêệng, amế Alăng bhứ lâng 2, 3 cán bộ chr’hoong nắc ơy t’mứt lơi đhanuôr chô ắt đhị têêm ngăn. Bêl apêê a’rập tước, amế k’ọp k’coon k’tứi lướt mứt tước đhị boọng hầm quân y-trạm xá bhrợ đhị vel đông, đhị dzợ bộ đội bhrêy tắh ắt zư padứah. Cắh ơy bơơn lêy k’cắh đhị ắt p’lơớp âng đhanuôr cóh vel bhươl, apêê a’rập nắc ting k’ay loom zêl groong, chấc lêy zâp đhị zr’lụ k’tiếc, penh pa’hư zâp cơnh. Bêl đêếc, lấh mơ ặt zâng lâng râu ha ul, k’ha riêng đhanuôr ắt p’lơớp nắc dzợ lêy pa’ngoọp đoọ oó apêê a’rập bơơn lêy xơợng. k’coon cắh zâp 1 c’moo, k’tứi bhlâng, k’căn hi ul cắh râu cha, nắc k’coon cung cắh váih sữa măm. Bêl k’coon rêên, k’pân apêê a’rập xơợng lâng lêệng c’chêết zâp ngai đhanuôr, amế Bhứ nắc k’pị tuôr k’coon cóh têy. Đhị boọng hầm k’năm nâu, k’coon xoọc p’gớt zi’đhập, hadợ k’căn nắc cung dzợ k’đhơợng zư pa’nhâm đhị tuôr k’coon. Bêl bơơn zâp ngai cóh boọng hầm cha’groong moon nắc k’căn lơi têy lâng k’ọp k’coon dưr mứt glúh đắh hầm. amế nắc crêê a’rập cọp lâng vay zi’nắh zâp cơnh. Hân đhơ k’coon ta dông dzung lâng óch xăng cóh dứp mặt đay nắc amế Alăng Bhứ cung cắh ha mơ xay moon râu rị:
Acu k’noọ nặc lấh ta n’năl, zâp ngai nắc chêết zêng, k’coon chêết nắc tu ađoo rêê nắc acu k’pị boọp Hải. zăng acu cậ chêết đoọng trông dấc zâp ngai. Hân đhơ apêê zêl moon nắc acu cung zư têy k’coon. Acu k’noọ cớ, nắc glúh mứt. bêl ta coọp apêê vay zi nắh, ta’moóh moon ha mơ vêy manứih cóh hầm, acu moon cắh vêy ngai, mưy 2 azi coon căn anăm. Apêê moon acu xay moon xang nặc p’lóh acu, ha dợ acu cắh ha mơ moon, zăng cu chêết cậ.
Đợ c’moo c’xêê ta zi’nắh zr’nắh zr’dô, chêết mamung cắh năl ha bêl, hân đhơ cơnh đêếc, t’coóh Alăng Bhứ lâng pr’đợc t’mêê nắc Bót cung cắh ha mơ xay moon. Râu ta vay zi’nắh âng apêê a’rập nắc bhrợ c’rơ âng t’coóh Bót ting đhưr lấh mơ. Đợ đhị bhrêy tắh, ta vay zi’nắh bhrợ amế c’lâm ra’ngắt lâng bơơn ta cấp cứu đhị bệnh viện Hội An. Ooy đợ t’ngay c’xêê zư padứah đhị đâu, amế Bót nắc cung dzợ bhrợ têng cách mạng. xang nặc, amế chấc lêy zâp c’lâng bh’rợ đoọng bơơn chô ooy vel đông.
P’căn Alăng Đhượt, cóh vel Pr’ning, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam-cấp ping âng amế Bhứ bêl đêếc ahay pabhlâng chắp lêy loom luônh grơơ nhool, cắh chấc k’pân chêết bil:
Azi bhrợ têng cách mạng đh’rứah. Bêl đêếc amoó Bhứ nắc ơy váih k’dịc lâng ắt mamung đhị zr’lụ đăn k’noong lâng a’rập nắc cắh đoọng moót bhrợ k’pân ta năl. Lâng cr’noọ bh’rợ t’bhlâng nắc đoọng amoó bhrợ Phó Hội pân’đil zr’kụ 2 k’đhơợng zư 4 chr’val. Bhứ nắc mưy manứih grơơ nhool, zay ta’níh.
Xang t’ngay miền Nam bơơn pachô, Alăng Bhứ dưr chô ooy chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang ting bhrợ bh’rợ pân’đil âng chr’hoong, chr’val. Hân đhơ ắt bhrợ ha đhị, amế cung taluôn bhrợ têng liêm choom bh’rợ tr’nêng. Chô đhêy hưu, chô ắt mamung cơnh apêê lơơng, Alăng Bhứ dzợ chr’nắp nắc manứih k’coon liêm chr’nắp bhlâng âng crâng k’coong Trường Sơn. Zâp t’ngay Alăng Bhứ đh’rứah lâng k’diịc đay nắc Y Kông t’bhlâng moon k’đươi đhanuôr cóh vel đông oó bhrợ pa’hư crâng bhrợ ha’rêê, ahêê lêy padưr pa’xớc chóh n’loong, padưr bh’rợ tr’nêng, k’chứt lơi ha ul đha’rứt lâng râu cắh liêm crêê. Alăng Bhứ cắh nặc mưy manứih grơơ nhool xoọc bêl tr’zêl tr’penh, nắc dzợ mưy pân’đil zay ta’níh, t’bhlâng bhrợ têng. Tấm gương amế taluôn bhrợ tr’ang đoọng ha lang p’niên xoọc đâu đắh bhrợ padưr vel bhươl, k’tiếc k’ruung ting t’ngay ting k’rơ k’van./.
CÓ MỘT BÀ MẸ CƠ TU NHƯ THẾ
(PV:Vơ nich Oang)
Những năm kháng chiến chống Mỹ, bà A lăng Bhứ, sinh năm 1941 được giao nhiệm vụ liên lạc cho bội đội tại xã Hiên Đườm, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Đà nay là xã Kà Dăng, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Để giữ “mạch máu” thông tin liên lạc luôn thông suốt trong mọi tình huống, nhiều lúc cô giao liên A lăng Bhứ buộc phải nuốt chửng những giấy tờ, công văn hỏa tốc tránh địch phát hiện. Trong sự bao vây của kẻ địch, người mẹ Cơ Tu này đã cắn môi bật máu để không bật ra tiếng khóc, nhắm mắt siết chặt cổ đứa con mang nặng đẻ đau của mình để bảo toàn mạng sống cho dân làng.
A lăng Bhứ và Chồng- Già làng Y Kông
Thời kỳ hợp pháp, sơn nữ A lăng Bhứ đã sống chung một mái nhà với địch tại xã Hiên Đườm. Với tính cách lanh lẹ, A lăng Bhứ được cán bộ tin tưởng giao nhiệm vụ thông tin liên lạc cho bộ đội.
Năm 1961-1962 thành lập khu 2B, bà A lăng Bhứ được điều động về làm Hội phó Hội Phụ nữ phụ trách 4 địa bàn gồm: xã Hiên Đườm, xã Đh’râu, xã Đh’rây và xã Pa Coong; Đến tháng 10 năm 1964 là Hội trưởng Hội phụ nữ huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Đà. Trong những năm tháng được giao nhiệm vụ là Hội trưởng Hội phụ nữ, mặc dầu bụng mang dạ chửa, trên bom đạn, dưới giặc càn quét nhưng bà vẫn lội suối băng rừng xuống tỉnh họp thường kỳ. Bà A lăng Bhứ bảo rằng, những kỷ niệm của một thời gian khổ mà hào hùng đó sẽ theo bà đến cuối cuộc đời:
Ngày ấy rất căng thẳng, trên bom đạn, dưới địch càn quét. Mặc dầu bụng mang dạ chửa, 7, 8, 9 tháng cho đến khi sắp sinh tôi mới về vùng B Đại Lộc trại trạm quân y và sinh bé Hải trúng dịp 2/9. Sau 2-3 ngày thì tôi ẵm con đi, không mang được thứ gì , quần áo tả lót con cũng không có, chỉ cầm theo cái rựa. Hai mẹ con ngủ trong rừng. Trong những lúc địch càn, không có gì cho con ăn, tôi kiêm đọt mây, rau tàu bay mớm cho nó. Khi được ở nhà dân thì được người dân nấu cơm độn cho ăn, làm gì có cơm. Chỉ cón cơm độn với rau rừng mà thôi.
Cũng trong thời gian phục vụ tại khu 2B, vào một ngày đầu tháng 7/1966, trong khi bà Bhứ và cán bộ thôn Pr’dzăh ( nay là thôn Sơn, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang) triển khai nhiệm vụ thì bị lộ. Địch tấn công tới tấp bằng bom B52, cả làng bị vùi lấp trong đống đổ nát, chỉ còn 7 người sống sót trong đó có bà A lăng Bhứ và đứa con.
Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, Mỹ tăng cường đánh phá vùng rừng núi và trung du các tỉnh miền Trung. Trong chiến tranh, thôn Rà Vã, xã Ting, huyện Đông Giang là nơi các ban ngành của huyện hoạt động bí mật, nên nơi đây cũng là tâm điểm để giặc Mỹ thường đổ quân đến càn quét. Biết trước tình hình, trước ngày địch đến càn quét, A lăng Bhứ và một số cán bộ huyện đã sơ tán bà con đến nơi an toàn. Khi địch đến nơi, bà ôm con nhỏ chạy đến hầm quân y (trạm xá đóng trên địa bàn) nơi chỉ còn bộ đội bị thương ở lại chữa thương để lánh mặt. Chưa lần ra nơi trú ẩn của dân làng, giặc càng điên cuồng khoanh vùng, sục sạo từng mét đất, bới từng ngọn cỏ, bắn phá ác liệt hơn. Lúc này, ngoài chịu đựng cơn đói, hàng trăm người dân trú ẩn còn phải tuyệt đối im lặng để tránh bị giặc phát hiện, giết chết. Đứa bé chưa đầy 1 tuổi còn quá nhỏ, mẹ đói quay quắt nên con cũng đói sữa. Khi đứa con khóc, sợ địch phát hiện và giết chết tất cả mọi người trong hầm, bà Bhứ đã dùng tay siết cổ đứa con trên tay. Trong căn hầm đen như mực ấy, đứa con đang quẫy đạp, người mẹ vẫn giữ chặt tay trên cổ đứa con. Khi được mọi người trong căn hầm ngăn cản thì người mẹ buông tay và ôm con chạy ra khỏi hầm. Bà bị địch bắt ngay lúc đó và tra tấn dã man. Mặc dù, đứa con bị địch treo chân lên và đốt xăng dưới mặt đất ngay trước mặt mình nhưng bà A lăng Bhứ cũng không khai bất cứ điều gì:
Tôi nghĩ sẽ bị lộ. Mọi người chết, tôi chết, con chết là do con tôi khóc nên tôi bóp cổ bé Hải, sưng hết cổ con bé. Thà tôi hy sinh đứa con để cứu lấy mọi người. Mặc dù mọi người ngăn lại nhưng tôi vẫn giữ tay trên cổ đứa bé. Tôi suy nghĩ lại, tôi quyết định bồng con ra khỏi hầm. Khi bị bắt, địch tra tấn, dùng mọi cách tra hỏi có bao nhiêu người trong hầm? Tôi bảo không có ai. Chỉ có hai mẹ con thôi. Đang làm cỏ bắp, nghe tiếng bom đạn nên lánh trong hầm thôi. Chúng nó bảo tôi khai rồi thả hai mẹ con nhưng tôi vẫn không khai, thà chết chứ không có gì mà khai. Khi nghe vậy, chúng treo bé Hải lên, phía dưới thì đốt xăng. Bảo tôi: khai đi! Khai đi! Tôi bảo có chi mà khai, có giết chết con tôi tôi cũng không có gì để khai. Vậy là chúng dùng bộc phá giựt hầm cho sập.
Địch phải thua mẹ con bà. Bé Hải may mắn vẫn sóng sót.
"Bé Hải" ngày ấy- giờ là Y Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thứ Đảng ủy xã Ba, huyện Đông Giang
Y Hải ( Ngoài cùng bên phải) tại Đại hội Đảng bộ huyện Đông Giang nhiệm kỳ 2015-2020
Những năm tháng tù đày, bị địch hành hạ dã man, chết đi sống lại, nhưng bà A lăng Bhứ với cái tên mới là Bót vẫn không khai một lời. Sự tra tấn của địch làm sức khỏe bà Bót yếu hẳn. Những vết thương từ đòn roi tra tấn của kẻ địch khiến bà gục ngã tại chỗ và được cấp cứu tại bệnh viện Hội An. Trong những ngày tháng dưỡng thương tại đây, bà Bót vẫn âm thầm hoạt động cách mạng. Sau đó, bà tìm mọi cách để được thả về quê hương.
Bà Alăng Đhượt, thôn Pr’ning, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam-cấp trên của bà Bhứ lúc bấy giờ rất nể phục:
Chúng tôi hoạt đông cách mạng cùng lần. Lúc ấy chị Bhứ đã có chồng và sống tại vùng giáp ranh với địch nên không cho tham gia sợ bị lộ. Nhưng với lòng quyết tâm và dũng cảm của chị Bhứ nên khi tản cư không cho dân sống ở vùng đó nữa thì cho chị Bhứ Phó Hội Phụ nữ khu 2 phụ trách 4 xã miền núi ( Đh’râu, đh’rây, Hiên Đườm và Pa Coong). Bhứ là một phụ nữ dũng cảm, đảm đang.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, A lăng Bhứ trở về xã Ba, huyện Đông Giang tham gia công tác phụ nữ của huyện, xã. Dù ở cương vị nào bà cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nghỉ hưu, trở về với cuộc sống đời thường, A lăng Bhứ vẫn xứng đáng là con người tiêu biểu của núi rừng Trường Sơn. Hằng ngày, A lăng Bhứ cùng chồng mình là già làng Y Kông tích cực vận động bà con không phá rừng làm nương làm rẫy, thay vào đó là phát triển trồng cây nguyên liệu, tăng gia sản xuất, đẩy lùi đói nghèo và lạc hậu. Bé Hải ngày ấy giờ là Y Hải- Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Ba, huyện Đông Giang.
A lăng Bhứ không chỉ là một con người gan dạ, dũng cảm khi ở chiến trường mà còn là một người phụ nữ chịu thương, chịu khó, đảm đang tháo vát khi là một người mẹ, người bà. Tấm gương của bà luôn soi sáng cho thế hệ trẻ hôm nay trong xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp./.
Viết bình luận