
Coh đâu năc bha nụ c’kir vêy chr’năp ooy lịch sử lâng văn hóa đanh đươnh, p’têêt lâng apêê t’ruih bh’lô tơợ lang Hùng Vương công cơnh đhr’niêng bhuôih Hùng Vương, bh’rợ hát Xoan ty.

Tơợ lang Hùng Vương (thế kỷ g’luh VII tươc thế kỷ g’luh 2 l’lăm công nguyên), vêêl Hùng Lô vêy đh’nơc Trang Khả Lãm, năc muy coh bâc đhăm k’tiêc liêm ăt đhị toor k’ruung Lô, âng kinh đô Văn Lang. Z’lâh c’moo c’xêê, vêêl vêy đh’nơc: Vêêl Xốm, vêêl An Lãm, vêêl An Lão lâng xang Cách mạng C’xêê T’cool c’moo 1945, vêêl bơơn xăl đh’nơc năc chr’val Hùng Lô. Đhị đâu đơơng âng liêm c’leh la lay âng vêêl đong Việt ty, coh đêêc, tr’haanh bhlâng năc đình Hùng Lô.
Apêê t’cooh t’ha coh vêêl truih, Trang Khả Lãm âi ting đhị Bhua Hùng đh’rưah lâng Ca coon n’đil lâng apêê clai dhan pa đhêy dzung coh muy g’luh la lươt la lêy. Bhua lêy đhị đâu k’tiêc liêm, n’loong n’cuông t’viêng la đhố năc cớ vêy cơnh ma bhuy z’nghit tơợ k’tiêc tu cơnh đêêc moon nâu đoo năc đhị k’tiêc ma bhuy. Đợ nâu ahay đha nuôr vêêl choh bhrợ đong bhuôih bhua Hùng đoọng toot lang chăp hay Bhua lang tr’nơơp. Tươc lang bhua Lê Hy Tông (1697), đình Hùng Lô bơơn bhrợ pa dưr z’moh ooy da ding Nghĩa Lĩnh. Tơợ đêêc, vêêl Hùng Lô vêy 1 bha nụ miếu đình ty cơnh lâng đanh lâh 300 c’moo.
Z’lâh c’moo c’xêê, đhị đâu công dzợ bơơn zư đơc liêm pr’đhang bh’rợ choh bhrợ lâng bơơn xay moon năc c’kir lịch sử cấp k’tiêc k’ruung. Tươc đâu, t’mooi vêy bơơn năl c’leh ty đanh lâng c’leh c’moo c’xêê đhị c’bhuh ma muuc đhị c’riing đình, x’ră pa chăm, chr’pợ ngói… Đhị đâu dzợ bơơn zư đơc c’bhuh apêê pr’đươi bhuôih đoọng ha đhr’niêng bhuôih zâp bhlâng, pa bhlâng năc c’bhuh 43 n’juông p’ma moon hơnh deh crâng ca coong vêêl đong lâng c’rơ g’lêêh bhua Hùng.
Amoó Lx Thị Hồng Thùy, cán bộ văn hóa chr’val Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đoọng năl: “Đình Hùng Lô bơơn p’ma moon cơnh bảo tàng pa k’tứi zư đơc bâc cr’van ty, cr’van chr’năp, coh đêêc năc choom xay moon tươc 5 cliệu chr’năp liêm. Hùng Lô năc vêêl tr’haanh ooy bh’rợ lươt glơơc cliệu tơợ ahay tươc nâu câi. Bâc c’moo âi, vêêl Hùng Lô ta luôn bơơn ch’ner Tr’nơơp”.
Chô ooy Hùng Lô apêê t’ngay n’nâu, đha nuôr lâng t’mooi ch’ngai đăn bh’nhăn bơơn năl ghit râu ma bhuy z’nghit âng vêêl ty. Coh xa nul cha gâr ga rưưng, đha nuôr bhui har lươt cha ơh, 1 loom chăp hơnh chô pa chăp ooy bôl da ding Nghĩa Lĩnh, chăp hay c’rơ g’lêêh apêê Bhua Hùng âi bhrợ pa dưr k’tiêc k’ruung.
Đình Hùng Lô n’jưah năc đhị p’têêt pa zum lâng đhr’niêng bhuôih Hùng Vương, công đh’rưah lâng năc đhị bhrợ apêê bh’rợ văn hóa bhiêc bhan, hát Xoan, muy bh’rợ nghệ thuật liêm pr’hay đhăm k’tiêc Căn bơơn UNESCO xay moon năc c’kir văn hóa phi vật thể âng acoon ma nưih. Nâu đoo năc 1 coh 4 phường Xoan ty âng tỉnh Phú Thọ dzợ zư đơc bh’rợ hát Xoan.
Đhị zr’lụ ma ma bhuy ty đanh âng apêê đình, miếu, tơợ xa nul cha gâr, xa nul phách ga rưưng tươc cr’liêng pr’hat, têy múa, dzung bh’dzang lươt âng apêê hát Xoan âi bhrợ t’vaih zr’lụ văn hóa liêm ghit vêêl đong Việt Nam. Amoó Phùng Thị Hoa Lê, Trưởng phòng K’đhơợng lêy Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao lâng Du lịch tỉnh Phú Thọ, đoọng năl: “Bêl tươc vêêl ty Hùng Lô, t’mooi vêy bơơn lêy muy bh’rợ hát Xoan liêm zâp pa zêng 3 grăl hát: hát bhuôih, hát quả cách lâng hát hội đoọng t’mooi bơơn năl c’leh văn hóa vêy tu tơơm tơợ lang bhua Hùng. Bh’rợ hat căh vêy nhạc, năc muy vêy cha gâr, phách, têy múa, dzung bh’dzang đoọng bhrợ t’vaih bhr’ươr Xoan liêm pr’hay”.
Lâh đình ty đanh lâh 300 c’moo, vêêl Hùng Lô vêy dâng 50 đhr’nong đong đanh k’riêng c’moo. Hùng Lô căh muy đơơng coh đay râu yêm têêm âng 1 vêêl đong Việt, năc coh đêêc dzợ đơơng âng ghit c’leh văn hóa lang Hùng Vương. Zâp râu công dzợ bơơn đha nuôr vêêl đong zư đơc ting c’moo c’xêê./.
LÀNG CỔ HÙNG LÔ: NƠI LƯU GIỮ NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG
Trên đường hành hương về đất Tổ Hùng Vương, người dân và du khách thường tới thăm làng Hùng Lô ở xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ngôi làng cổ hơn 300 năm tuổi năm bên bờ sông Lô. Nơi đây là quần thể di tích có giá trị về lịch sử và văn hóa lâu đời, gắn liền với những huyền tích từ thời Hùng Vương cũng như tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, nghệ thuật hát Xoan cổ.

Từ thời Hùng Vương (thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ 2 trước công nguyên), làng Hùng Lô có tên gọi Trang Khả Lãm, là một trong những vùng đất trù phú nằm bên dòng sông Lô, thuộc kinh đô Văn Lang. Trải qua thời gian, làng có tên: Làng Xốm, làng An Lãm, làng An Lão và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, làng được đổi tên thành xã Hùng Lô. Nơi đây mang đậm nét đặc trưng của làng quê Việt cổ, trong đó, nổi bật nhất là đình Hùng Lô.
Các bậc cao niên trong làng kể lại, Trang Khả Lãm từng là nơi Vua Hùng cùng Công chúa và các quần thần dừng chân nghỉ ngơi trong một chuyến du ngoạn. Vua thấy nơi này trù phú, cây cối tốt tươi, lại có khí thiêng từ lòng đất nên cho rằng đây là chốn địa linh. Về sau dân làng dựng lên ngôi miếu thờ Vua Hùng để đời đời nhớ ơn Vương tổ. Đến đời vua Lê Hy Tông (1697), đình Hùng Lô được xây dựng hướng về núi Nghĩa Lĩnh. Từ đó, làng Hùng Lô có 1 quần thể miếu đình cổ kính với niên đại trên 300 năm tuổi.
Trải qua thăng trầm lịch sử, nơi đây vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc cổ và được công nhân là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được nét cổ kính và dấu ấn thời gian qua lớp rêu phong trên cổng đình, hoa văn trang trí, mái ngói… Nơi nơi đây còn lưu giữ được hệ thống các đồ thờ tự phục vụ cho nghi lễ thờ cúng đầy đủ nhất, đặc biệt là hệ thống 43 câu đối cổ ca ngợi cảnh sắc quê hương và công đức vua Hùng.
Chị Lã Thị Hồng Thùy, cán bộ văn hóa xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cho biết: "Đình Hùng Lô được ví như bảo tàng thu nhỏ giữ nhiều cổ vật, bảo vật quý giá, trong đó phải kể đến 5 cỗ kiệu sơn son thếp vàng lộng lẫy. Hùng Lô là làng nổi tiếng về truyền thống rước kiệu từ xưa tới nay. Nhiều năm liền, làng Hùng Lô liên tiếp giành được giải Nhất.”
Về Hùng Lô những ngày này, người dân và du khách gần xa càng cảm nhận rõ sự linh thiêng của ngôi làng cổ. Trong tiếng trống rộn rã, người dân nô nức đi trảy hội, 1 lòng thành kính hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, tri ân công đức các Vua Hùng đã có công dựng nước.
Đình Hùng Lô vừa là không gian gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, cũng đồng thời là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa lễ hội, hát Xoan, loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc vùng đất Tổ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là 1 trong 4 phường Xoan gốc của tỉnh Phú Thọ vẫn gìn giữ và lưu truyền lối hát Xoan cổ.
Tại không gian cổ kính của các ngôi đình, miếu, từ tiếng trống, tiếng phách rộn ràng đến lời hát, tay múa, chân đưa uyển chuyển của các đào-kép Xoan đã tạo nên không gian văn hóa đậm chất làng quê Việt Nam. Chị Phùng Thị Hoa Lê, Trưởng phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, cho biết: "Khi đến với làng cổ Hùng Lô, du khách sẽ được tham quan, thưởng thức một chương trình nghệ thuật hát Xoan hoàn chỉnh gồm ba chặng hát: hát thờ, hát quả cách và hát hội để du khách hiểu được nét văn hóa có nguồn gốc từ thời đại Hùng Vương. Lối hát rất mộc mạc không có âm nhạc, chỉ có trống và phách, tay múa chân đưa để làm nên điệu hát Xoan mượt mà."
Ngoài ngôi đình cổ kính hơn 300 năm tuổi, làng Hùng Lô có khoảng 50 ngồi nhà có niên đại hàng trăm năm tuổi. Hùng Lô không chỉ mang trong mình sự yên ả, thanh bình của 1 làng quê Việt, mà ở đó còn mang đậm dấu ấn văn hóa thời đại Hùng Vương. Tất cả vẫn luôn được người dân địa phương gìn giữ và bảo tồn qua năm tháng./.
Viết bình luận