Ma nứih Cơ Tu chắp hơnh crâng da ding
Thứ năm, 00:00, 08/03/2018
Ting đhr’niêng âng ma nứih Cơ Tu, bh’dzang moọt hân noo chóh bêệt t’mêê cóh c’moo, đha nuôr brhợ đhr’niêng bh’rợ bhuốih crâng ca coong. Đhr’niêng n’nâu âi ặt clấp ooy loom luônh âng đha nuôr lâng dưr váih c’léh văn hóa liêm pr’hay âng ma nứih Cơ Tu. Cr’chăl zêl prúh a rập a bhuy a hay, đhr’niêng bhuốih crâng âng ma nứih Cơ Tu cắh bơơn bhrợ têng lâng r’dợ cắh dzợ lấh vêy ngai hay. G’lúh tr’nơợp, xang bấc c’moo cắh bơơn bhrợ têng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam pa dưr cớ “ Bhiệc bhan loọng c’moo t’mêê – chắp hơnh crâng ca coong” t’đang t’pấh bấc ơl đha nuôr Cơ Tu tước pấh.

 Phóng sự “ Ma nứih Cơ Tu chắp hơnh crâng ca coong” âng Đình Thiệu, phóng viên Đài P’rá Việt Nam bhrợ têng dhị Bhiệc bhan chắp hơnh crâng ca coong âng ma nứih Cơ Tu tơợp c’moo đâu.

Pa bhlâng đanh, đha nuôr Cơ Tu cóh chr’hoong da ding ca coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vêy ha dợ bơơn pấh lêy muy g’lúh bhiệc bhan chr’nắp ga mắc bhlâng cóh c’moo t’mêê – Bhiệc bhan loọng c’moo t’mêê- chắp hơnh crâng ca coong. Tơợ đơớh ra diu, bấc t’coóh vel, trưởng vel lâng bấc ơl đha nuôr Cơ Tu cóh apêê vel ch’ngai bha dắh cóh chr’hoong Tây Giang âi k’rong chô đhị Vel sinh thái c’kir H’nghêê chr’val A Xan pấh bhiệc bhan. Xang bh’rợ bhuốih crâng bơơn bhrợ têng ma bhuy chr’nắp đhị crâng H’nghêê, zấp ngai bhui har tân tung da dắ rơơm kiêng c’moo t’mêê bơơn choor chấc. t’coóh vel A Lăng Đàn, ặt cóh vel A Rớt, chr’val A Nông xập  joòng ta bhrợ lâng n’căr n’loong xay moon: Ma nứih Cơ Tu tơợ a hay ma mông đươi crâng, tơợ râu cha tước xập zêng tơợ crâng. Bêệ a doóh, n’dzăl  công bhrợ tơợ n’căr n’loong. T’ngay đâu, a đoo xập joòng n’nâu đoọng zư đớc xa nập n’nâu t’ngay a hay âng ma nứih Cơ Tu, p’too moon lang p’niên n’nâu câi ta luôn năl chắp hơnh crâng. Đoọng vêy bơơn joòng n’nâu, a đoo moọt ooy crâng chơớc lêy loó n’căr n’loong chô m’bhí, p’tặ pa goóh, téc bhrợ ting n’jéh k’tứi xang n’nắc taanh bhrợ muy bêê joong bil 5, 6 t’ngay.

T’coóh vel A Lăng Đàn đoọng năl, bhiệc bhan bhuốih crâng dzợ moon nắc chắp hơnh crâng ca coong âng ma nứih Cơ Tu vêy tơợ lang a hay. Bêl ra văng moọt hân noo bhrợ têng t’mêê, zấp pr’loọng đong, vel bhươl zêng bhrợ bhuốih. A pướih bhuốih vêy n’dza, a tứch, a xiu, a vị hor, p’lêê p’coo… đoọng ha a bhuy crâng. Bé nắc râu cắh choom cắh vêy đhị bh’rợ bhuốih crâng. Bấc c’moo k’tiếc k’ruung zêl prúh a rập a bhuy, bh’rợ bhuốih crâng cắh bơơn ta bhrợ lâng r’dợ cắh ngai hay. T’ngay đâu, chr’hoong bhrợ pa dưr bhiệc bhan n’nâu ga mắc, t’coóh vel A Lăng Đàn lâng đha nuôr Cơ Tu yêm loom hâng hơnh:

Bhuốih crâng, vêy tơợ đanh âi. A dích a bh]ớp công lêêng t’rí k\đươi a bhô dang, a bhuy a lụ tước pấh đắh pấh lêy. Bhrợ pr’ngoóch đoọng doó lum jéh ca ay, mr’cơnh loom pa zum c’rơ zư lêy h’nghêê.

Vel sinh thái c’kir H’nghêê cóh vel A Rơợng 1, chr’val A Xan, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ặt đhị clung ta hung cóh m’pâng crâng H’nghêê lấh 2000 t’nơơm bơơn xay moon nắc tơơm c’kir chr’nắp, bấc t’nơơm ga mắc k’rơ bhâu c’moo. Zr’lụ crâng H’nghêê ặt đhị dal 1.500 mét t’piing lâng đác biển cơnh lâng lấh 450 hécta bơơn đha nuôr loóih moon k’tiếc H’nghêê. Nâu đoo nắc bha lang crâng pr’hắt chr’nắp dzợ dhr’doóc cóh zr’lụ Đông Nam Châu Á. Vêy bơ0ơn bha lang crâng chr’nắp n’nâu, đha nuôr Cơ Tu cóh 2 chr’val A xan lâng Tr’hy zư ha âu đớc cắh cơnh. Ma nứih Cơ Tu lêy “ Crâng nắc đong, tơơm n’loong nắc ca coon – Chắp lêy crâng cơnh chắp lêy đong, déh hơnh n’loong cơnh déh hơnh ca coon”. Zấp bêl col pay bhrợ zấp râu tơợ crâng, đha nuôr buôn pa chắp nắc zước apêê a bhuy, dang. Col muy t’nơơm n’loong n’đhơ ga mắc, k’tứi zêng zước, pa chung đha nuôr lâng bhuốih crâng nắc vêy bơơn col chô đơơng. A noo Pơloong Plênh, ma nứih Cơ Tu ặt cóh chr’val Lăng zăng nắl n’đắh văn hóa Cơ Tu đoọng năl, crâng H’nghêê cóh Tây Giang ặt p’têệt lâng bh’rợ văn hóa âng ma nứih Cơ Tu. Bêl a hay, apêê t’coóh t’ha lêy n’loong n’đoo liêm chr’nắp nắc t’boọ moon ooy đêếc muy râu a bhuy dang. Pơloong Plênh moon, hang col nắc a bhuy dang buôn bhrợ jéh ca ay, vel bhươl toom, tu cơnh đêếc, bấc zr’lụ crâng pr’hắt chr’nắp âi zư đớc tước t’ngay đâu:

A noo kiêng bhrợ đong nắc choom t’moóh t’coóh vel. Xang n’nắc, col cơnh ooy doó choom crêê cr’đơơng  tr’đêếh c’lâm tơơm n’lơơng, r’dợ dưr váih t’rúih bh’rợ văn hóa zư đớc crâng. Tal bhrợ ha rêê nắc cắh ha mơ pân moọt bhrợ cóh crâng g’mrâng, crâng tu đác, crâng ma bhuy.

T’coóh Bhơriu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ta luôn cắh yêm ặt tợt lâng chơớc lêy zấp cơnh đoọng zư pa dưr apêê bhiệc bhan ty đanh âng acoon cóh. Ting t’coóh Bhơriu Liếc, ting đhr’niêng a hay âng ma nứih Cơ Tu, ha dang tơợp c’moo cắh âi bhuốih crâng nắc đha nuôr cắh choom tr’đoọng tr’zooi lâng cóh vel n’lơơng, cắh âi choom chóh bêệt, zấp râu nắc zêng zước lâng plêênmg k’tiếc, a bhuy, dang. Cr’noọ pr’chắp n’nắc âi ặt đhộ ooy loom luônh đha nuôr Cơ Tu, toọt lang p’têệt  ga bọ lâng crâng ca coong. T’coóh Bhơriu Liếc moon, bh’rợ bhrợ têng pa dưr, zư đớc Bhiệc bhan Loọng c’moo t’mêê, chắp hơnh crâng ca coong đoọng zư đớc văn hóa Cơ Tu:

Lêy đha nuôr pa bhlâng bhui har rạch chô cơnh văn hóa vel a hay. A zi vêy t’bhlâng xay prá lâng dhda nuôr, pa bhlâng nắc lâng apêê t’coóh vel, zấp c’moo cắh muy bhrợ cóh bha lang crâng ma bhuy H’nghêê n’nâu a năm nắc dzợ bhrợ cóh apêê vel bhươl n’lơơng, r’dợ đoọng  bhiệc bhan bhuốih crâng âng ma nứih  Cơ Tu dưr víah văn hóa âng n’đắh mặt t’ngay lơớp Quảng Nam dhd’rứah t’đnag t’pấh k’rong bhrợ du lịch.

“ A coon a chimj cốh pleeêng dal kiêng vêy crâng t’viêng t’vir/ a coon a xiu cóh tọom kiêng vêy toọm đác ch’ngaach liêm/ acoon ma nứih Cơ Tu kiêng vêy a mế crâng zư lêy/ Đoọng đha nuôr vel bhươl ma mông k’rơ/ Đoọng ha hân noo ha roo a bhoo choor chấc/ Đoọng ha ma nứih Cơ Tu zấp ooy ma mông a lịng chịng dzoo…”. N’juông bh’noóch  n’nâu âng ma nứih Cơ Tu ma mông trúih da ding ca coông Trường Sơn p’toô moon ca coon cha chau toọt lang năl chắp hơnh lâng zư lêy crâng. Crâng nắc đoo tr’mông tr’mêếh, nắc đhị âi zư x’mir lêy bấc lang đha nuôr./.

 

NGƯỜI CƠ TU TẠ ƠN RỪNG

Theo phong tục của người Cơ Tu, bước vào vụ gieo trồng mới trong năm, bà con tổ chức nghi lễ tạ ơn rừng. Nghi lễ này đã ăn sâu vào ý thức của người dân và trở thành nét văn hóa đậm bản sắc người Cơ Tu. Chiến tranh tàn phá, lễ tạ ơn rừng của người Cơ Tu cũng bị gián đoạn và dần lãng quên. Lần đầu tiên, sau nhiều năm mai một, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phục hồi “lễ khai năm tạ ơn rừng” thu hút đông đảo đồng bào Cơ Tu đến dự. Phóng sự “Người Cơ Tu tạ ơn rừng” của PV Đình Thiệu thường trú tại miền Trung thực hiện tại Lễ hội tạ ơn rừng của người Cơ Tu đầu năm nay.

 Lâu lắm rồi, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam mới được hoà nhập một không khí lễ hội quan trọng nhất trong năm mới - Lễ khai năm tạ ơn rừng. Từ sáng sớm, nhiều già làng, trưởng bản và đông đảo đồng bào Cơ Tu ở những bản làng xa xôi vùng cao huyện Tây Giang đã hội tụ về Làng sinh thái di sản Pơ mu ở xã A Xan dự lễ hội. Sau lễ cúng tạ ơn rừng được tổ chức trang nghiêm tại rừng Pơ Mu, mọi người vui nhảy điệu tung tung da dá cầu mong năm mới mùa màng bội thu. Già làng A Lăng Đàn, ở thôn A Rớt, xã A Nông khoác lên mình chiếc áo được làm từ vỏ cây rừng khoe rằng: Người Cơ Tu xưa nay sống nhờ vào rừng, từ cái ăn đến cái mặc đều là sản vật rừng. Cái áo, khố mặc cũng làm từ vỏ cây. Hôm nay, già mặc chiếc áo này để lưu giữ trang phục ngày xưa của người Cơ Tu, nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay luôn biết ơn rừng. Để có được áo vỏ cây này, già phải vào rừng tìm lột vỏ cây đem về đập dập, phơi khô, tước ra thành sợi nhỏ rồi bện thành tấm áo mất một tuần.

Già làng A Lăng Đàn cho biết, lễ cúng rừng hay còn gọi là tạ ơn rừng của người Cơ Tu có thời xa xưa. Trước khi vào vụ mới, trong mỗi gia đình, bản làng đều làm lễ cúng. Mâm cúng có ché rượu, con gà, cá, xôi nếp, hoa quả... dâng lên thần rừng. Dê là con vật không thể thiếu trong lễ cúng tạ ơn rừng. Những năm đất nước chiến tranh, lễ tạ ơn rừng bị gián đoạn và dần mai một. Hôm nay, huyện tổ chức phục hồi lể hội này với qui mô lớn, già làng A Lăng Đàn và đồng bào Cơ Tu rất vui:

Tạ ơn rừng, từ lâu có rồi. Ông bà hồi xưa cũng giết con trâu mời  tâm linh núi rừng và linh hồi con người tổ chức kết nghĩa. Tổ chức kết nghĩa không bắt mình đau ốm, cùng chung sức chung lòng bảo vệ cây Pơ mu.

Làng sinh thái di sản Pơ Mu ở thôn Arầng 1, xã Axan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nằm giữa thung lũng được bao bọc bởi rừng Pơ mu nguyên sinh  hơn 2000 cây được công nhận là cây di sản, nhiều cây to hàng ngàn năm tuổi. Khu rừng nguyên sinh Pơ Mu  nằm ở độ cao 1500 mét so với mực nước biển với hơn 450 héc ta đưọc người dân quen gọi là Vương Quốc Pơ Mu. Đây là cánh rừng nguyên sinh quý hiếm còn sót lại ở khu vực Đông Nam Châu Á. Có được cánh rừng vô giá này, đồng bào Cơ Tu ở 2 xã A Xan và Tr’hy nâng niu, gìn giữ, bảo vệ. Người Cơ Tu xem “Rừng là nhà, cây là con - Yêu rừng như yêu nhà, thương cây như thương con”. Mỗi khi lấy bất cứ thứ gì từ trong rừng, họ luôn quan niệm là phải xin các đấng thần linh. Chặt một cây rừng dù to hay nhỏ, đều phải xin, họp dân và phải làm lễ cúng mới được chặt mang về. Anh Pơ Loong Plênh, người Cơ Tu ở xã Lăng khá am hiểu về văn hóa dân tộc mình cho biết, rừng Pơ mu ở Tây Giang gắn với câu chuyện văn hóa của người Cơ Tu. Ngày xưa các cụ, các già thấy cây gỗ nào tốt quí là họ gắn vào đó một vị thần. Pơ Loong Plênh nói nếu hạ cây thì bị thần bắt vạ phải ốm đau, bị làng phạt, vì vậy nhiều khu rừng quí giá đã gìn giữ đến ngày hôm nay:

(Anh muốn làm nhà thì phải hỏi già làng. Rồi hạ như thế nào không hại cây con, dần dần thành câu chuyện văn hóa giữ rừng. Phát rừng làm rẫy là không bao giờ người ta chạm vào rừng thiêng, rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh.)

Ông Bh’riu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam luôn trăn trở và tìm mọi cách để phục hồi, bảo tồn các lễ hội truyền thống của dân tộc mình. Theo ông Bh’riu Liếc, theo phong tục xưa kia của người Cơ Tu, nếu đầu năm chưa khai hội tạ ơn rừng thì người dân không được trao đổi buôn bán với bên ngoài, hay gieo giống vụ mới, tất cả phải xin thần linh, thần rừng và Giàng. Ý thức đó đã ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào Cơ Tu, suốt đời gắn bó với núi rừng. Ông Bh’riu Liếc cho rằng, việc tổ chức khôi phục, bảo tồn Lễ hội Khai năm tạ ơn rừng nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc Cơ Tu.

(Thấy bà con rất hồ hởi, phấn khởi và phấn chấn trở lại văn hóa làng của họ hồi xưa. Chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi với bà con, nhất là các cụ già làng, hàng năm không những làm ở cánh rừng thiêng Pơ mu này mà làm ở các địa phương khác, dần dần để lễ tạ ơn rừng của người Cơ Tu trở thành văn hóa của miền Tây Quảng Nam đồng thời thu hút đầu tư du lịch.)

"Con chim trên trời cao cần rừng xanh bát ngát/ Con cá dưới nguồn cần dòng nước trong veo/ Con người Cơ Tu cần mẹ rừng che chở/ Cho dân làng ta sinh sôi, nảy nở/ Cho mùa màng ta luôn bội thu/ Cho người Cơ Tu khắp muôn nơi mãi mãi trường tồn...". Câu hát lý này của người Cơ Tu sống dọc dãy Trường Sơn truyền dạy con cháu muôn đời luôn biết ơn và giữ lấy rừng. Rừng là nguồn sống, là nơi che chở bao thế hệ dân làng./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC