Ma nứih Tây bhrợ bảo tàng đoọng ha ma nứih Cơ Tu
Thứ năm, 00:00, 08/02/2018

 

Lấh 2.000 mét vuông k’tiếc ặt đhị đhăm liêm âng chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam t’mêê bơơn chính quyền vel đong ra văng đoọng ha nhiếp ảnh ma nứih Pháp Réhahn bhrợ muy bảo tàng văn hóa đớc đoọng ha ma nứih Cơ Tu.

Bấc t’ngay n’nâu, n’đhơ tr’vâng lâng bh’rợ sáng tác n’đhơ cơnh đêếc zấp bêl nhiếp ảnh gia Réhahn zấp bêl công k’đhơợng muy tập bha ar bhoóc p’zay xră bhrợ  pr’đhang bảo tàng âng đoo vêy đớc đoọng zên chóh bhrợ ha đha nuôr Cơ Tu đhị Việt Nam, k’dâng đớc vêy tơợp bhrợ moọt c’xêê 4/2018 ha y. Réhahn đoọng năl, nắc đoo muy bêệ Gươl nhâm mâng, hiện đại n’đhang công crêê lâng đhr’niêng cr’bưn âng ma nưuíh Cơ Tu. Bấc chu lướt prang apêê vel bhươl, a đoo năl Gươl pa bhlâng chr’nắp lâng ma nứih cóh đâu. Bảo tàng âng đoo chóh bhrợ vêy đơơng âng pr’đhang cơnh đêếc.

  Réhahn nắc t’mooi lêy cóh Hội An, tỉnh Quảng Nam cơnh vel đong thứ 2 âng đay bêl quyết định đớc Bảo tàng C’kir chr’nắp, ra pặ pa cắh đợ tác phẩm âng đoo chụo ooy ma nứih acoon cóh đhị prang k’tiếc Việt Nam. Cóh c’moo 2017, a đoo âi bhrợ liêm choom bấc bh’rợ văn hóa âng ma nứih Cơ Tu đhị zr’lụ phố ty. Réhahn moon, a đoo âi bơơn lêy văn hóa nắc râu t’đui đoọng lâng bh’rợ pa câl cha nụp nghệ thuật âi zooi a đoo chroi đoọng ooy bh’rợ zư đớc. Tu cơnh đêếc, tơợ đanh a đoo âi c’la đay xơợng bhrợ dự án “ P đớp đoọng cớ” cơnh lâng bh’rợ zooi đoọng apêê ngai âng đoo âi lum, zooi đoọng ha bấc ngai nắc a đoo âi lum prá. Lâng bảo tàng văn hóa ma nứih Cơ Tu năc muy thiết chế âng đoo kiêng “ pa đớp đoọng cớ” ha Quảng Nam.

T’coóh Bhriu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang trúih, bêl c’xêê 3/2017, bơơn xơợng cóh Hội An vêy muy bảo tàng ooy apêê c’bhúh acoon cóh, a đoo tơợ zr’lụ da ding ca coong xiêr đơơng âng pr’hêl đoọng ha bảo tnagf. T’coóh Liếc moon: “Nắc đoo muy xa nập ma nứih Cơ Tu ta bhrợ lâng n’căr n’loong. Bêl đêếc, a cu công cắh vêy cr’noọ xay moon lâng Réhahn ooy bh’rợ bhrợ bảo tàng, n’đhơ cơnh đêế r’dợ a zi ặt tợt liêm đh’r’ứah. Vêy bêl, nhiếp ảnh gia âi kl’đươi a cu tước pấh g’lúh triển lãm ảnh âng Réhahn đhị Bảo tàng Dân tộc học. Đợ n’nâu a hay, bêl  Réhahn đấc lum cớ Tây Giang, bơơn năl cr’noọ âng cu lâng quyết định k’rong bhrợ bảo tàng.”

T’coóh Liếc moon p’xoọng, ma nứih Cơ Tu đhị apêê chr’hoong da ding ca coong âng tỉnh Quảng Nam công dzợ bơơn zư đớc râu liêm pr’hay văn hóa âng đay. N’đhơ cơnh đêếc pa bhlâng chơớ cắh vêy muy bảo tàng đoọng zư đớc, bhrợ ha bấc c’kir công cơnh chr’nắp văn hóa phi vật thể vêy đhr’năng bil pật lấh. T’coóh Liếc moon: Cu ta luôn ặt pa chắp râu đâu. N’đắh bh’coọ chr’hoong, a cu rơơm kiêng vêy muy bảo tàng tơợ đanh âi. Nâu câi vêy muy cha nắc k’tiếc k’ruung n’lơơng chắp kiêng lâng lứch loom luônh lâng văn hóa Cơ Tu, xang n’nắc zooi bhrợ pa dưr bảo tàng nắc râu choom hơnh déh.”

Đơp xơợng râu k’đươi moon chóh bhrợ bảo tàng tơợ t’coóh Bhriu Liếc tơợ đanh, n’đhang đợ tước c’xêê 10/2017, nhiếp ảnh gia Réhahn nắc vêy ha dợ tơợp bhrợ dự án. Tu  a đoo kiêng k’rong đớc kinh nghiệm lâng chơớc lêy c’lâng bh’rợ liêm bhlâng đoọng ha bảo tàng ma nứih Cơ Tu.

Cơnh lâng k’dâng đớc chóh bhrợ đong ra pặ pa cắh ting cơnh Gươl đh’rứah lâng muy bơr bh’rợ n’lơơng cơnh muy vel âng ma nưih Cơ Tu, Réhahn đoọng năl zên vêy z’zăng ga mắc n’đhang a đoo “ công ting đợ tước bêl t’ngay bhrợ xang lâng pa đớp đoọng đươi dua”. Cóh zr’lụ bảo tàng, Réhahn xrắ brhợ p’xoọng zr’lụ đoọng đha nuôr vel đong choom đơơng âng bh’nơơn cắh cậ  bh’rợ taanh dzắc tước pa câl đoọng ha t’mooi.

Réhahn đoọng năl, Bảo tàng cắh vêy nắc muy tấm kính đoọng lêệt apêê t’clắh Sticker ooy đêếc, nắc cóh đêếc, ma nứih ting pấh la lêy veye bơơn moọng lêy apêê tr’coó xa nul, xơợng đoọng bơơn năl xa nul tơợ tr’cọo xa nul. Bảo tàng vêy pa dưr râu cr’đơơng liêm lứch lâng đha hum gr’doóc ta pêếh, đha hum âng crâng ca coong”. Bấc t’rúih, xa nay veey bơơn pa cắh cơnh lâng 3 râu p’rá Việt, Anh lâng Pháp. Lâng muy râu la lua, bảo tàng vêy ta hơ p’loọng la lêy k’goóh.

  Réhahn đoọng năl p’xoọng: “ a đoo tước bấc vel đoọng chụp apêê tr’coó xa nul ty đanh, ghi âm đớc xa nul. A đoo công lum t’coóh vel đoọng xrắ đớc đợ t’rúih bh’lô bh’la âng ma nưuíh Cơ Tu lâng k’rong đớc apêê pr’múa. Ta la xrắ công trình công âi bơơn brhợ xang. Ha dợ nâu câi, a đoo vêy k’rong đớc zên tơợ bh’rợ pa câl apêê tác phẩm đoọng vêy zên bhrợ têng”, Réhahn xay moon nắc cơnh. A noo pa cắh râu bhui har bêl bơơn đớp râu tộ pa choom đoọng n’đắh cr’liêng x âny ra pặ pa cắh tơợ t’coóh Trần Tấn Vịnh, chuyên gia pa chắp ch’mêệt lêy ooy văn hóa ma nứih Cơ Tu đhị Quảng Nam. T’coóh Vịnh đoọng năl lứch loom luônh lâng râu dưr váih âng văn hóa Cơ Tu tu cơnh đêếc lứch loom zooi đoọng.

Bí thư chr’hoong Tây Giang Bhriu Liếc đoọng năl, đhị chr’hoong Tây Giang âi vêy váih vel văn hóa ty đanh cắh u lệt cơnh muy bảo tàng k’rong pa zum  đợ c’kir pr’đươi âng ma nứih Cơ Tu. Chr’hoong âi ra pặ p’cắh đợ xa nay, bh’rợ crêê tước ma nứih Cơ Tu cốh cr’chăl pa dưr k’tiếc k’ruung, pa bhlâng nắc xang c’moo 1930. ĐH’rứah lâng vel truyền thống n’nâu, bảo tàng âng Réhahn k’rong brhợ vêy bơơn k’rong đợ c’kir tơợ A Lưới, Nam Đông âng tỉnh Thừa Thiên Huế, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang âng tỉnh Quảng Nam lâng n’đhơ n’đắh k’tiếc k’ruung pr’zớc Lào. Tây Giang xoọc pa dưr du lịch crâng ca coong, văn hóa choom p’rơơm bảo tàng vêy dưr váih muy đhị tước liêm pr’hay./.

 

'Ông Tây' xây bảo tàng cho người Cơ Tu

                                      Theo báo Thanh Niên

Hơn 2.000 m2 đất nằm ngay vị trí đắc địa của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vừa được chính quyền địa phương chuẩn bị để nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn xây một bảo tàng văn hóa dành riêng cho người Cơ Tu. Chuyên mục “Dưới mái nhà Gươl” tuần này, bà con và các bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này.

  Những ngày này, dù rất bận rộn với việc sáng tác nhưng lúc nào nhiếp ảnh gia Réhahn cũng kè kè một tập giấy trắng, hí hoáy phác thảo mô hình bảo tàng mà ông sẽ dốc tiền xây dựng cho đồng bào Cơ Tu tại VN, dự kiến sẽ khởi công vào tháng 4/2018 tới. Réhahn cho biết, đó sẽ là một nhà Gươl kiên cố, hiện đại nhưng cũng gần gũi với truyền thống của người Cơ Tu. Nhiều lần lang thang qua các bản làng, ông biết nhà Gươl rất quan trọng với người vùng cao. Bảo tàng ông xây dựng sẽ mang dáng dấp như thế.

Réhahn là lữ khách xem Hội An, tỉnh Quảng Nam như quê hương thứ 2 khi quyết định đặt Bảo tàng Di sản vô giá, trưng bày những tác phẩm mà ông chụp về người dân tộc thiểu số trên khắp mọi miền Việt Nam. Trong năm 2017, ông đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa của người Cơ Tu ngay tại khu phố cổ. Réhahn bảo, ông đã nhận ra văn hóa là điều ưu tiên và việc kinh doanh ảnh nghệ thuật đã giúp ông góp phần vào việc bảo tồn. Bởi vậy, từ lâu ông đã tự mình thực hiện dự án “Trao tặng lại” với hoạt động hỗ trợ những nhân vật mà ông từng gặp, giúp đỡ cho nhiều người mà ông từng tiếp xúc. Và bảo tàng văn hóa người Cơ Tu là một thiết chế mà ông muốn “trao tặng lại” cho Quảng Nam.

Ông Bh’riu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang kể rằng, hồi tháng 3/2017, nghe tin ở Hội An có một bảo tàng về các dân tộc thiểu số, ông từ vùng cao mang xuống chút quà biếu bảo tàng. Ông Liếc nói: “Đó là một bộ trang phục truyền thống làm từ vỏ cây. Lúc đó, tôi cũng chưa có ý định sẽ nói với Réhahn về việc xây dựng bảo tàng, nhưng dần dà chúng tôi thân thiết với nhau. Có lần, nhiếp ảnh gia đã mời tôi ra khai mạc triển lãm ảnh của ông tại Bảo tàng Dân tộc học. Sau này, khi Réhahn lên thăm lại Tây Giang, hiểu được ý định của tôi và quyết định đầu tư xây dựng bảo tàng”.

Ông Liếc cho biết thêm, người Cơ Tu tại các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam vẫn còn giữ được bản sắc văn hóa đậm đà của mình. Nhưng rất tiếc không có một bảo tàng để lưu giữ, khiến nhiều hiện vật cũng như vốn liếng văn hóa phi vật thể có nguy cơ mất đi. Ông Liếc nói: “Tôi luôn đau đáu chuyện này. Về phía lãnh đạo huyện, tôi mong muốn có một bảo tàng từ lâu rồi. Bây giờ có một người ngoại quốc đam mê và tâm huyết với văn hóa Cơ Tu, rồi giúp xây dựng bảo tàng là điều rất đáng mừng”.

Nhận lời đề nghị xây dựng bảo tàng từ ông Bh’riu Liếc từ sớm, nhưng mãi đến tháng 10/2017, nhiếp ảnh gia Réhahn mới chính thức khởi động dự án. Bởi ông muốn tích lũy kinh nghiệm và tìm kiếm phương thức hoạt động tốt nhất cho bảo tàng người Cơ Tu.

Với dự định xây nhà trưng bày chính theo dạng nhà Gươl cùng một số hạng mục nhà phụ bao bọc như ngôi làng của người Cơ Tu, Réhahn cho biết kinh phí sẽ khá lớn nhưng ông “vẫn theo đến cùng cho đến ngày hoàn thành và bàn giao”. Ở khu bảo tàng, Réhahn thiết kế thêm khu vực để người dân bản địa có thể mang sản vật hoặc đồ lưu niệm thủ công đến bán cho du khách.

Réhahn cho hay: “Bảo tàng không phải là một tấm kính để dán các miếng sticker lên đó. Mà ở đấy, người tham quan sẽ được nhìn ngắm các nhạc cụ, đeo tai nghe để cảm nhận âm thanh từ nhạc cụ. Bảo tàng sẽ tăng tính tương tác tuyệt đối với mùi khói bếp, hương thơm của núi rừng”. Những câu chuyện, thông tin sẽ được trình bày với 3 ngôn ngữ tiếng Việt, Anh và Pháp. Và dĩ nhiên, bảo tàng sẽ mở cửa tham quan miễn phí.

Réhahn cho biết thêm: “Tôi đã đến nhiều làng để chụp hình các nhạc cụ truyền thống, ghi âm tiếng nhạc. Tôi cũng gặp già làng để ghi lại những câu chuyện cổ của người Cơ Tu và sưu tầm các điệu múa. Bản vẽ công trình cũng đã hoàn thiện. Còn bây giờ, tôi sẽ dành dụm tiền từ việc bán các tác phẩm để có kinh phí xây dựng”, Réhahn chia sẻ. Anh tỏ ý vui mừng khi nhận được sự đồng ý tư vấn về các nội dung trưng bày từ ông Trần Tấn Vịnh, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa người Cơ Tu tại Quảng Nam. Ông Vịnh cho biết luôn tâm huyết với dòng chảy văn hóa Cơ Tu nên sẵn sàng hỗ trợ.

Bí thư Huyện ủy Tây Giang Bh’riu Liếc cho biết, tại địa phương đã có làng văn hóa truyền thống không khác gì một bảo tàng quy tụ những hiện vật của người Cơ Tu. Huyện đã trưng bày những thông tin, hiện vật liên quan đến người Cơ Tu trong tiến trình phát triển đất nước, đặc biệt là sau năm 1930. Cùng với làng truyền thống này, bảo tàng của Réhahn đầu tư sẽ quy tụ được những hiện vật từ A Lưới, Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên-Huế, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam và cả phía nước bạn Lào. Tây Giang đang phát triển du lịch sinh thái, văn hóa nên kỳ vọng bảo tàng sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC