Ma nuýh t'coóh ta ha cóh vel đông zư lêy liêm chr’nắp văn hoá Cơ Tu.
Thứ năm, 00:00, 11/05/2017
PV Đài TNVN ta moóh bơr pêê cha nắc đắh c’rơ bh’rợ âng ma nuýh ta coóh ta ha cóh vel đoọng zư lêy chr’nắp văn hoá Cơ Tu đhi chr’hoong da ding k’coong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

NAM ĐÔNG PHÁT HUY VAI TRÒ

GIÀ LÀNG TRONG BẢO TỒN VĂN HÓA CƠ TU

Thực hiện: Kim Thu- A Lăng Lợi

           

        Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, người Cơ Tu sinh sống tập trung ở huyện miền núi Nam Đông và A Lưới. Đồng bào Cơ Tu nơi đây có một nền văn hóa truyền thống vô cùng phong phú và đặc sắc. Những năm qua, huyện Nam Đông đã ban hành chiều chính sách, tổ chức sưu tầm tư liệu về văn hóa của đồng bào, phục dựng nguyên vẹn nhiều lễ hội của bà con. Điều đáng mừng là huyện đã  tranh thủ được lực lượng già làng, trưởng thôn, những nghệ nhân am hiểu về văn hóa để mở các lớp truyền dạy hát lý, nói lý, cồng chiêng, dân ca dân vũ…cho lớp trẻ. Trong chương trình hôm nay, mời bà con và các bạn nghe PV Đài TNVN trao đổi với một số vị khách mời về chủ đề “Nam Đông phát huy vai trò già làng trưởng thôn trong bảo tồn văn hóa Cơ Tu” để hiểu hơn về những nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân nơi đây trong việc bảo tồn văn hóa. 

       A lăng Lợi xin chào bà con và các bạn! Sau đây tôi xin giới thiệu những vị khách mời tham gia cuộc trò chuyện.

-Già làng: Bhnướch Bhứch, già làng thôn A Zai, xã Thượng Long

-Nghệ nhân Ta rương Mão, 54 tuổi, xã Thượng Long

-Anh: A rất Chân, thôn Dỗi, xã Thượng Lộ

-Ông Hồ Văn Nhũ, Phó Phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Đông

Xin cám ơn các vị khách mời đã nhận lời tham gia chương trình hôm nay.

            Thưa bà con và các bạn cùng các vị khách mời!

            Tại huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu nổi bật phải kể đến là các làn điệu dân ca, dân vũ, hát lý, nói lý và các loại nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng, sáo, khèn, Abel…Các lễ hội truyền thống của bà con thường được tổ chức định kỳ hàng năm, như Lễ đâm trâu, Lễ mừng lúa mới, mừng Gươl mới…linh thiêng và đầy tính nhân văn. Ngoài những phong tục tập quán, lễ hội và những nghi thức bản địa độc đáo, đồng bào Cơ Tu còn có nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc, nhiều nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa riêng có. Thưa ông Hồ Văn Nhũ, Phó Phòng VHTT huyện Nam Đông, xin ông cho biết huyện Nam Đông đang thực hiện những giải pháp như thế nào để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu?

          -Ông Hồ Văn Nhũ: Những năm qua, huyện Nam Đông đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị vật thể và phi vật thể của văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu. Huyện đã hỗ trợ kinh phí cho người dân xây dựng 40 nhà Gươl, nhà văn hóa truyền thống làm nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Đông tổ chức sưu tầm hiện vật trong quá trình lao động sản xuất, các nhạc cụ của dân tộc Cơ Tu trưng bày tại Nhà Văn hóa dân tộc huyện, đồng thời tổ chức nhiều lớp truyền dạy nghệ thuật hát lý, nói lý, đánh cồng chiêng cho lớp trẻ tham gia. Mới đây, huyện Nam Đông đã thông qua đề án Xây dựng làng văn hóa dân tộc Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ giai đoạn 2016 – 2020 với kinh phí trên 65 tỷ đồng. Đặc biệt là chúng tôi đã tổ chức được nhiều lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, nói lý hát lý, đánh cồng chiêng, khèn bè cho người dân và các bạn trẻ Cơ Tu.

A Lăng Lợi: -Các lớp truyền dạy này được tổ chức và thực hiện như thế nào thưa ông Hồ Văn Nhũ ?

- Ông Hồ Văn Nhũ:  Những năm gần đây,, chúng tôi đã tổ chức được nhiều lớp truyền dạy về dân ca dân vũ và đánh cồng chiêng tại các xã Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ, A Ngo…Mỗi lớp học thường có …học viên là bà con dân bản và các bạn trẻ Cơ Tu. Chúng tôi huy động các già làng, nghệ nhân am hiểu về văn hóa của đồng bào để truyền dạy cho họ. ..

A lăng Lợi: Xin cám ơn ông Hồ Văn Nhũ, Phó Phòng VHTT huyện Nam Đông. Thưa già làng Bhnướch Bhứch, thôn A Zai, xã Thượng Long, hiện tại già đang tham gia truyền dạy hát dân ca, dân vũ cho các bạn trẻ tại xã Thượng Long phải không ạ?

Già làng Bhnướch Bhứch: Xin chào bà con, hiện già đang dạy cho các bạn trẻ Cơ Tu về dân ca dân vũ. Đây là chủ trương đúng đắn của huyện để văn hóa của đồng bào không bị lãng quên. Vì thế, dù khó khăn, vất vả thế nào già cũng khắc phục bằng được…

A lăng Lợi: Việc truyền dạy dân ca dân vũ có gặp khó khăn gì không và các bạn trẻ tham gia học thế nào thưa già làng Bhnướch Bhứch?

Già làng Bhnướch Bhứch: Học dân ca dân vũ Cơ Tu đòi hỏi sự kiên trì,  nhẫn nại rất cao, vì mỗi bài hát, điệu múa được thể hiện trong một không gian, hoàn cảnh khác nhau. Điều đáng mừng là hầu hết các bạn đều hào hứng học hỏi, tìm hiểu về văn hóa của cha ông mình, họ học vài ba buổi là có thể múa hát được…

A Lăng Lợi:  Vâng xin cám ơn nghệ nhân Bhnướch Bhứch. Thưa nghệ nhân Tarương Mão, thôn Cơ Đông, xã Thượng Long, còn lớp dạy đánh cồng chiêng của nghệ nhân thì thế nào ạ, có đông bạn trẻ theo học không ạ?

Nghệ nhân Ta Rương Mão: Trong 10 năm  qua truyền dạy  cho lớp trẻ của tôi có hơn 500 .bạn trẻ và người dân theo học. Cồng chiêng của người Cơ Tu là vật linh thiêng, gắn bó với cả đời người, từ lúc lọt lòng, khi trưởng thành và đến lúc trở về với ông bà, tổ tiên. Tiếng cồng chiêng còn âm vang suốt vụ mùa, từ lúc bắt đầu lên nương, lên rẫy cho đến cuối năm gặt hái. Vào mùa lễ hội, cồng chiêng lại càng không thể thiếu. Vì vậy, già nghĩ rằng, các bạn trẻ Cơ Tu ngày nay ai ai cũng phải biết đánh cồng chiêng.

A lăng Lợi: Vậy đánh cồng chiêng cần phải có những kỹ thuật gì ạ?

Nghệ nhân Ta Rương Mão: Người đánh chiêng đòi hỏi phải có kỹ thuật thì tiếng chiêng mới vang xa không dứt. Ví dụ tiếng chiêng ngày Tết, lễ mừng Gươl mới, nhà mới phải nghe vui tươi, rộn rã; Lễ đâm trâu nghe sôi nổi, thúc giục; lúc tiễn biệt con người về với ông bà tổ tiên thì chậm rãi, man mác buồn…

-A lăng lợi: Cám ơn nghệ nhân Tarương Mão. Bây giờ A Lăng Lợi xin được trao đổi với anh A rất Chân, thôn Dỗi, xã Thượng Lộ.    Được biết, anh vừa được tham gia lớp học dân ca dân vũ do các già làng và nghệ nhân truyền dạy, bản thân anh cảm thấy như thế nào khi được học với các ông?

- A rất Chân: Tôi rất vui và thích thú khi được tham gia học dân ca, dân vũ, đánh cồng chiêng, thổi khèn từ các già làng. Các ông là những người giỏi lại có kinh nghiệm nên truyền dạy rất nhiệt tình, dễ hiểu. Chỉ vài tuần thôi là tôi có thể hát và múa được rồi.

- A lăng lợi: Qua các lớp học này, bản thân bạn hiểu thêm như thế nào về văn hóa của ông cha mình?

- A rất Chân: Đồng bào Cơ Tu có một nền văn hóa rất phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên, lớp trẻ ngày nay không mấy mặn mà tham gia, vì vậy nó rất dễ bị lãng quên. Bản thân tôi rất mong muốn được tham gia các lớp học như thế này, học để biết, để hiểu thêm về văn hóa của cha ông, có điều kiện tham gia biểu diễn tại các lễ hội của xã, của huyện, và còn giúp mình giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc.

A lăng Lợi: Xin cám ơn anh A rất Chân, thôn Dỗi, xã Thượng Long. Thưa ông Hồ Văn Nhũ, trưởng Phòng VHTT huyện Nam Đông.      

Huyện Nam Đông hiện có nhiều già làng, trưởng thôn và nghệ nhân đã được phong tặng danh hiệu. Đây là những người am hiểu về văn hóa và có nhiều kinh nghiệm trong chế tác nhạc cụ, biểu diễn dân ca dân vũ của đồng bào Cơ Tu. Ông có thể cho biết thêm những đóng góp của họ trong  việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu?

-Ông Hồ Văn Nhũ:  Các già làng có những đóng góp rất quan trọng trong bảo tồn văn hóa. Cũng lực lượng già làng, nghệ nhân mà văn hóa truyền thống của Cơ Tu nói riêng và các dân tộc khác trên địa bàn Nam Đông nói chung được khơi dậy và phát triển. Huyện đã tranh thủ huy động đội ngũ già làng, nghệ nhân tham gia các lớp truyền dạy lại cho các bạn trẻ như lớp học đánh trống chiêng, chơi nhạc cụ dân tộc, lớp học dân ca, dân vũ, lớp học điêu khắc và trong đó khôi phục được 1 Gươl, 3 moong và 4 nhà rông.

        A Lăng Lợi: Ngoài việc huy động đội ngũ già làng, nghệ nhân tham gia truyền dạy, thời gian tới, huyện Nam Đông tiếp tục có những chính sách, giải pháp như thế nào để bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ Tu?

          -Ông Hồ Văn Nhũ- Sắp tới huyện tiếp tục có những chính sách khuyến khích các già làng nghệ nhân trong công tác bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc. Đồng thời, huyện cũng tổ chức  nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ để tạo sự lan tỏa đến toàn dân.

         A Lăng Lợi: Thưa bà con và các bạn! Hy vọng nỗ lực của chính quyền và mỗi người dân, văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu ở huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục gìn giữ và bảo tồn, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Cuộc tọa đàm chủ đề “Nam Đông phát huy vai trò của già làng trong bảo tồn văn hóa Cơ Tu” của chúng tôi đến đây là kết thúc. Cám ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cám ơn bà con và các bạn đã quan tâm theo dõi./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC