4 rau lêy đâh bhrợ têng bêl achoo căp
Thứ ba, 15:54, 07/11/2023 Báo Thanh niên Báo Thanh niên
Crêê achoo cặp năc buôn cr’pân tước a chắc a rang coon ma nuyh hêê tu băng cặp buôn bhrợ nhiễm trùng căh cợ năc vaih apêê cr’ay ngân cơnh lơơng, năc cơnh cr’ay dại. Tu cơnh đêêc, bêl crêê achoo cặp, zập ngai lêy bhrợ pa đâh pazêng bh’rợ nâu đoọng tệêm ngăn crơ âng c’la đay.

 

 

Đhị Việt Nam, cr’ay dại dưr vaih lâng bấc đhị pazêng apêê tỉnh, thành phố. Tu u trơơi cr’ay dại năc a đhăh dzăm vêy toh coh crâng lâng bh’năn hêê băn, ha dợ ặt ma mông đăn lâng acoon manuyh hêê, bấc bhlầng năc cơnh achoo, xang năc mèo. Ting cơnh Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cr’ay dại trơơi đăh đác ha vi âng a đhăh dzăm crêê cr’ay, hooi ha vi ooy nguôi lâng ting băng cặp, ađoo liêh, đhị băng k’bhái n’căr năc moọt ooy achắc hêê, tơợ đêêc ting c’lâng thần kinh tước apêê hạch lâng thần kinh trung ương. Cr’chăl u trơơi tơợ a choo lâng mèo năc tơợ 3 - 7 t’ngay lalăm leh đhr’năng cr’ay lâng coh cr’chăl crêê cr’ay. Tu cơnh đêêc, bêl achoo, mèo cặp, zập ngai năc đâh tước bệnh viện đoọng bơơn pa choom pa dưah crêê cơnh.

Nâu kêi năc pazêng rau lêy bhrợ têng bêl achoo cặp:

Ặt ch’ngai lâng achoo

Xoọc tơợp năc đâh bhrợ têng tơợ lâh bêl achoo cặp năc ặt ch’ngai a choo đoọng oọ đoọng a đoo cặp cớ. Ahêê lêy xó tr’xin lâng oọ lâh k’pân. Ha dang đăn đhị ađay dzoọng lêy vêy rau choom bhrợ g’đêl p’lơơp năc pay bhrợ g’đêl, ọo đoọng a choo choom pa đăn.

Ha dang achoo lalâh u huông plăm cặp năc a hêê ọo xó pa tih ting c’lâng, ahêê xó vung văng tước bêl ch’ngai a choo. Oọ lêy ooy mắt a choo, ahêê p’lăh đăh họong lâng a choo. Ha dang achoo doọ ơy plăm cặp năc ahêê dzoọng p’ngâu đoọng ha choo lướt z’lâh.

         

Rao băng bhrêy

Rao băng bhrêy lâng đác ngăn lâng xà bông đoọng pa xiêr nhiễm trùng. Kem xứt n’căr đoọng cha groong khuẩn choom pay đươi đoọng xưt ooy băng bhrêy. X’rịa, chọ paliêm băng bhrêy lâng bhai sạch liêm.

Cha mêệt đhr’năng nhiễm trùng

Băng bhrêy achoo cặp bơơn cha mêệt lêy đhr’năng nhiễm trùng. Apêê c’leh nhiễm trùng năc bhrôông, eh, ca ay, hooi pa nung lâng n’căr pưih đhị băng cặp. Ha dang lêy leh đhr’năng n’hau cơnh ta moon năc ky năc pa đâh tước bệnh viện.

Lâh mơ, bơr pêê cơnh lơơng leh vaih năc cung đâh tước cha mêệt lêy zêng lâng k’hir, ting ca ay ngân lâh, căh ghit đhr’năng tiêm za nươu  cha groong âng a choo cặp, xơợng papun lâng c’cọot coh a chắc.

Xăl ta luôn bhai chọ đhị băng bhrêy

Kiêng đâh dưah băng bhrêy năc đơc băng bhrêy sạch lâng gooh. Tu cơnh đêêc, ma nuyh crêê a choo cặp năc xăl ta luôn bhai chọ đhị băng bhrêy lâng cha mêệt pa ghit băng bhrêy đoọng đâh bơơn lêy rau leh nhiễm trùng. Bh’rợ nâu năc lêy bhrợ ta luôn tước bêl băng bhrêy dưah zêng./.

            4 điều cần làm ngay để bảo vệ mình khi bị chó cắn                             

Bị chó cắn có thể nguy hiểm đến tính mạng vì vết cắn có khả năng gây nhiễm trùng hoặc dẫn đến các bệnh nghiêm trọng, như bệnh dại. Do đó, khi bị chó cắn mọi người cần thực hiện ngay những việc sau để đảm bảo an toàn và sức khỏe của bản thân.

Ở việt Nam, bệnh dại lưu hành và phát triển tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Nguồn truyền bệnh dại là động vật có vú hoang dã và động vật sống gần người, nhiều nhất là chó, sau đó là mèo. Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh dại lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương. Thời kỳ lây truyền ở chó và mèo thường từ 3 - 7 ngày trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ động vật bị bệnh. Do đó, khi bị chó cắn, mọi người cần đến ngay bệnh viện để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

Sau đây là những điều cần thực hiện khi bị chó cắn:

Giữ khoảng cách với con chó

Bước đầu tiên cần làm sau khi bị chó cắn là cần tránh xa con chó để tránh bị nó cắn thêm. Hãy di chuyển một cách chậm rãi và bình tĩnh. Nếu có thể, dùng một đồ vật nào đó để che chắn giữa mình và con chó.

Nếu con chó hung dữ rượt theo thì hãy chạy hình zích zắc cho đến khi thoát khỏi nó. Tránh nhìn vào mắt con chó và đừng quay lưng lại với nó. Nếu con chó chưa tấn công mà chỉ đang đi qua thì cách tốt nhất là đứng im cho đến khi nó đi qua.

Rửa vết thương

Rửa sạch vết thương bằng nước ấm và xà bông để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Kem dưỡng ẩm kháng khuẩn có thể được dùng để thoa lên vết thương. Cuối cùng, băng vết thương lại bằng gạc và băng vô trùng.

Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng

Vết thương chó cắn cần được theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhiễm trùng đặc trưng là đỏ, sưng, đau, rỉ mủ và da ấm xung quanh vết cắn. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào như vừa nêu thì cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Ngoài ra, một số dấu hiệu cũng cần đi kiểm tra gồm sốt, cơn đau ngày càng tăng, không biết lịch sử tiêm phòng của con chó, cảm giác tê hay ngứa ran ở một vị trí nào đó trên cơ thể.

Thay băng đều đặn

Vết thương muốn mau lành thì cần phải sạch sẽ và khô ráo. Do đó, người bị chó cắn cần thay băng trong ngày và quan sát vết thương để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng. Biện pháp này cần làm đều đặn cho đến khi vết thương lành hẳn./.

Báo Thanh niên

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC