VI KHUẨN LIÊN CẦU A’ỌC NĂC N’HAU? C’LEH DƯR VAIH LÂNG CƠNH CHA GROONG
Thứ tư, 08:21, 15/05/2024 Bác sĩ Nguyễn Thành Úc Bác sĩ Nguyễn Thành Úc
Liên cầu a’ọc đhị ma nuyh năc cr’ay boọ khuẩn cấp tính tu vi khuânt Streptococcus suis (S.suis) bhrợ vaih, trơơi tơợ a đhăh dzăm ooy coon ma nuyh, pa  bhlầng năc trơơi tơợ a’ọc boọ cr’ay. Cr’ay nâu ơy bhrợ bấc ngai chêệt bil tu sốc nhiễm khuẩn, ca ay đhur zập c’nặt loom luônh a chắc a rang… Cơnh đêêc vi khuẩn liên cầu coh a ham năc n’hâu?

 

 

1.Vi khuẩn liên cầu coh a’ọc năc n’hâu?

Liên cầu khuẩn coh a’ọc vêy đh’nơc nắc Streptococcus suis. Đơc nắc liên cầu tu vil đui cơnh cr’liêng a tuông, ra pặ cơnh c’nuuc a rác, ra pặ ting c’nặt ếp căh cợ dal lalay cơnh. Liên cầu khuẩn coh a’ọc căh vêy coh a chắc coon ma nuyh, năc đoo ặt coh a chắc a’ọc hêê băn, ha dợ cung vêy coh a đhăh dzăm coh crâng, a xêêh, mèo, a choo lâng a chịm. A’ọc năc đhị đơ bhlầng âng liên cầu khuẩn a’ọc tu cơnh đêêc apêê chuyên môn đơc năc vi khuẩn liên cầu a’ọc. Vi khuẩn nâu choom ặt đhị moh, mr’loọng, c’lâng luônh, coh a ham lâng cơ quan sinh dục âng a’ọc. A’ọc căn choom vaih vi khuẩn coh tử cung lâng c’lâng r’rưah. A’ọc buôn boọ khuẩn đhị zập ruh c’moo, ha dơ a’ọc k’tứi buôn boọ cr’ay lâh mơ a’ọc ga măc.

Bêl vi trùng liên cầu a’ọc gluh ooy nguôi, năc đoo ặt đanh coh êệ, đác, n’noh, chr’na bh’năn căh ơy ta zêệ chêện. Coon ma nuyh hêê crêê cr’ay tu bọo vi khuẩn liên cầu a’ọc đơơng pr’luh cr’ay, năc doọ vêy trơơi tơợ ma nuyh ca ay đoọng ha ma nuyh k’rơ.

Boọ khuẩn liên cầu a’ọc năc cr’ay trơơi boọ cr’pân, choom bhrợ vaih chêệt bil. Ting cơnh apêê pa chăp cha mêệt lêy, đợ chêệt bil tu boọ khuẩn liên cầu a’ọc dâng 14%. Đhơ cơnh đêêc, đợ nâu năc choom bấc lâh mơ đhị pazêng ma nuyh buôn boọ. Ting cơnh dap lêy âng Cục Y tế dự phòng, tơợ c’moo 2010 tước c’moo 2022, Việt Nam ơy bơơn năl 1.200 cha nắc crêê liên cầu a’ọc, coh đêêc vêy 84 cha nắc chêệt. P’niên lâng ma nuyh t’cooh t’ha buôn chêệt bil lâh mơ apêê gagrứa. Pazêng manuyh a chắc đhur cơnh ma nuyh boọ cr’ay tiểu đường, ca ay da dưl, cr’ay p’lêê họong căh cợ ma nuyh xoọc pa dưah hóa trị, xạ trị buôn chêệt bil lâh.

Cr’ay choom trơơi ooy ma nuyh đăh 3 c’lâng: pa đăn lâng a’ọc crêê cr’ay căh cợ zập ch’na đh’năh tơợ a’ọc boọ cr’ay cơnh lêệ, sữa, a ham, êệ đhọ; pa đăn lâng môi trường crêê nha nhự tu êệ đhọ a’ọc cr’ay, bọo coh a ham bêl vaih băng bhrêy coh a chắc ma nuyh hêê, uh zêệ lêệ a’ọc cr’ay.

2. C’leh âng boọ liên cầu a’ọc cơnh ooy?

Tơợ ơy moọt ooy a chắc, vi khuẩn nắc boọ đhị tế bào lâng t’bấc. Vi khuẩn choom leh bấc độc tố zêng coh nguôi lâng c’loọng tế bào, bhrợ ha ma nuyh ca ay leh đhr’năng k’hiir, g’dzộp khau a chắc, pr’zuôh, k’tặ l’lai, ca ay a’cọ, ploh aham dưp n’căr. Ploh a ham coh n’căr bêl boọ Streptococcus suis buôn leh ting c’bhuh l’bhlộp bhrôông căh cợ bhrậu, bấc cơnh pr’đhang hình sao căh cợ u vil, zập l’bhlộp nâu leh bấc đhị đha đhưa, họong, luônh lâng mặt. Dưr vaih năc tu ma nuyh ca ay crêê coọc a ham lâng vi khuẩn trực tiếp moọt ooy c’lâng a ham.

Đăh lơơng, vi khuẩn nắc moọt ooy loom luônh, a chắc a zân, bhrợ vaih ca ay xooh, ca ay a’bục, mr’nịt, ca ay lêệ la, ngân bhlầng nắc nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, c’lâng p’hơơm đhur, buôn vaih đhr’năng chêệt bil ha dang căh đâh cấp cứu.

Ha dang hếch lêy boọ khuẩn liên cầu a’ọc, đhanuôr năc đâh đơơng ma nuyh ca ay tước zr’lụ y tế đăn bhlầng đoọng bơơn cấp cứu đâh loon. Coh cr’chăl ra văng lướt bệnh viện, đhanuôr hêê động ma nuyh ca ay âm t’bấc đác.

3. Cơnh cha groong boọ liên cầu a’ọc

Đoọng cha groong boọ liên cầu a’ọc nắc đhanuôr hêê pa ghit: oọ pa đăn lâng a’ọc boọ pr’luh căh cơh đăh cha rau ch’na zêệ bhrợ tơợ a’ọc boọ cr’ay. Oọ đăh cha lêêh a’ọc căh ơy ta zêệ chêện cơnh, pa bhlầng nắc oọ đươi aham a’ọc hất. Rao pa sạch têy lâng xà phòng xang pa đăn lâng a’ọc căh cợ zập pr’đươi tơợ lêệ a’ọc. Tiêm cha groong cr’ay zập ha ọc. Pa sạch c’rọol bh’năn lâng pa liêm rau nha nhự crêê cơnh. Tập lơi pa liêm a’ọc crêê pr’luh cơnh quy định./.

          Vi khuẩn liên cầu lợn là gì? Triệu chứng  và cách phòng tránh

Liên cầu lợn ở người là bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây ra, lan truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Do vệ sinh an toàn thực phẩm kém, căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng nhiều người do sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng…Vậy vi khuẩn liên cầu lợn là gì?

1. Vi khuẩn liên cầu lợn là gì?

 Liên cầu khuẩn lợn có tên là Streptococcus suis. Gọi là liên cầu vì nó có hình cầu ô van hoặc hình hạt đậu, nó tự sắp xếp thành chuỗi liên tục như chuỗi ngọc trai, xếp từng đoạn ngắn hoặc dài khác nhau. Liên cầu khuẩn lợn bình thường không có trong cơ thể người, mà chủ yếu sống trong lợn nuôi, nhưng cũng có thể tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim. Lợn là ổ chứa chính của liên cầu khuẩn lợn nên nhà chuyên môn đặt tên là vi khuẩn liên cầu lợn. Vi khuẩn này có thể cư trú ở mũi họng, đường ruột, trong máu và cơ quan sinh dục của lợn. Lợn nái có thể mang vi khuẩn trong tử cung và âm đạo. Lợn có thể bị nhiễm vi khuẩn ở bất kỳ tuổi nào, nhưng lợn con có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn lợn trưởng thành.

Khi vi trùng liên cầu lợn phóng thích ra ngoài, nó tồn tại lâu trong phân, nước, rác, thức ăn không được nấu chín. Con người mắc bệnh do tiếp xúc với vi khuẩn liên cầu lợn từ lợn mang mầm bệnh, chứ không có lây từ người bệnh sang người lành.

Nhiễm khuẩn liên cầu lợn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây tử vong. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng liên cầu lợn trung bình khoảng 14%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể cao hơn ở những người có nguy cơ cao. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, từ năm 2010 đến năm 2022, Việt Nam đã ghi nhận 1.200 ca mắc liên cầu lợn, trong đó có 84 ca tử vong. Trẻ em và người già có nguy cơ tử vong cao hơn người trưởng thành. Những người có hệ miễn dịch suy yếu như người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thận, hoặc người đang điều trị hóa trị, xạ trị có nguy cơ tử vong cao hơn.

Bệnh có thể lây truyền sang người qua ba con đường: tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hoặc sản phẩm từ lợn bệnh như thịt, sữa, máu, nước tiểu, phân; tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi phân, nước tiểu, máu của lợn bệnh; tiếp xúc với vết thương hở khi giết mổ, chế biến lợn bệnh.

2.Triệu chứng của nhiễm liên cầu lợn như thế nào?

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ bám vào bề mặt tế bào và bắt đầu nhân lên. Vi khuẩn có khả năng tiết ra nhiều độc tố nội bào và ngoại bào, làm cho người bệnh có triệu chứng sốt, ớn lạnh, tiêu chảy, nôn ói, đau đầu, xuất huyết hoại tử dưới da. Xuất huyết dưới da trong nhiễm streptococcus suis thường xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ hoặc tím, có thể có hình sao hoặc hình tròn, các đốm này thường xuất hiện ở ngực, lưng, bụng và mặt. Nguyên nhân là do người bệnh bị rối loạn đông máu và vi khuẩn trực tiếp tấn công vào mạch máu.

Mặc khác, vi khuẩn sẽ tấn công vào các cơ quan nội tạng, gây biến chứng viêm phổi, viêm màng não, viêm khớp, viêm cơ, nặng nhất là nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, rất dễ tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Nếu nghi ngờ bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn, bà con mình cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời không được trì hoãn. Trong thời gian chuẩn bị đi bệnh viện, bà con cho người bệnh uống thật nhiều nước.

3.Cách phòng tránh nhiễm liên cầu lợn:

Để phòng tránh nhiễm liên cầu lợn, bà con cần: tránh tiếp xúc với lợn bệnh hoặc ăn sản phẩm từ lợn bệnh. Không được ăn thịt lợn chưa nấu chín như thịt tái, nhất là không nên ăn tiết canh lợn. Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với lợn hoặc các sản phẩm từ lợn. Tiêm phòng đầy đủ cho lợn. Vệ sinh chuồng trại và xử lý chất thải đúng cách. Tiêu hủy lợn bệnh theo đúng quy định./.

 

Bác sĩ Nguyễn Thành Úc

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC