6 c’nặt bh’rợ đoọng trôông dấc ma nuyh bọol p’răng, bọol sóng
Thứ ba, 17:15, 06/06/2023 Báo Quảng Nam Báo Quảng Nam
Pazêng t’ngay đâu, nhiệt độ dưr pưih pâm bhroọt coh cr’chăl đanh buôn bhrợ vaih đhr’năng bọol p’răng, bọol sóng. Căh muy bhrợ a chắc nhưh nhêên, vil moh mắt, k’ăy a cọ…, bọol p’răng, bọol sóng năc dzợ bhrợ vaih tước đhr’năng đột quỵ, ha dang căh đâh bhrợ têng năc buôn vaih tước đhr’năng thần kinh căh dzợ văl chô cơnh c’xu, căh cợ năc ca ay tước zập

 

Apêê bh’rợ cha groong bọol p’răng, bọol sóng

Bác sĩ Đặng Hoàng Điệp, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, moon pa rơơt zập đhanuôr năc xập xa nập bha lọp  lưch a chắc, xa nập ọo xiên, pơng pr’nơng lâng đươi rau choom cha groong p’răng bêl gluh ooy nguôi bêl pleng p’răng pưih.

Zập ngai năc lêy âm đác pa zập bêl pleng p’răng pưih căh cợ bêl pa  bhrợ ta têng coh pleng p’răng, ta luôn pa xoọng đác ooy a chắc đhơ căh ơy r’hal đác.

Bác sĩ Đặng Hoàng Điệp moon, choom âm đác luuc lâng m’bứi bhooh căh cợ âm dung dịch oresol đoọng t’bhlầng điện giải, đác p’lêê p’coo, oọ âm đác ngam vêy ga, pr’âm năng lượng.

Jưah lâng đêêc, zập ngai năc cung lêy cha rau chr’na mát, bhơi a pul vêy bấc kali cơnh rơ veh đay, mồng tơi, g’bá, dzar…, xập xa nập oọ xiên, mát, chrệêp cr’hấu.

Pazêng ngai pa bhrợ coh pleng p’răng pưih căh cợ đhị pa bhrợ la lâh bhrơợng, nhưh năc lêy ra văng pr’đươi cha groong p’răng, cha groong pưih paih bêl pa bhrợ cơnh xập xa nập dal, pr’đươi cha groong tệêm ngăn pa bhrợ ta têng, pr’nơng, x’mil clọp mắt… K’bhuh  nâu năc lêy đhêy ặt đhị mát tơợ 10-15 phút tơợ ơy xang mơ 45 phút căh cợ muy giờ pa bhrợ ta luôn coh p’răng.

Lâh mơ, đhị pa bhrợ, pa bhlầng năc đhị apêê công xưởng, boọng, lò… năc lêy vêy đhí đoọng cha groong bêl bọol p’răng, bọol sóng.

Bêl chô đăh p’răng, a chăc gluh bâc cr’hấu, a chắc pưih, zập ngai lêy ặt đhêy, oó đâh họom rao. Bhiệc  nâu năc bhrợ tr’xăl a chắc hêê pâm  bhroọt, choom bhrợ đột quỵ.

Coh đhr’năng p’răng pưih, bác sĩ Điệp moon pa rơơt năc oọ đơc p’niên căh cợ đhơ đhơ ngai tớt coh xe pa đhêy, t’pặt máy đhơ coh cr’chăl ếp. Xọoc đêêc, nhiệt độ  coh xe hơi choom dzoóc tước 110C coh cr’chăl 10 phút.

Lêy bhrợ bêl bọol p’răng, bọol sóng

Bác sĩ Đặng Hoàng Điệp xay moon ghit, “cr’chăl chr’năp  bhlầng” đoọng trôông dấc muy cha năc bọol p’răng, bọol sóng đhị đhr’năng ngân năc dâng cr’chăl muy giờ t’tun đêêc. Bêl lưm ma nuyh crêê bọol p’răng, bọol sóng, zập cha năc lêy bhrợ apêê bh’rợ nâu:

- Đơơng ma nuyh bool n’nặc tước đhị l’thai, (đhị gâm mát, moọt ooy xe mát căh cợ đong mát,…) đh’rưah t’đang cấp cứu zooi.

- Pa thuông mr’loọng lâng chr’đhị đhị đha đhưa ha dang ma nuyh n’nặc ra ngặt căh năl ma nuyh dzợ.

 - Đâh lêy bhrợ apêê bhrợ ch’ngaach a chắc đoọng oọ lâh pưih a chắc cơnh: Đăng lêy a chắc; luôh lơi xa nập xang năc pay đác ngăn dzut a chắc, xang năc pay chr’đhí đhí. Bêl đêêc, đơc ma nuyh ca ay bêch cha chêêl.

- Pay khăn chrộ đoọng dzút a chắc, căh cợ t’nôm đá dzut ooy k’đoo, mr’nịt pa lơu, tuôr.

- Đọong âm bấc đác căh cợ dung dịch điện giải ha dang ma nuyh ca ay dzợ năl, âm đác cung choom.

- Đơơng tước bệnh viện lâng xe điều hòa căh cợ loọng lưch p’loọng xe, đhr’năng đơơng tước bệnh viện lêy bhrợ ch’ngaach a chắc ma nuyh ca ay./.

6 bước cứu người say nắng, say nóng

Những ngày này, nhiệt độ tăng cao đột ngột kéo dài rất dễ gây ra các hiện tượng say nắng, say nóng. Không chỉ khiến nhiều người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu..., say nắng, say nóng có khả năng dẫn đến đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.

Các biện pháp phòng tránh say nắng, say nóng

Bác sĩ Đặng Hoàng Điệp, khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khuyến cáo mọi người cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng khi phải ra ngoài khi trời nắng nóng.

Mọi người nên uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, thường xuyên bổ sung nước dù chưa cảm thấy khát.

Bác sĩ Đặng Hoàng Điệp gợi ý, có thể uống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol để tăng điện giải, nước trái cây; tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.

Bên cạnh đó, mọi người cũng nên ăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua..., mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thoát mồ hôi.

Những người phải làm việc dưới trời nắng hoặc môi trường làm việc quá sức phải luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm...Nhóm người này nên nghỉ ngơi định kỳ ở nơi thoáng mát 10-15 phút sau khoảng 45 phút hay một giờ làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi.

Ngoài ra, môi trường làm việc, đặc biệt các công xưởng, hầm, lò... cần thoáng gió để phòng chống bị say nắng, say nóng.

Khi vừa đi nắng về, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, mọi người nên nghỉ ngơi, không nên tắm ngay. Việc này sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, có thể dẫn đến đột quỵ.

Trong thời tiết nắng nóng gay gắt, bác sĩ Điệp khuyến cáo tuyệt đối không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đỗ, tắt máy dù chỉ trong thời gian ngắn. Ở thời điểm hiện tại, nhiệt độ trong xe hơi có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút.

Xử trí say nắng, say nóng

Bác sĩ Đặng Hoàng Điệp nhấn mạnh, “thời điểm vàng” để cấp cứu một người bị say nắng, say nóng mức độ nặng là khoảng thời gian một giờ sau đó. Khi gặp người bị say nắng, say nóng, mọi người phải thực hiện ngay các bước sau:

- Đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí (chỗ bóng râm, lên xe mát hay nhà mát, …) đồng thời gọi cấp cứu hỗ trợ.

- Khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực nếu người bệnh hôn mê, không bắt được mạch.

- Áp dụng ngay lập tức các biện pháp làm mát để hạ nhiệt độ của cơ thể gồm: Đo nhiệt độ cơ thể; cởi bỏ quần áo rồi áp nước ấm lên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi. Lúc này, bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da có thể hứng được nhiều gió càng tốt.

- Đắp khăn lạnh, hoặc áp gói nước đá vào nách, bẹn, cổ.

- Cho uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải nếu bệnh nhân tỉnh táo, có thể uống được.

- Chuyển bệnh nhân bằng xe điều hòa hoặc phải mở cửa sổ, quá trình vận chuyển tiếp tục làm mát nhiệt độ bệnh nhân./.

 

Báo Quảng Nam

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC