Bh’rợ pa xiêr k’ooh, eh phế quản đhị đong
Thứ tư, 09:32, 08/02/2023 V.THU (THEO ZINGNEWS.VN) V.THU (THEO ZINGNEWS.VN)
Eh phế quản dưr vaih bêl apêê c’lâng k’đơơng không khí tươc phổi, bơơn moon năc n’toọng phế quản, crêê u eh, bhrợ k’ooh đanh đươnh lâng vêy đh’mâl. Vêy bơr cơnh eh phế quản năc cấp tính lâng mạn tính.

 

 

Eh phế quản cấp tính buôn lum lâh lâng apêê c’leh đanh t’tuần, n’đhang doó buôn râu âng ngân xang lâh n’năc. Coh bêl đêêc, eh phế quản mạn tính ngân lâh, buôn ăt vêy căh choom u dưah.

Apêê c’leh âng eh phế quản

Apêê c’leh âng eh phế quản buôn k’noọ chr’cơnh lâng ca ay đh’mâl. Buôn nì, n’đhơ eh phế quản cấp tính lâng mạn tính zêng vêy đợ c’leh crêê tươc c’lâng pr’hơơm pa zêng:

- Đêệng đha đhưa.

- K’ooh buôn vêy đh’mâl

- K’đhap p’hơơm

- P’hơơm k’jò k’jêề căh câ đơơr cơnh c’col bêl p’hơơm.

Apêê c’leh âng eh phế quản cấp tỉnh công buôn vêy pa zêng: ca ay a chăc a zân lâng pa grun cha kêêt; ga lêêh k’bao, k’hir, hooi đh’mâl, đêêng moh lâng ca ay mr’loọng.

N’đhơ năc bêl apêê c’leh n’lơơng âng eh phế quản cấp tỉnh âi lưch, k’ooh công dzợ đanh t’tuần n’đhơ apêê n’toọng phế quản âi dưah lâng doó dzợ eh. Cơnh lâng eh phế quản mạn tính, g’luh k’ooh dưr đanh năc hăt bhlâng 3 c’xêê lâng dưr vaih cớ hăt bhlâng ta luôn 2 c’moo lâh n’năc.

Cơnh bhrợ pa xiêr eh phế quản

Bêl k’ooh căh choo păt tu eh phế quản, pr’zơc choom chơơc lêy zâp cơnh dzợ choom đoọng bhrợ ha g’luh k’ooh choom păt. Lâh z’nươu pa xiêr k’ooh (choom vêy pr’đươi cơnh lơơng cơnh kiêng bêch, vir moh măt căh câ gooh boop), muy bơr c’lâng bh’rợ n’lơơng vêy zooi pr’zơc xơợng z’zăng ta clơ lâh.

G’đach apêê râu choom bhrợ ha xooh eh

G’đach ch’ngai apêê gr’dooc, huôl hóa chất, brung brăng năc đoo cơnh liêm bhlâng đoọng cha groong lâng pa dưah cr’ay eh phế quản.

Ha dang pr’zơc ộm hot lâng lum zr’năh k’đhap coh bh’rợ lơi hot, năc choom pa prá lâng bác sĩ xơợng râu pa choom đoọng bh’rợ zư pa dưah liêm glăp. Ha dang pr’zơc căh mă g’đach, cơnh năc ăt bhrợ bhiêc đh’rưah lâng apêê n’năc, năc choom pâr pa nâr boop lâng ta hơ p’loọng bêl choom.

Đhêy ăt zâp

Bhih pa lâng k’ooh tu eh phế quản năc buôn bhrợ ha pr’zơc ga lêêh k’bao. Ta mêệng xơợng a chăc lâng đhêy ăt bh’nhăn bâc bh’nhăn choom, pa bhlâng năc coh bơr t’ngay tơơp ca ay. Ha dang g’luh ca ooh bêl ha dum bhrợ pr’zơc căh choom bêch, năc đươi p’xoọng muy bêệ tr’ơơih đoọng ta ơơih dal a cọ lâng bhrợ ha đh’mâl doó choom boọ k’đoong coh gooc.

P’xoọng bâc râu đa đac

Bêl pr’zơc crêê eh phế quản, râu chr’năp năc bhrợ đh’mâl đa đac coh đha đhưa, đoọng pr’zơc choom gr’hac lơi lâng buôn pa hơơm lâh. Cơnh bhrợ liêm bhlâng đoọng bhrợ đa đac dh’mâl năc đoo ộm t’bâc đac ch’ngaach, đac đị p’lêê p’coo, trà thảo dược. T’bhlâng ộm tơợ 8 tươc 12 ly zâp t’ngay. T’bhlâng g’đach ch’ngai a lăc lâng cà phê.

C’juuc huôl đac

Nâu đoo năc muy cơnh bhrợ la lay đoọng bhrợ đa đac lâng pa gluh lơi đh’mâl coh a chăc đơơh lâh. L’lăm, pr’zơc toong đac puih ooy c’bat. Xang n’năc plum muy bêệ khăn ooy acọ lâng ch’ngoop ooy c’bat đac puih đoọng đha hâc. C’juuc huôl đac đanh bhlâng 10 phut.

Lâh n’năc, pr’zơc công choom hoọm đac puih căh câ tơt coh đong hoọm vêy bâc đac huôl.

Đươi dua máy bhrợ t’vaih râu dzêp dzong

Máy bhrợ t’vaih râu dzêp dzong huôl chriêt căh câ puih coh đong bêch vêy bhrợ t’vaih râu dzêp dzong coh gr’vơh vơi bêl pr’zơc bêch, râu đâu choom bhrợ pa liêm đh’mâl. P’ghit năc pr’zơc choom bhrợ pa liêm máy bhrợ t’vaih dzêp dzong bâc chu coh t’ngay đoọng doó vêy vi khuẩn lâng cr’cool k’ang.

Gr’loc boop lâng bhooh

Râu đâu năc choom bhrợ t’bil đh’mâl coh mr’loọng. Pr’zơc choom bhrợ cơnh đâu bâc chu coh t’ngay đoọng mr’loọng u n’hil lâh.

Bhrợ pa xiêr g’luh k’ooh

Đac c’root âi bơơn đươi dua bhrợ z’nươu toợ lang a hay. C’boọm muy zr’hic đac c’root căh câ luc ooy trà thảo dược puih năc công choom bhrợ pa xiêr k’ooh cr’đơơng lâng eh phế quản lâng công bhrợ mr’loọng doó lâh ca ay. N’đhơ cơnh đêêc, oó đoọng p’niên căh tơc 1 c’moo ộm đac c’root tu buôn đhr’năng boọl coh p’niên pr’ang./.

Biện pháp giảm ho, trị viêm phế quản tại nhà

Viêm phế quản xảy ra khi các ống dẫn không khí đến phổi, được gọi là ống phế quản, bị viêm và sưng lên, gây ho dai dẳng và có đờm. Có hai loại viêm phế quản là cấp tính và mạn tính. Viêm phế quản cấp tính phổ biến hơn với các triệu chứng kéo dài vài tuần, nhưng thường không gây ra vấn đề gì sau thời gian đó. Trong khi đó, viêm phế quản mạn tính nghiêm trọng hơn, có thể tái phát và không khỏi hẳn.

Các triệu chứng viêm phế quản

Các triệu chứng của viêm phế quản có thể tương tự cảm lạnh hoặc cúm. Thông thường, cả viêm phế quản cấp tính và mạn tính đều có những dấu liên quan đến hô hấp, bao gồm:

- Tắc nghẽn ngực.

- Ho có thể khạc đờm trong, trắng, vàng hoặc xanh lá cây.

- Khó thở.

- Thở khò khè hoặc có tiếng huýt sáo khi bạn thở.

Các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính cũng có thể bao gồm: Đau nhức cơ thể và ớn lạnh; mệt mỏi; sốt nhẹ; sổ mũi, nghẹt mũi và viêm họng.

Ngay cả sau khi các triệu chứng khác của viêm phế quản cấp tính đã hết, cơn ho vẫn có thể kéo dài vài tuần dù các ống phế quản lành lại và hết sưng tấy. Với viêm phế quản mạn tính, cơn ho kéo dài ít nhất 3 tháng và tái phát ít nhất 2 năm liên tiếp.

Cách giảm viêm phế quản

Khi ho không ngừng do viêm phế quản, bạn có thể tìm mọi cách có thể để làm cho cơn ho ngừng lại. Ngoài thuốc giảm ho (có thể có tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt hoặc khô miệng), một số biện pháp khác sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Tránh những thứ gây hại phổi

Tránh xa các chất như khói, hơi hóa chất, khói bụi và ô nhiễm không khí là cách tốt nhất để ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản.

Nếu bạn hút thuốc và gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn không thể tránh xa các chất khác - chẳng hạn phải làm việc xung quanh chúng - hãy đeo khẩu trang và mở cửa sổ khi có thể.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Nhiễm trùng và ho do viêm phế quản có thể khiến bạn rất mệt mỏi. Lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, đặc biệt là trong vài ngày đầu sau khi mắc bệnh. Nếu cơn ho ban đêm khiến bạn tỉnh giấc, hãy dùng thêm một chiếc gối để kê cao đầu và giữ cho chất nhầy không đọng lại ở cổ họng.

Bổ sung chất lỏng

Khi bạn bị viêm phế quản, điều quan trọng là làm lỏng chất nhầy trong ngực để bạn có thể ho ra ngoài và thở dễ dàng hơn. Cách tốt nhất để làm loãng chất nhầy là uống nhiều nước như nước lọc, nước ép trái cây pha loãng, trà thảo dược và súp trong. Đặt mục tiêu uống từ 8 đến 12 ly mỗi ngày. Cố gắng tránh xa rượu và cà phê.

Hít hơi nước

Đây là một cách khác để làm loãng và tống chất nhầy ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Trước tiên, bạn đổ nước nóng vào bát lớn chịu nhiệt. Hãy cẩn thận để không bị bỏng và không sử dụng nước quá nóng, đặc biệt là khi ở gần trẻ em. Sau đó, trùm một chiếc khăn lên đầu và cúi đầu xuống bát nước nóng, dùng khăn tạo thành một chiếc lều để giữ hơi nước. Hít thở hơi nước trong tối đa 10 phút.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tắm nước nóng hoặc ngồi trong phòng tắm ướt nhiều hơi nước.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm phun sương lạnh hoặc ấm trong phòng ngủ sẽ tạo độ ẩm trong không khí khi bạn ngủ, điều này sẽ giúp làm sạch chất nhầy. Lưu ý là bạn nên vệ sinh máy tạo độ ẩm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc.

Súc miệng bằng nước muối

Điều này có thể loại bỏ một số chất nhầy bao phủ và kích thích cổ họng. Bạn có thể thực hiện cách này nhiều lần trong ngày để cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn.

Làm dịu cơn ho

Mật ong đã được sử dụng làm thuốc từ thời cổ đại. Ngậm một thìa mật ong hoặc khuấy vào trà thảo dược ấm có thể giúp giảm ho khó chịu thường đi kèm với viêm phế quản và cũng làm dịu cơn đau họng. Tuy nhiên, đừng cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong vì nó có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh./.

V.THU (THEO ZINGNEWS.VN)

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC