Cha groong ca ay c’lâng pr’hơơm ha p’niên k’tứi cr’chăl tr’xăl hân noo
Thứ sáu, 09:25, 21/10/2022 suckhoedoisong.vn suckhoedoisong.vn
Cr’chăl tr’xăl hân noo năc pr’đơợ liêm đoọng ha pêê vi khuẩn bhrợ cr’ay c’lâng pr’hơơm dưr k’rơ. Pa bhlâng năc, p’niên k’tứi năc đoo apêê buôn crêê apêê cr’ay ooy c’lâng pr’hơơm. C’năt t’ruih “Ma nưih pa dưah đh’reh cr’ay âng bhươl cr’noon” tuần n’nâu, xay truih lâng đha nuôr lâng pr’zơc apêê cr’ay c’lâng pr’hơơm bâc coh p’niên k’tứi bêl cr’chăl tr

       Viêm phế quản: Nâu đoo năc cr’ay âng viêm nhiễm đhị phế quản bhrợ t’vaih. Pa zêng apêê ngai viêm phế quản tu crêê boọ virus, muy bor ngai năc ô nhiễm không khí. Cr’ay n’nâu dưr vaih coh bâc p’niên k’tứi, pa bhlâng năc bêl plêêng k’tiêc dưr cha kêêt căh câ tr’xăl hân noo. Apêê c’leh pa zêng: K’ooh vêy đh’mâl, p’hơơm k’jêê, ha lêêng đha đhưa cr’đơơng âng k’hir. P’niên crêê viêm phế quản buôn k’ooh đanh k’dâng 3 tuần.

      Ca ay đh’mâl:Buôn năc ca ay đh’mâl tu p’răng boo. Đhr’năng n’nâu vêy cr’đơơng dưr đơơh lâh mơ ca ay đh’mâl tu cha kêêt lâng vêy apêê c’leh ngân lâh cơnh k’hir ngân, k’ooh, ca ay mr’loọng, ca ay acọ, ca ay achăc azân. Ha dang p’niên k’tứi k’hir ngân, cr’đơơng lâng hooi đh’mâl căh câ vêy c’leh n’hâu đăn cơnh cr’ay ca ooh p’răng boo, năc đơơh tươc lum bác sĩ đoọng loon đơơh ch’mêêt lêy zư pa dưah.

      Eh xooh:Căh vêy cưnh apêê cr’ay c’lâng pr’hơơm n’lơơng, eh xooh năc tu boọ vi khuẩn, căh vêy năc tu virus bhrợ t’vaih. Cr’ay buôn vêy c’leh tơơp dưr vaih cơnh cha kêêt, k’ooh, ha dang đanh vêy cr’đơơng k’hir, k’ooh hưl lâh lâng k’đhap p’hơơm. Liêm bhlâng năc ca conh ca căn choom đơơng âng p’niên k’tứi tươc Trung tâm Y tế đoọng loon đơơh k’dâng lêy lâng zư pa dưah ha p’niên.

       Ca ay mr’loọng: Năc cr’ay tu niêm mạc mr’loọng lâng gooc crêê u bhih. Bhih mr’loọng coh p’niên buôn năc câp căh că mãn tính. Pa zêng apêê ngai p’niên k’tứi bhih mr’loọng buôn đanh, căh câ dưr vaih cơnh lâng u da doong lâh. 60-80% apêê bhih mr’loọng tu vi rút, mơ dzợ năc tu vi khuẩn, căh câ apêê râu nha nhự n’lơơng.

       Cơnh cha groong bhih c’lâng pr’hơơm ha p’niên k’tứi liêm choom

       Đoọng cha groong ca ay c’lâng pr’hơơm bêl tr’xăl hân noo ha p’niên k’tứi năc choom k’rang tươc bh’rpự cha, ộm, xâp, bêl cha ơh âng n’đhơ bêl bêch. Căh choom đoọng pniên cha ộm apêê ch’na âi chriêt, pa bhlâng năc đac chriêt. Choom đoọng p’niên cha zâp chất, lâh n’năc năc choom p’niên cha p’xoọng p’lêê p’coo đoọng vêy zâp vi chất chr’năp bhrợ t’vaih kháng thế zêl apêê râu bhrợ nhiễm trùng.

       Bêl plêêng cha kêêt năc choom pa xâp ngăn ha p’niên n’đhơ năc coh bêl ăt đhị đong. Luh lươt ooy c’lâng (lươt cha ơh, lươt học), năc choom pa xâp pa ngăn, pr’nơng, khăn cuuc, pa noor boop, gr’loop têy, gr’loop dzung.

       Coh ăt bhrợ zâp t’ngay, bêl p’niên bhrợ dzêp xa nâp, năc đơơh pa xrâu xa nâp  la lay ha p’niên, căh choom đoọng pniên cha ơh đac. Bêl hoọm ha p’niên năc choom pa hoọm đac a êêm, hoọm đhị đong cach. Xang hoọm năc dzut pa gooh a chăc đơơh lâng pa xâp xa nâp ha p’niên. Căh đơc dhí moot ooy đong học, đong bêch lâng đong cha ơh p’niên.

       Bêl p’niên lươt bêch buôn ch’jạ lơi đhr’nuum, ahêê choom pa đhuum cớ ha p’niên, ha dang căh, p’niên buôn ca ay c’lâng pr’hơơm tu cha kêêt.

       Zâp t’ngay choom pa choom đoọng p’niên pa liêm boop c’niêng, pa bhlâng năc apêê p’niên z’zăng pâ, tu gr’loc boop lâng đac bhooh ta bha năc doó buôn vêy vi khuẩn. Apêê đac bhooh n’nâu vêy pa câl đhị apêê đong pa câl z’nươu.

       Choom đơơng âng p’niên lươt tiêm chủng apêê văc xin cha groong pr’luh zâp prang, crêê t’ngay c’xêê đoọng t’bhlâng pa dưr c’rơ ha p’niên. Zâp chu tiêm cha groong vêy cr’đơơng cha groong cr’ay ha p’niên coh muy cr’chăl mơ đêêc atôh.

       Đơơh lươt kham lêy bêl p’niên vêy c’leh ca ay: Căh choom lươt câl z’nươu pa dưah, pa bhlâng năc apêê z’nươu kháng sinh bêl căh âi vêy râu k’đươi âng bác sĩ./.

 

Phòng viêm đường hô hấp cho trẻ lúc giao mùa

(Theo suckhoedoisong.vn)

       Thời điểm giao mùa là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng thường mắc phải các bệnh về viêm đường hô hấp cấp. Chuyên mục “Thầy thuốc buôn làng” tuần này, thông tin với bà con và các bạn các bệnh đường hô hấp phổ biến ở trẻ khi giao mùa và cách phòng ngừa.

       Viêm phế quản: Đây là bệnh do viêm nhiễm tại phế quản gây ra. Hầu hết các trường hợp viêm phế quản do nhiễm virus, một số ít trường hợp ô nhiễm không khí. Bệnh lý này phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ, đặc biệt khi trời trở lạnh hoặc giao mùa. Các triệu chứng bao gồm: ho có đờm, thở khò khè, khó chịu ở ngực kèm sốt. Trẻ bị viêm phế quản thường ho kéo dài trên dưới 3 tuần.

       Cúm: Thường là cúm mùa. Tình trạng này có xu hướng tiến triển nhanh hơn cảm lạnh và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau cơ. Nếu trẻ bị sốt rất cao, kèm theo chảy dịch lỏng ở mũi hoặc nếu có bất kỳ triệu chứng nào gần giống với bệnh cúm mùa, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để kịp thời kiểm tra và điều trị.

       Viêm phổi: Không giống như các bệnh viêm đường hô hấp khác, viêm phổi là do nhiễm vi khuẩn, không phải do vi-rút gây ra. Bệnh thường có triệu chứng khởi phát giống như cảm lạnh hoặc cúm, nếu kéo dài sẽ kèm theo sốt cao, ho nặng hơn và khó thở. Tốt nhất ba mẹ nên đưa trẻ đến Trung tâm Y tế để kịp thời chuẩn đoán và điều trị cho trẻ sớm.  

       Viêm họng: là bệnh do niêm mạc họng và hầu bị viêm. Viêm họng ở trẻ có thể cấp hoặc mãn tính. Hầu hết các trường hợp trẻ viêm họng thường kéo dài, hoặc xảy ra với tần suất dày. 60-80% trường hợp viêm họng do vi rút, còn lại do vi khuẩn, nấm hoặc các chất kích thích, chất gây ô nhiễm.

       Cách phòng viêm đường hô hấp cho trẻ cực hiệu quả

       Để phòng bệnh viêm đường hô hấp lúc chuyển mùa cho trẻ cần quan tâm từ khâu ăn, uống, mặc, lúc chơi và cả khi trẻ ngủ. Không nên cho trẻ ăn uống các loại thức ăn đã nguội, lạnh nhất là uống nước lạnh. Cần cho trẻ ăn đủ chất, ngoài ra nên cho trẻ ăn thêm trái cây để có đủ lượng vi chất cần thiết tạo kháng thể chống các tác nhân gây nhiễm trùng.  

       Khi thời tiết lạnh cần mặc ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà. Ra đường (đi chơi, đi học) cần mặc thật ấm, mũ ấm, khăn quàng cổ, khẩu trang, găng tay, bít tất.

       Trong sinh hoạt hàng ngày, khi trẻ làm ướt quần, áo cần được thay ngay, nên tránh cho trẻ nghịch nước. Khi tắm cho trẻ thì phải tắm nước ấm, tắm trong phòng kín gió. Tắm xong cần lau người thật nhanh và mặc quần áo cho trẻ. Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng trẻ chơi.

       Khi trẻ đi ngủ thường có phản xạ đạp tung hết chăn, người lớn cần đắp lại chăn cho trẻ, nếu không, trẻ sẽ bị viêm đường hô hấp do cảm lạnh.

      Hàng ngày nên tập cho trẻ vệ sinh răng miệng, nhất là các trẻ lớn, nên súc họng bằng nước muối sinh lý vô khuẩn. Loại nước súc họng này có bán tại các quầy dược phẩm, rẻ tiền, rất tiện lợi, hợp vệ sinh.

       Cần đưa trẻ đi tiêm chủng các loại vắc xin phòng ngừa dịch bệnh đầy đủ, đúng lịch để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Mỗi mũi tiêm phòng có tác dụng phòng bệnh cho trẻ trong một khoảng thời gian nhất định.

          Thăm khám kịp thời khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh: Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị, nhất là các loại thuốc kháng sinh. Phải uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ./.

         

suckhoedoisong.vn

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC