Chủng virus âng tiêng k’rơ âi rach cớ, p’rơơt lâng cr’ay bhih têy dzung boop
Thứ tư, 08:40, 14/06/2023 PV Kim Dung PV Kim Dung
Tơợ m’pâng c’xêê 5 tươc đâu, đợ apêê ca ay bhih têy dzung boop coh Thành phố Hồ Chí Minh lâng apêê tỉnh n’đăh Nam vêy cr’đơơng dưr k’rơ. Choom moon bhlâng, n’đhơ dưr vaih z’lưa lâh lâng đợ apêê crêê ca ay doó bâc mơ c’moo l’lăm n’đhang âi ta luôn dưr vaih apêê ngân, lâng căh ma mông.

 

 

Amọi Nguyễn Hoàng Gia Khánh, 3 c’moo, ăt coh tỉnh Đồng Nai moot viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh âi 5 t’ngay lâng doó dzợ k’hir. N’đhơ đhr’năng z’zăng lâh, doó dzợ juch bêl bêch, n’đhang têy dzung a mọi dzợ der lâng đhur, căh choom dzoọng. Amoó Nguyễn Thu Trang, ca căn amọi truih, amọi crêê pr’đôm boop, căh mă cha cha n’đhang căh bơơn lêy p’nung coh dzung, têy, tu cơnh đêêc pr’loọng đong ăt ngoọ năc pr’đôm boop cơnh c’xu. Xang n’năc p’niên k’tă, pr’đôm boop bâc lâh tu cơnh đêêc lươt khám, cơ sở y tế vel đong k’đươi đơơng âng ooy tuyến m’piing. Bêl đâu, đhr’năng a mọi lâh ngân: “Ộm z’nươu 3 t’ngay coh bệnh viện tuyến n’dup lêy pr’đôm boop ta clơ n’đhang năc dưr ngân. Amọi năc tơơp der têy, dzung xang n’năc c’tă l’lai bâc, tu cơnh đêêc đơơng ooy đâu kham lâng đoọng ăt viện. Moot cấp cứu xang năc pa chô c’rơ, ma nưih đong ma tr’xăl moot zư x’mir lêy. Bác sĩ moon choom lươt khám thần kinh, lêy vêy cr’đơơng tươc abôc doó.”

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Quyền Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đoọng năl, l’lăm c’xêê 5, bâ apêê ca ay têy dzung boop ăt bêch đhêêng 4- 5 cha năc n’dhang bơr pêê tuần đăn đâu vêy dâng 25-27 cha năc. Choom moon, đợ apêê ca ay ngân lâh 40%, coh bêl bâc c’moo l’lăm năc đhêêng dâng 20-25%. N’đhơ têy dzung boop năc cr’ay “ting hân noo” n’đhang cơnh lâng dưr vaih cớ âng chủng Enterovirus (EV7) ghit năc gen B5 bhrợ ha pêê bhih têy dzung boop c’moo đâu ngân lâh. Nâu đoo năc  chủng virus vêy cr’đơơng trơơi boọ đơơh, buôn dưr ngân, bhrợ t’vaih bâc g’luh pr’luh pa bhlâng k’rơ l’lăm a hay.

K’dâng đơc cr’chăl tươc, đợ apêê bhih têy dzung boop năc cớ dưr bâc. Xooc Khoa Nhiễm vêy 121 bêệ zương (cliệu), năc ting đhr’năng pr’luh cr’ay vêy vaih c’lâng ra pă 80-85 cliệu đơc đoọng ha pêê ca ay bhih têy dzung boop, coh đêêc vêy 10 bêệ cliệu cấp cứu. Lâh n’năc, Khoa dzợ k’rong đơc 45 bêệ cliệu  lăp. Bác sĩ Nguyễn Đình Qui đoọng năl: “Ha dang apêê cliệu lăp âng Khoa lưch ă năc tơơp p’zum lâng apêê khoa. Bêl đâu vêy râu moot xay bhrợ âng Ban Giám đoóc đoọng đợ khoa n’lơơng coh cr’chăl doó bâc ma nưih ca ay, vêy đơc đoọng muy c’năt đhăm đoọng pa xiêr ha Khoa Nhiễm. Năc đoo đợ apêê cr’ay trơơi boọ n’lơơng vêy đơơng âng tươc apêê khoa n’lơơng, đoọng k’rong zêl pr’luh ha bhih têy dzung boop.”

Ha dợ đhị Bệnh viện Nhi Đồng thành phố, bơr tuần đăn đâu, đợ apêê ca ay bhih têy dzung boop dưr bâc tơợ 10-20 cha năc/t’ngay. Bệnh viện xooc zư pa dưah ha 5 amọi ngân, coh đêêc 3 amọi tươc tợ apêê tỉnh miền Tây Nam Bộ lâng 2 amọi coh Thành phố Hồ Chí Minh. Vêy 3 p’niên xooc p’hơơm máy, k’dâng pa bhlâng ngân.

Đợ apêê crêê ca ay công dưr bâc đhị Khoa Nhiễm – thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1. Coh đâu xooc zư pa dưah  ha 24 amọi bhih têy dzung boop; muy bơr amọi ngân âi bơơn zư dưah lâng chô ooy đong. L’lăm đêêc, 1 amọi căh ma mông tu ca ay bhih têy dzung boop bơơn xay moon đhị Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Bác sĩ chuyên khoa II Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đoọng năl, coh đhr’năng plêêng p’răng puih, bâc p’niên âi n’leh pr’đôm bhih cr’tứi bhrợ ha ca conh ca căn ngoọ năc zr’nghênh, a har tu p’răng puih. Tươc bêl p’niên dưr ngân lâng k’hir ngân, juch ta luôn,căh choom p’hơơm năc pr’loọng đong vêy ha dợ đơơng âng amọi tươc bệnh viện.

Lâh đhị đêêc, ca conh ca căn dzợ ngoọ c’leh hooi ha vi cr’đơơng âng k’hir coh p’niên k’tứi năc đoo tu chăt c’niêng. La lua câ, apêê bác sĩ âi xay moon bâc p’niên dưr vaih apêê c’leh pr’đôm boop, cr’đơơng k’hir năc crêê ca ay têy dzung boop bhrợ ha vi ăt hooi.

Ting bác sĩ Quy, Muy coh bâc cơnh choom bơơn năl đơơh p’niên crêê cr’ay têy dzung boop năc chơơc lêy năl coh lớp học âng ca coon vêy ngai ca ay doó. Ha dang vêy p’niên k’hir, coh a chăc vêy tân leh pr’lụ tụ pr’đôm năc choom đơơh đơơng âng tơc cơ sở y tế đăn bhlâng.

Bêl p’niên ca ay têy dzung boop doó ngân năc choom đoọng ăt la lay, zư pa dưah coh đong. Ca conh ca căn choom p’ghit apêê c’leh dưr ngân, đơơng âng p’niên tươc cơ sở y tế đăn bhlâng đoọng bơơn cấp cứu loon đơơh. Bác sĩ Dư Tuấn Quy moon: “Llăm bêl cr’ay dưr ngân năc vêy 2 c’leh bơơn lêy. Năc đoo p’niên k’hir ngân, bơr năc bêl u bêch, p’niên buôn c’juch bâc chu, pa bhlâng năc dưr vaih bêl tơơp bêch. Vêy muy c’leh n’lơơng cớ năc đoo bêl k’noọ bêch p’niên ăt ga bọ ting ca căn, căh tộ lơi, ăt la lay, năc ha dang lơi m’xí, p’niên k’pân ga hơt./.”

Chủng virus có độc lực mạnh quay trở lại, cảnh giác với bệnh tay chân miệng

Từ giữa tháng 5 đến nay, số ca mắc tay chân miệng ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có xu hướng gia tăng. Đáng nói, dù xảy ra muộn hơn và số ca mắc không nhiều hơn năm trước nhưng đã liên tiếp xuất hiện ca nặng, thậm chí tử vong. Điều lo ngại là sự xuất hiện trở lại của chủng virus Enterovirus có thể làm số ca bệnh nặng tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Bé Nguyễn Hoàng Gia Khánh, 3 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai nhập Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã 5 ngày và hiện hết sốt. Dù tình trạng khá hơn, không còn giật mình khi ngủ, nhưng chân tay bé vẫn còn run và yếu, chưa thể đi đứng được. Chị Nguyễn Thu Trang, mẹ bệnh nhi kể, bé bị loét miệng, khó ăn nhưng không thấy có mụn nước ở chân, tay, nên gia đình cứ nghĩ đó là nhiệt miệng. Sau đó trẻ ói, bị loét miệng nhiều hơn nên được đưa đi khám, cơ sở y tế địa phương đề nghị chuyển lên tuyến trên. Lúc này, tình trạng bệnh nhi đã nặng.  “Uống thuốc 3 ngày ở bệnh viện tuyến dưới thấy đỡ loét miệng nhưng lại biến chứng nặng. Bé bắt đầu run tay, run chân rồi nôn ói nhiều nên đưa lên đây khám và được nhập viện luôn. Phải cấp cứu rồi hồi sức, người nhà phải thay nhau chăm sóc. Bác sĩ kêu phải đi khám thần kinh, xem có ảnh hưởng đến não không.”

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Quyền Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, trước tháng 5, số ca tay chân miệng nội trú chỉ 4-5 ca nhưng vài tuần gần đây có khoảng 25-27 ca. Đáng nói, số ca nặng chiếm tỉ lệ 40%, trong khi những năm trước chỉ khoảng 20-25%. Mặc dù tay chân miệng là bệnh “đến hẹn lại lên” nhưng với sự xuất hiện trở lại của chủng virus Enterovirus (EV71) mà cụ thể là gen B5 khiến các ca tay chân miệng năm nay nặng hơn. Đây là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, dễ biến chứng nguy hiểm, đã từng gây ra những đợt dịch rất lớn trước đây.

Dự báo thời gian tới, số ca bệnh tay chân miệng tiếp tục gia tăng. Hiện Khoa Nhiễm  có 121 giường, tùy tình hình dịch bệnh sẽ có phương án sắp xếp 80-85 giường dành cho bệnh nhân tay chân miệng, trong đó có 10 giường cấp cứu. Ngoài ra, Khoa còn dự phòng 45 giường xếp. Bác sĩ Nguyễn Đình Qui cho biết: “Nếu các giường xếp của Khoa đầy rồi sẽ bắt đầu liên kết với các khoa. Lúc này có sự can thiệp của Ban Giám đốc để những khoa khác mà thời điểm đó ít bệnh nhân, sẽ dành một phần diện tích để giảm tải cho Khoa Nhiễm. Tức là những bệnh nhiễm khác sẽ chuyển qua các khoa khác, để mình tập trung chống dịch cho tay chân miệng”.

Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng thành phố, vài tuần trở lại đây, số bệnh nhi nhập viện do tay chân miệng tăng lên từ 10-20 ca/ngày. Bệnh viện đang điều trị cho 5 trẻ bị nặng, trong đó có 3 trường hợp đến từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ và 2 trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Có 3 trẻ đang phải thở máy, tiên lượng nguy kịch.

Số ca mắc cũng gia tăng tại Khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1. Nơi đây đang điều trị nội trú cho 24 ca tay chân miệng; một số ca nặng đã được chữa khỏi và xuất viện. Trước đó, 1 ca tử vong do tay chân miệng được ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. 

Bác sĩ CKII Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, trong thời tiết nắng nóng, nhiều trẻ bị nổi vài nốt ban nhỏ khiến phụ huynh lầm tưởng là rôm sảy, bị nhiệt hay hăm tã do nắng nóng. Đến khi trẻ chuyển nặng với biểu hiện sốt cao không hạ, giật mình liên tục, thậm chí thở bất thường thì gia đình mới đưa bé đến bệnh viện.

Bên cạnh đó, phụ huynh còn nhầm lẫn biểu hiện chảy nước bọt kèm theo sốt ở trẻ nhỏ là do mọc răng. Thực tế các bác sĩ đã ghi nhận nhiều trẻ xuất hiện các vết loét trong miệng, kèm sốt do mắc tay chân miệng khiến nước bọt liên tục chảy ra.

Theo bác sĩ Quy, một trong những cách có thể phát hiện sớm trẻ mắc tay chân miệng là tìm hiểu xem trong lớp học của con có ghi nhận ca tay chân miệng hay không. Nếu thấy trẻ bị sốt, trên người có vài nốt chấm phát ban thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi trẻ mắc tay chân miệng ở mức độ nhẹ thì nên cách ly, điều trị tại nhà. Phụ huynh cần chú ý những dấu hiệu chuyển nặng, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Bác sĩ Dư Tấn Quy nói: “Trước khi bệnh chuyển nặng thì có 2 dấu hiệu kinh điển. Đó là trẻ  sốt cao không hạ, thứ hai là lúc ngủ, trẻ cứ giật mình chới với rất nhiều lần, đặc biệt là xảy ra lúc đầu giấc ngủ. Có một dấu hiệu khác nữa là khi sắp ngủ trẻ cứ đeo mẹ suốt, không bao giờ rời được bà mẹ, chỉ cần rời ra một tí là đứa nhỏ hốt hoảng lên”./.

PV Kim Dung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC