Đợ cr’ay buôn lưm bêl hân noo p’răng
Thứ tư, 09:25, 11/05/2022
P’răng pứih, bấc râu cr’ay buôn váih bấc k’rơ, lấh mơ nắc đắh cr’ay trơơi boọ. Tu cơnh đêếc, lêy bhrợ ha cơnh đoọng cha groong pr’lúh cr’ay hân noo p’răng pứih liêm choom?

 

Boọl p’răng pứih

Cr’ay buôn lưm bhlâng nắc boọl p’răng pứih. Cr’ay nâu buôn lưm ooy đợ t’ngay pứih páih. Bêl p’răng pứih zâp đhị, nhiệt độ không khí dưr dzoọc, lướt vốch đenh, tớt đenh, bhrợ bhiệc đenh cóh ngoai nắc buôn lưm cr’ay nâu.

Boọl p’răng pứih nắc mưy râu c’léh cr’ay tu bil đác, bil bhoóh cấp tính tu nhiệt cóh a’chặc dưr p’jấh. Manứih boọl p’răng pứih buôn k’hir, jựch dêêr, tu nhiệt độ cóh a’chặc dưr la lấh dal, mơ 40-41 độ C bhrợ kích ứng h thần kinh trung ương.

Zâp c’léh cr’ay buôn lưm cơnh k’ay a’cọ, vir mặt, đêệng ki toọr. Ặt tớt cắh têêm ngăn, lêệ lăn zâp cơnh, chấc xa xưl nha nhai, huyết áp xiêr, r’rặ lướt đấh. Lấh mơ, nắc vêy đhr’năng k’tạ lâng pa zrúah. Bhiệc nâu bhrợ cr’ay ngân lấh mơ tu bil đác lâng lấh mơ nắc choom bil mặt.

Bhiệc lêy sơ cấp cứu: Đấh âng đơơng manứih boọl p’răng nâu chô ặt đhị gâm ngút. P’ghít lêy xa nập xập oó k’xiên đoọng liêm buôn p’hơơm, lêy quạt, dzụt lâng đác, bhrợ t’mát. P’niên k’tứi nắc lêy trứah lứch xa nập xập, lêy troọm ooy đác mát. Đợ apêê choom đươi zanươu nắc lêy đươi zanươu pa xiêr nhiệt, đoọng ôộm bấc đác đoọng cha groong bil đác. P’dzong khăn đợc zâp đhị a’chặc đoọng choom bhrợ glúh hơi đha hư tưn taách. Ha dang la lấh ngân nắc lêy âng đơơng manứih boọl p’răng lướt cấp cứu đoọng bơơn lêy cha mêết, zư lêy đhị bệnh viện.

Bhiệc zêl cha groong: Oó ặt đenh cóh ngoai p’răng pứih. Lướt glúh bấc cóh ngoai p’răng pứih, lêy pơng pr’nơng, đhu đoọng doọ lấh p’răng.

Cr’chăl nâu, oó ha vil ôộm pa xoọng đác xang bil bấc tu tặ p’răng. Đác chanh hr’lục m’bứi lâng bhoóh nắc đoo chr’nắp liêm đoọng ha đợ t’ngay p’răng pứih.

Zâp cr’ay ooy c’lâng êệ đhọ

Pa zrúah, boọl ch’na đh’nắh nắc đợ cr’ay buôn lưm ooy hân noo p’răng pứih. Xang bêl crêê cha ch’na cắh cậ đác nha nhự váih vi rút, c’cool... manứih k’ay nắc tơợp vêy zâp c’léh cr’ay c’lâng êệ đhọ cơnh k’ay luônh, pa zrúah, k’tạ...

Bhiệc k’tạ, pa zrúah nắc bhrợ ha manứih k’ay đấh bil đác, goóh a’chặc lâng nắc bhrợ vir móh mặt. Ha dang cắh lêy zư padứah đấh loon nắc choom bil mặt.

Đợ bhiệc lêy cha mêết bêl zư padứah pa zrúah, k’tạ cơnh pa xoọng đác lâng điện giải.

Zâp apêê vêy boọ khuẩn cắh cậ k’noọ lêy dâng boọ khuẩn nắc lêy đươi dua cha groong khuẩn (kháng sinh) ting cơnh k’đươi moon âng bác sĩ.

Vêy chế độ ôộm cha têêm ngăn, liêm crêê đoọng vêy pa xoọng c’rơ xoọc k’ay. Choom pa xoọng zâp râu men tiêu hoá cơnh Biolactin, Probio... đoọng têêm ngăn cr’ay, đấh pa chô pa liêm cớ c’lâng êệ đhọ chô têêm ngăn.

Cr’ay cóh n’căr

P’răng pứih bhrợ zâp đhị váih xọc xăl ma dãn nắc cr’hộ lâng đợ râu chất nha nhự pazưm lâng bhrung brăng âng môi trường nắc bhrợ pr’đơợ liêm buôn đoọng zâp cr’ay cóh n’căr cơnh pr’đôm, p’tách, tặ xát, nhiễm trùng n’căr, viêm n’căr lâng zâp cr’ay lơơng cơnh a’loọn loọ, hắc lào dưr váih bấc.

Lêy cha groong đợ cr’ay nâu nắc lêy zư liêm sạch n’căr, a’chăcj a’zân, ta luôn hoọm, giặt đồ, xập xa nập tưn taách, xăl xa nập dzong nha nhự. Ha dang crêê cr’ay, nắc lêy zư padứah đấh đoọng oó trơơi boọ ooy apêê lơơng lâng cr’ay dưr váih ngân lấh.

Cr’ay c’lâng pr’hơơm

Zâp cr’ay cơnh đh’mâl cr’oóh, k’ay choi hát mr’loọng cung lưm bấc bêl hân noo p’răng pứih tu ôộm bấc đác đá bêl ra hal đác. Bấc ngai nắc dị ứng lâng quạt đác cắh cậ máy điều hoà, nắc xang bêl dưr đắh bệch xơợng k’bao a’chặc, k’ay đh’mâl cr’oóh..

Tu cơnh đêếc, nắc lêy đươi quạt đhí, quạt đác lâng máy điều hoà ha cơnh liêm glặp. Lêy hẹn giờ, đợc mơ cha cêết liêm glặp.

Bơr pêê râu cr’ay k’rang moon lơơng

Hân noo p’răng pứih cung nặc pr’đơợ liêm buôn đoọng ha pr’lúh cr’ay dưr váih k’rơ bấc. Đợ pr’loọng đông băn a’choo lêy đơơng a’choo tiêm phòng, oó p’lóh a’choo cóh ngoai. Bêl crêê a’choo cắp nắc lêy tiêm cha groong liêm zâp.

Bấc k’gơu, a’đhêr cung váih bấc hân noo p’răng pứih, lấh mơ nắc đợ đhị váih boo bhrợ dz’dzong đoọng ha đoong hi la xrắh. 2, 3 vel đông cr’ay k’hir glúh a’ham dưr váih bấc, tu k’gơu váih bấc.

Cha groong cr’ay k’hir glúh a’ham lâng bhiệc bếch t’bắc màn. Đươi dua zanươu xịt k’gơu cắh cậ hương đoọng t’mứt k’gơu. Lấh mơ nắc lêệng c’chêếh đhị chêếh váih âng k’gơu, lêy príh doóh pa liêm đhị ặt tớt, pa liêm đhị c’lâng chr’hooi đác, oó đoọng bấc đhị đác k’đoong ặt bhrợ pr’đơợ k’gơu chêếh váih bấc./.

Những bệnh thường gặp mùa nắng

Nắng nóng, nhiều bệnh có thể xuất hiện và gia tăng, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, nên làm gì để phòng bệnh mùa nắng nóng có hiệu quả? .

Say nắng, say nóng

Bệnh gặp khá phổ biến là say nắng, say nóng. Bệnh thường gặp trong những ngày nóng bức. Khi nắng ngập tràn khắp nơi, nhiệt độ không khí gia tăng, đi lâu, ngồi lâu, làm việc lâu ở ngoài trời thường dễ mắc phải.

Say nắng, say nóng là một hội chứng mất nước, mất muối cấp tính do sự tăng thân nhiệt đột ngột. Người bị say nắng, say nóng thường sốt cao, co giật, do nhiệt độ cơ thể gia tăng quá cao (40 – 41 độ C) gây kích ứng hệ thần kinh trung ương.

Các biểu hiện thường gặp là nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai. Trạng thái tinh thần cũng bị kích động, bồn chồn, vật vã, lơ mơ, nói nhảm, mạch nhanh, huyết áp hạ. Ngoài ra, còn có thể nôn mửa và tiêu chảy. Điều này sẽ làm nặng thêm bệnh cảnh của sự mất nước và thậm chí là chết người.

Cách sơ cấp cứu: Ngay lập tức đưa người bị say nắng, say nóng thoát khỏi bối cảnh mà họ đang chịu đựng. Bóng râm của cây cối được xem như là vị trí đặt nằm lý tưởng. Lưu ý nới rộng quần áo cho dễ thở, quạt mát, lau mát, chườm mát. Trẻ nhỏ có thể cởi hết quần áo, ngâm mình vào nước mát.

Những trường hợp cần thiết thì dùng thuốc hạ nhiệt thông thường, cho uống nhiều nước để chống mất nước. Chườm khăn tẩm nước đắp quanh cơ thể để gia tăng sự bốc hơi làm mát. Trường hợp quá nặng phải đưa người bị say nắng, say nóng đi cấp cứu để được theo dõi điều trị tại bệnh viện.

Cách phòng tránh: Không ở lâu ngoài trời nắng nóng. Đi lại ngoài trời nắng cần có mũ hay nón rộng vành, dù che mát.

Bên cạnh đó, không quên uống bù lượng nước mất của cơ thể do nắng nóng gây ra. Nước chanh pha ít muối là lựa chọn hàng đầu của nhiều người trong những ngày nắng nóng.

Các bệnh đường tiêu hóa

Tiêu chảy cấp, dịch tả, ngộ độc thức ăn là những bệnh cũng thường gặp trong mùa nắng nóng. Sau khi ăn phải thức ăn hoặc sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn vì sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc... người bệnh bắt đầu có các biểu hiện bệnh lý ở đường tiêu hóa thường gặp như đau quặn bụng, đi cầu phân lỏng, nôn mửa...

Sự cố “trên nôn dưới tháo” sẽ làm cho người bệnh nhanh chóng bị mất nước, khô kiệt và rơi vào trạng thái choáng. Nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Những điều cần lưu ý trong sơ cấp cứu và điều trị tiêu chảy, nôn mửa như bồi phụ nước và điện giải.

Các trường hợp có nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn cần sử dụng chống nhiễm khuẩn (kháng sinh) theo sự chỉ định của bác sĩ.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm bảo đảm sự hấp thu và bổ sung năng lượng, tăng cường sức chống đỡ cho cơ thể của người đang mang bệnh. Có thể bổ sung các loại men tiêu hóa như Biolactin, Probio… để ổn định lại “trật tự” của vi khuẩn đường ruột, lập lại thế cân bằng cho hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường.

Bệnh ngoài da

Nắng nóng làm cho các lỗ chân lông dãn nở, mồ hồi và chất bã túa ra ngoài, cộng với bụi bặm của môi trường sẽ là điều kiện thuận lợi để các bệnh ngoài da như rôm sảy, mụn nhọt, ghẻ, nhiễm trùng da, viêm da cơ và các bệnh nấm da như lang ben, hắc lào có điều kiện phát triển.

Phòng bệnh ngoài da không gì khác hơn là phải vệ sinh da bằng cách thường xuyên tắm giặt, mặc áo quần thông thoáng, thay ngay quần áo bẩn hoặc bị ẩm ướt. Nếu mắc bệnh, chú ý điều trị ngay để tránh sự lây lan cho người khác và sự tiến triển bệnh ngày càng nặng nề hơn.

Bệnh đường hô hấp

Các bệnh như viêm họng, viêm thanh quản cũng gặp nhiều trong mùa nắng nóng do uống nhiều nước đá nhằm mục đích đỡ khát và hạ nhiệt. Nhiều người có vẻ như “dị ứng” với quạt nước hoặc máy điều hòa, nên sau một giấc ngủ tránh cái nóng thì cảm giác họng khó chịu, đau rát, ho và thậm chí là khàn tiếng...

Do vậy, cần lưu ý sử dụng quạt gió, quạt nước và máy điều hòa sao cho hợp lý. Tốt nhất là nên hẹn giờ, để độ lạnh sao cho vừa đủ giảm sự căng thẳng của tiết trời bên ngoài.

Một số bệnh đáng lưu ý khác

Mùa nắng nóng cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh dại phát triển. Những gia đình nuôi chó phải đưa chó đi tiêm phòng bệnh dại, không thả chó chạy rông ngoài đường. Khi bị chó cắn, nếu nghi là chó dại cần phải đi tiêm phòng dại đủ liều.

Nhiều loại côn trùng như muỗi, ve... cũng phát triển tốt trong mùa nắng, nhất là những nơi có mưa tạo độ ẩm cho cành khô lá mục. Một số địa phương bệnh sốt xuất huyết bùng nổ theo cùng với mật độ phát triển của muỗi trong các khu vực dân cư.

Phòng bệnh sốt xuất huyết bằng ngủ mùng, không để muỗi cắn. Sử dụng thuốc xịt muỗi hoặc hương muỗi. Nhất là diệt đường sinh sản và phát triển của muỗi qua việc tổng vệ sinh, khai thông cống rãnh, không để ao tù nước đọng tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh bọ gậy./.

           (Bài Báo Giáo dục thời đại- Ảnh minh họa)

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC