Dzợ ng’tiêm vaccine t’niêm 3, 3 bêl ơy ng’crêê Covid-19 lâng tiêm t’niêm 1, 2?
Thứ ba, 17:04, 12/07/2022
Bâc ngai xay moon, ơy tiêm vaccine t’niêm 1, 2 lâng coh l’lăm ahay ơy crêê Covid-19 năc doọ dzợ ng’tiêm vaccine t’niêm 3, 4 tu k’pân vaih cr’ăy xang bêl tiêm. Ting cơnh PGS. TS. BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng t’bhưah miền Bắc- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nâu đoo năc cr’noọ căh crêê. Việt Nam bơơn lêy 3 cha năc crêê pr’luh Covid-19 t’mêê BA.5 doọ ngân lâng k’rang bhlâng biến chủng n’nâu ting t’ngay dưr vaih k’rơ lâh mơ. Đoọng n’năl ghít lâh mơ ooy râu liêm choom âng bh’rợ tiêm vaccine zâl Covid-19, c’nặt t’ruih: Manuyh pa dưah đh’reh cr’ăy coh bhươl cr’noon coh tuần n’nâu, đhanuôr lâng pr’zơc đh’rưah đương xơợng bh’rợ prá xay bhlưa PGS.TS.BS Phạm Quang Thái lâng PV Báo Sức khoẻ lâng Đời sống đoọng n’năl ghít lâh mơ ooy xa nay n’nâu ớ!

PV: Xang bêl tiêm t’niêm 2 vaccine Covid-19 năc ha mơ đanh ng’tiêm cớ vaccine t’niêm 3 lâng t’niêm 4? Ha dang coh cr’chăl ha y t’ngay tiêm vaccine ting cơnh lịch năc crêê k’ăy că cậ crêê Covid-19 năc vêy choom ng’tiêm vaccine căh lâng năc ng’tiêm cơnh ooy ?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Đoọng g’đech đhr’năng căh n’năl ghít bêl tiêm t’niêm t’tun, ahêê năc pac t’niêm bha lâng (1, 2 căh cậ t’niêm 3 t’đui ooy pazêng râu vaccine lâng t’đui ooy manuyh ta tiêm) lâng t’niêm ng’tiêm cớ coh t’tun. Tiêm vaccine Covid-19 t’niêm 3 vêy ta n’năl năc t’niêm tiêm cớ coh g’luh 1. Tiêm vaccine t’niêm 4 lâng t’niêm tiêm cớ năc g’luh 2 đoọng mr’cơnh ooy pr’đơc.

Bh’rợ tiêm cớ coh t’tun coh g’luh 1 lâng g’luh 2 caccine Covid-19 (ma mơ lâng g’luh tiêm t’niêm g’luh 3 lâng g’luh 4 căh cậ 4 lâng 5 t’đui ooy đhr’năng manuyh) zooi ta luôn vêy c’rơ zâl pr’luh cr’ăy k’rơ bhlâng đoọng ha manuyh tơợ 18 c’moo têh ooy piing ơy ng’tiêm đợ t’niêm bha lâng.

Lêy ghít bhlưa cr’chăl ng’tiêm cớ g’luh 1 n’nâu m’bứi bhlâng năc 3 c’xêê xang bêl tiêm t’niêm x’rịa âng liều bha lâng lâng t’niêm cớ coh g’luh 2 bhlưa k’dâng 4 c’xêê xang t’niêm tiêm cớ coh g’luh 1. Lâng t’niêm tiêm cớ coh g’luh 2 năc lêy ghít bhlưa tơợ cr’chăl crêê Covid-19 m’bứi bhlâng năc 3 c’xêê, râu đâu năc doọ ng’đươi lâng t’niêm coh g’luh 1.

Ha dang coh cr’chăl ha y t’ngay tiêm ting cơnh t’ngay c’xêê crêê k’ăy căh cậ crêê Covid-19 năc ng’tiêm xang bêl dưah cr’ăy lâng ơy bhrợ liêm xang bh’rợ đoọng ăt la lay y tế ting cơnh xa nay xay moon. Lêy ghít lâng t’niêm tiêm cớ g’luh 2 năc ng’đương zập 3 c’xêê xang bêl dưah cr’ăy năc ng’tiêm.

PV: Ting cơnh i nhi, lâng apêê t’cooh ta ha, manuyh crêê pr’luh năc lêy ghít n’hau la lay bêl ng’tiêm vaccine Covid-19.

PGS.TS Phạm Quang Thái: Lâng đhr’năng pr’luh cr’ăy Covid-19 xoọc đâu coh Việt Nam lâng bh’rợ xay bhrợ tiêm t’niêm g’luh 3 bơơn lâh 65% lâng manuyh tơợ 18 c’moo têh ooy piing, lâng đhr’năng âng pr’luh cr’ăy t’mêê, năc chr’năp pa bhlâng lâng bh’rợ tiêm g’luh 2 đoọng ha pazêng manuyh vêy đhr’năng crêê pr’luh cr’ăy đoọng pa xiêr đhr’năng ngân, mọt pa dưah ooy bệnh viện lâng pa xiêr đhr’năng bil bh’rợ tr’nêng.

Xoọc đâu, vêy bâc manuyh xoọc tr’lúc bhlưa tiêm vaccine Covid-19 t’niêm p’xoọng lâng t’niêm 3 (t’niêm ng’tiêm cớ g’luh 1). T’niêm vaccine p’xoọng đoọng ha manuyh c’rơ đhur căh cậ đươi pazêng vaccine năc đoọng lêy năc ng’tiêm p’xoọng t’mêê đoọng vêy c’rơ zâl pr’luh ( ba bi cơnh vaccine Vero Cell, Sputnik V),

Lâng t’niêm ng’tiêm cớ coh g’luh 2 (t’niêm g’luh 4) năc chr’năp pa bhlâng lâng manuyh tơợ 50 c’moo têh ooy piing; Manuyh tơợ 18 c’moo têh ooy piing vêy đhr’năng đhur c’rơ tơợ đhr’năng doọ lâh ngân lâng ngân bhlâng; Manuyh tơợ 18 c’moo têh ooy piing năc coh c’bhuh vêy đhr’năng crêê pr’luh cr’ăy Covid-19 cơnh cán bộ y tế, cán bộ c’bhuh bha lâng (apêê công an, quân đội, giáo viên, manuyh pa bhrợ coh bh’rợ giao thông vận tải, manuyh bhrợ pazêng râu pr’đươi chr’năp, manuyh pa bhrợ coh pazêng cơ sở dịch vụ du lịch, zr’lụ tr’câl tr’bhlêy, siêu thị, chợ), công nhân, manuyh pa bhrợ coh pazêng zr’lụ công nghiệp.

Bhlưa cr’chăl ng’tiêm t’niêm 1 p’xoọng tươc bêl t’niêm x’rịa âng liều bha lâng tơợ 28 t’ngay tước 3 c’xêê./.

PV: Bâc đhanuôr xay moon, ơy tiêm vaccine Covid-19 t’niêm 1, t’niêm 2, t’niêm 3 lâng p’xoọng bh’rợ ơy crêê Covid-19 coh cr’chăl ahay năc doọ ng’tiêm vaccine t’niêm g’luh 4, tu k’pân vaih cr’ăy xang bêl tiêm. Cr’noọ xa nay n’nâu vêy u crêê cơnh đêêc căh? I nhi vêy boóp p’rá p’too pa choom h’cơnh ooy ha đhanuôr?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Đhị Việt Nam, coh cr’chăl ahay bh’rợ k’đhơợng xay bh’rợ pa dưah Covid-19 âng Cục k’đhơợng lêy khám, pa dưah đh’reh cr’ăy- Bộ Y tế xay moon vêy lâh 40 r’bhâu cha năc manuyh chêệt tu crêê Covid-19, coh đêêc bâc bhlâng năc căh ơy tiêm vaccine. Vêy cơnh cậ, coh pazêng apêê n’nâu năc vêy m’bứi manuyh ơy tiêm t’niêm 1 căh cậ t’niêm 2 vaccine năc căh ơy tiêm vaccine t’niêm 3. Số liệu n’nâu muy chu cớ xay moon ghít râu chr’năp năc ng’tiêm cớ t’niêm g’luh 1 đoọng ha pazêng manuyh ơy tiêm đợ t’niêm bha lâng.

Ting cơnh xa nay xang bêl dưah pr’luh cr’ăy Covid-19, a chăc a zân năc vêy c’rơ đoọng zâl cha groong virus bhrợ t’vaih đh’reh cr’ăy. Hân đhơ cơnh đêêc, râu la lua đoọng lêy, năc căh ngai công vêy c’rơ mặ zâl pr’luh, tu crêê virus năc la lay cơnh, t’đui ooy đhr’năng chủng, đhr’năng crêê boọ pr’luh cr’ăy lâng đhr’năng âng a chăc a zân.

Vêy bâc manuyh crêê pr’luh cr’ăy lâng crêê cớ bâc chu tu c’rơ zâl pr’luh cr’ăy căh mâng, căh cậ crêê coh g’luh tr’nơơp năc doọ lâh ngân, xang n’năc crêê coh g’luh t’tun năc dưr ngân. Lâh n’năc, pazêng râu xa nay âng khoa học đoọng lêy bêl ơy crêê pr’luh cr’ăy năc ơy vêy ta tiêm vaccine năc c’rơ mặ zâl pr’luh cr’ăy dưr k’rơ lâh mơ lâng pa xiêr đhr’năng dưr crêê cớ, lâng pa xiêr đhr’năng vaih cr’ăy xang bêl crêê Covid-19. Nâu đoo năc râu tu ơy dưah năc manuyh crêê pr’luh cr’ăy vêy ta k’dua năc t’bhlâng tiêm chủng đoọng crêê cơnh xa nay pa dưah đh’reh cr’ăy.

Bh’rợ tiêm t’niêm 3, t’niêm 4 vaccine Covid-19 năc pa dưr đhr’năng zâl cha groong pr’luh cr’ăy, pa dưr c’rơ zâl cha groong crêê viuss SARS-COV-2, tu lâng ngai ơy tiêm vaccine t’niêm bha lâng crêê Covid-19, năc c’rơ u xiêr tơợ tuần 10- 19 xang bêl tiêm, k’dâng tơợ 3- 4 c’xêê xang tiêm.

Bh’rợ tiêm pazêng vaccine Covid-19 t’niêm t’tun năc chr’năp bhlâng đoọng zư lêy doọ choom crêê pr’luh cr’ăy, pa bhlâng năc g’đech đhr’năng vaih cr’ăy ngân lâng chêệt bil tu Covid-19 coh đhr’năng vaih biến chủng t’mêê.

PV: Nhăn chăp hơnh i nhi, ơy prá xay đh’rưah lâng zi. 

Có cần tiêm vaccine mũi 3, 4 khi đã từng mắc Covid-19

 và tiêm mũi 1, 2?

                                               (Vov.vn)

Nhiều người cho rằng, đã tiêm vaccine mũi 1, 2 và cộng thêm việc từng mắc Covid-19 thì không cần tiêm vaccine mũi 3, 4 vì sợ bị phản ứng sau tiêm. Theo PGS.TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đây là suy nghĩ không đúng. Việt Nam đã ghi nhận 3 ca nhiễm biến thể Covid-19 mới BA.5 thể nhẹ và đáng lo ngại khi biến chủng này ngày càng chiếm đa số. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của việc tiêm vaccine phòng Covid-19, chuyên mục “Thầy thuốc của buôn làng” tuần này, mời bà con và các bạn cùng nghe cuộc trao đổi giữa PGS.TS.BS. Phạm Quang Thái và PV Báo Sức khỏe & Đời sống để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé !

***

PV: Sau khi tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 thì bao lâu phải tiêm vaccine mũi 3 và mũi 4? Nếu sắp tới ngày tiêm vaccine theo lịch mà bị ốm hoặc bị Covid-19 thì có nên tiêm vaccine không và nên tiêm như thế nào thưa ông ?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Để tránh nhầm lẫn khi nhắc đến tiêm mũi nhắc lại, chúng ta tách ra mũi cơ bản (1, 2 hay 3 mũi tuỳ từng loại vaccine và tuỳ đối tượng tiêm) và mũi nhắc lại. Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 được hiểu là mũi tiêm nhắc lại lần thứ 1. Tiêm vaccine mũi 4 là mũi tiêm nhắc lại lần thứ 2 cho thống nhất cách gọi.

Việc tiêm mũi nhắc lại thứ 1 và 2 vaccine Covid-19 (tương đương lần tiêm thứ 3 và 4 hay 4 và 5 tuỳ đối tượng) giúp duy trì miễn dịch ở mức độ cao cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản.

Lưu ý khoảng cách tiêm mũi nhắc lần 1 này cách ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản và mũi nhắc lần 2 cách 4 tháng sau mũi nhắc lần 1. Riêng mũi nhắc lần 2 cần lưu ý cách thời gian xác định bị Covid-19 tối thiểu 3 tháng, điều này không đặt ra với mũi nhắc lần 1.

Nếu sắp tới ngày tiêm vaccine theo lịch mà bị ốm hoặc bị Covid-19 thì nên tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định. Lưu ý với mũi nhắc lần 2 thì phải chờ đủ 3 tháng sau khỏi mới cần đi tiêm.

PV: Đối với những người cao tuổi, người có bệnh lý nên có lưu ý gì khác biệt khi tiêm vaccine COVID-19 không thưa ông?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Với tình hình dịch Covid-19 hiện nay ở Việt Nam và việc triển khai tiêm mũi 3 đạt tỷ lệ trên 65% ở người từ 18 tuổi trở lên, trước nguy cơ làn sóng dịch mới, rất cần thiết tiêm nhắc lần 2 cho những đối tượng nguy cơ để có thể giảm nguy cơ tăng nặng, nhập viện và hạn chế đứt gãy các chuỗi sản xuất.

Hiện, có nhiều người đang nhầm lẫn giữa tiêm vaccine Covid-19 mũi bổ sung và mũi 3 (mũi nhắc lại lần 1). Mũi vaccine bổ sung dành cho đối tượng suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng các vaccine mà bằng chứng cho thấy cần phải tiêm thêm mới đạt miễn dịch cơ bản (ví dụ vaccine Vero Cell, Sputnik V).

Riêng với tiêm mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) sẽ đặc biệt hữu ích đối với những người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Khoảng cách tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

PV: Nhiều người dân cho rằng, đã tiêm vaccine Covid-19 mũi 1, mũi 2, mũi 3 và cộng thêm việc đã bị mắc Covid-19 thời gian vừa qua nên không cần tiêm vaccine mũi thứ 4 vì sợ sẽ bị phản ứng sau tiêm. Suy nghĩ này có đúng không thưa ông? Ông có lời khuyên gì cho người dân không thưa ông?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Tại Việt Nam, thời gian qua hệ thống quản lý điều trị Covid-19 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế ghi nhận trên 40.000 trường hợp tử vong do Covid-19, trong đó phần lớn là chưa tiêm vaccine phòng Covid-19. Thậm chí, cũng có một phần nhỏ trong số người tử vong này đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vaccine nhưng chưa tiêm mũi thứ 3. Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 cho những người đã hoàn thành những mũi tiêm cơ bản.

Về lý thuyết thì sau khi khỏi bệnh Covid-19, cơ thể sẽ có kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải ai cũng có được kháng thể đủ tốt bởi việc nhiễm virus là khác nhau tuỳ vào chủng, tình huống nhiễm, mức độ nhiễm và đặc điểm của cơ thể.

Có khá nhiều trường hợp nhiễm và tái nhiễm nhiều lần do kháng thể tạo ra không đủ tốt hoặc nhiễm lần đầu chỉ ở dạng thoáng qua sau đó lần nhiễm lại mới gặp tình trạng nặng. Ngoài ra, các bằng chứng khoa học cho thấy khi đã nhiễm tự nhiên mà được tiêm vaccine thì kháng thể bảo vệ được tạo ra sẽ cao hơn rất nhiều và góp phần hạn chế tái nhiễm cũng như hạn chế các tình trạng hậu Covid. Đây chính là lý do dù đã khỏi bệnh nhưng người bệnh vẫn được khuyên tiếp tục tiêm chủng để hoàn thành phác đồ tiêm.

Việc tiêm mũi 3, mũi 4 vaccine Covid-19 sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2 bởi những người đã tiêm vaccine liều cơ bản và bị mắc Covid-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm tức là khoảng 3-4 tháng sau tiêm.

Việc tiêm các vaccine Covid-19 mũi nhắc lại là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do Covid-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC