Hâu tu pr’luh cr’ăy trơơi boọ dưr vaih k’rơ coh p’niên k’tứi xang pr’luh Covid-19?
Thứ ba, 16:00, 29/11/2022 VOV VOV
Bấc pr’luh cr’ăy xoọc dưr vaih, vêy cơnh cậ năc muy bơr râu pr’luh cr’ăy trơơi boọ coh c’moo đâu dưr vaih k’rơ bhlâng, pa bhlâng năc coh p’niên k’tứi lâng đợ p’niên k’ăy ngân bấc lâh mơ, bhrợ bing xiên coh bấc cơ sở y tế, pr’luh cr’ăy t’gơn vaih k’rơ.

Đhị Bệnh viện Nhi Trung ương, tơợ tr’nơơp c’moo tươc nâu cơy năc vêy lâh 3.130 cha năc crêê Adenovirus, coh đêêc năc 9 cha năc p’niên lâh chêệt bil. Đợ pr’luh cơnh cúm A, cúm B, c’moo đâu, bệnh viện công lêy vêy bấc p’niên tươc pa dưah coh bệnh viện lâng đhr’năng ngân lâh mơ, la lay cơnh lâng pazêng c’moo ahay.

Lâng râu la lau cơnh âng pr’luh cr’ăy coh c’moo đâu, apêê chuyên gia xay moon, râu tu bha lâng năc vêy bh’rợ tr’tươc đh’rưah âng đhr’năng “căh ơy chô c’rơ zâl pr’luh cr’ăy” xang cr’chăl pa tuông xã hội lâng dhr’năng căh lâh đoọng tr’lum coh cr’chăl vaih pr’luh cr’ăy Covid-19 l’lăm đêêc.

Xay moon ooy đhr’năng “căh ơy chô c’rơ zâl pr’luh cr’ăy” coh p’niên k’tứi, PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội xay moon, nâu đoo năc đhr’năng a chăc a zân căh lum vi khuẩn lâng virus ta luôn lâh mơ. Coh cr’chăl bhrợ bh’rợ zâl cha groong râu trơơi boọ âng virus Covid-19 cơnh: pa tuông xã hội, t’bhlâng rao têy lâng c’chêệt vi trùng, đươi pa nor boóp… năc ting bhrợ ooy bh’rợ zâl cha groong pr’luh cr’ăy trơơi boọ âng pazêng râu pr’luh cr’ăy cơnh c’xu. Hân đhơ cơnh đêêc, pazêng bh’rợ zâl cha groong n’nâu năc căh dzợ u vaih bấc bêl p’niên tước cớ ooy trường học, ting pâh pazêng bh’rợ coh tang lâng pazêng bh’rợ âng bhươl cr’noon; tu cơnh đêêc đhr’năng dưr vaih âng pr’luh cr’ăy cơnh c’xu tu virus lâng vi khuẩn năc dưr bấc lâh mơ.

Ting n’năc “căh ơy chô c’rơ zâl pr’luh cr’ăy” vêy cơnh choom bhrợ râu căh liêm crêê ngân bhlâng ooy râu dưr vaih c’rơ zâl cha groong pr’luh cr’ăy âng p’niên pr’ang lâng p’niên k’tứi, bhrợ k’rơ lâh mơ đhr’năng ngân âng pazêng pr’luh cr’ăy crêê vi trùng coh p’niên k’tứi xang cr’chăl Covid-19. Tu cơnh đêếc, pazêng râu pr’luh cr’ăy crêê vi trùng coh p’niên cơnh: cúm A, cúm B, Adenovirus, cúm hân noon, k’ăy mr’loọng… năc dưr vaih k’rơ bhlâng xang cr’chăl p’niên lướt học cớ.

Ting cơnh PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, hân đhơ crêê Covid-19 vêy n’leh vaih k’ăy hay căh năc bh’rợ zâl cha groong pr’luh cr’ăy âng p’niên công crêê tươc xang muy cr’chăl đanh đươnh pr’luh cr’ăy u vaih bêl đêêc ahay. Pa bhlâng, crêê Covid-19 năc dzợ bhrợ pa xiêr căh cậ đợ pr’đươi zâl pr’luh cr’ăy. Đhur c’rơ zâl cha groong pr’luh cr’ăy Covid-19 năc dzợ bhrợ zr’năh k’đhap coh bh’rợ t’bil lơi virus lâng zâl crêê vi trùng dưr vaih t’tun. Râu la lua, bêl crêê vi trùng coh t’tun xang bêl crêê Covid-19, p’niên năc vêy cơnh dưr vaih ngân lâh mơ lâng đhr’năng tơợ 5- 15.5%. Cơnh đêêc, hân đhơ doọ bhrợ râu ngân lâh mơ, năc đoo bêl crêê Covid-19, virus n’nâu năc dzợ vêy đhr’năng pa xiêr c’rơ âng p’niên coh prang a chăc azân.

Ting cơnh PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, t’bhlâng pa dưr c’rơ zâl cha groong pr’luh cr’ăy lâng đơơh loon âng a chăc azân năc vêy cơnh choom zooi p’niên zâl cha groong lâng bấc râu pr’lụh cr’ăy xoọc dưr vaih k’rơ cơnh xoọc đâu. Coh đêêc, bh’rợ nhâm mâng p’xoọng chất ha p’niên năc chr’năp pa bhlâng. Pa bhlâng k’conh k’căn năc p’xoọng đoọng cha đợ chr’na đha năh vêy chất chr’năp n’lơơng cơnh kẽm, sắt- năc đợ pr’đươi vêy chr’năp co bh’rợ pa dưr c’rơ zâl cha groong pr’luh cr’ăy đoọng ha p’niên k’tứi.

Ting cơnh pa chăp ch’mêệt lêy âng C’bhuh dinh dưỡng Đông Nam Á, chr’na cha coh zập t’ngay âng p’niên Việt Nam năc đhiệp crêê cơnh mơ 50% cr’noọ ooy kẽm lâng sắt. Tu cơnh đêêc, đoọng nhâm mâng vêy zập kẽm, sắt đọong ha cr’noọ zập t’ngay zooi pa dưr c’rơ, năc k’conh k’căn choom p’xoọng đoọng cha pazêng chr’na đha năh buôn ộm, buôn ăt coh a chăc azân.

Râu la lua, xoọc đâu coh Việt Nam đhr’năng p’niên ta bhúch chất, pa bhlâng năc kẽm lâng sắt dzợ bấc. Ting cơnh ch’mêệt lêy âng Viện Dinh dưỡng c’moo 2019- 2020, đợ p’niên ta bhúch kẽm tươc 60%; đợ p’niên ta bhúch sắt công bấc bhlâng mơ 3 cha năc p’niên năc vêy muy p’niên ta bhúch sắt. Pa bhlâng năc đhr’năng ta bhúch kẽm buôn ting đh’rưah lâng ta bhúch sắt lâng ta bhúch sắt năc công ta bhúch kẽm.

Ha dợ, bh’rợ p’xoọng pazêng râu chất dinh dưỡng năc chr’năp pa bhlâng. Ghít năc, sắt năc choom ting pâh ooy bh’rợ t’vaih c’rơ zâl cha groong pr’luh cr’ăy zooi zâl bh’rợ tươc mọt âng virus, vi khuẩn; bêl a chăc azân âng p’niên ta bhúch sắt năc c’rợ zâl cha groong công u xiêr… Ting năc, kẽm công vêy chr’năp lâng c’rơ zâl cha groong pr’luh cr’ăy, tù kẽm n’jưah năc pr’đươi, n’jưah năc râu pa dưr bh’rợ bhrợ t’vaih pazêng pr’đươi zâl cha groong pr’luh cr’ăy, tơợ đêêc bhrợ t’vaih pr’đươi zâl cha groong zooi a chăc a zân zâl pazêng râu bhrợ t’vaih pr’luh cr’ăy./.

Vì sao dịch truyền nhiễm diễn biến phức tạp ở trẻ hậu Covid-19?

Nhiều dịch bệnh đang bùng phát, thậm chí một số dịch bệnh truyền nhiễm năm nay diễn biến bất thường, nhất là ở trẻ em với số ca nặng tăng lên khiến các cơ sở y tế quá tải, dịch chồng dịch.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận hơn 3.130 ca mắc Adenovirus, trong đó có 9 ca trẻ tử vong. Các dịch cúm A, cúm B, năm nay, bệnh viện cũng ghi nhận nhiều trẻ nhập viện với biến chứng nặng, khác thường so với mọi năm.

Về sự bất thường của các dịch bệnh năm nay, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân là có sự cộng hưởng của tình trạng “nợ miễn dịch” sau thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch Covid-19 rước đó.

Lý giải về tình trạng “nợ miễn dịch” ở trẻ, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội cho biết, đây là hiện tượng xảy ra do cơ thể không tiếp xúc với vi khuẩn và virus một cách thường xuyên. Trong thời gian thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus Covid-19 như: Giãn cách xã hội, tăng cường rửa tay và khử trùng, đeo khẩu trang... đã góp phần vào việc ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh thông thường. Tuy nhiên, các biện pháp ngăn ngừa này đã không còn phổ biến khi trẻ quay lại trường học, tham gia các hoạt động ngoài trời và các hoạt động cộng đồng; vì vậy nguy cơ bùng phát các bệnh thông thường do virus và vi khuẩn sẽ tăng lên.

Theo đó, “nợ miễn dịch” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em trong thời kỳ hậu Covid-19. Chính vì vậy, các loại bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em như: cúm A, cúm B, Adenovirus, cúm mùa, viêm họng liên cầu... đã bùng phát mạnh mẽ sau thời gian ngắn khi trẻ đi học trở lại.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, dù mắc Covid-19 có triệu chứng hay không thì đáp ứng miễn dịch của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng sau thời gian dài dịch bệnh vừa qua. Đặc biệt, mắc Covid-19 còn có thể gây giảm số lượng hoặc chức năng tế bào trình diện kháng nguyên. Suy giảm miễn dịch do Covid-19 còn gây khó khăn trong việc đào thải virus và chống nhiễm trùng thứ phát. Thực tế, khi xảy ra nhiễm trùng thứ phát sau nhiễm Covid-19, trẻ còn có nguy cơ bị nặng hơn với tỷ lệ khoảng 5-15.5%. Như vậy, dù có thể không gây ra triệu chứng, nhưng khi nhiễm Covid-19, virus này vẫn có nguy cơ âm thầm gây suy giảm miễn dịch của trẻ trên toàn hệ thống.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, tăng cường miễn dịch tự nhiên và chủ động của cơ thể sẽ giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Trong đó, việc đảm bảo bổ sung vi chất cho trẻ là rất cần thiết. Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng cho trẻ như kẽm, sắt - là các thành phần có vai trò quan trọng trong việc cải thiện miễn dịch cho trẻ.  

Theo nghiên cứu của Tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu kẽm và sắt. Vì vậy, để đảm bảo đủ lượng kẽm, sắt cho nhu cầu hàng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch, thì cha mẹ nên có thể bổ sung thêm cho trẻ bằng việc chủ động  với các sản phẩm dễ uống, dễ hấp thu.

Thực tế, hiện nay ở Việt Nam tình trạng trẻ em thiếu vi chất, nhất là kẽm và sắt còn cao. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2019 - 2020, tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm lên tới 60%; tỷ lệ trẻ thiếu sắt cũng khá cao khi cứ 3 trẻ thì có một trẻ bị thiếu sắt. Đặc biệt tình trạng thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại.

Trong khi đó, vai trò của các việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng rất quan trọng. Cụ thể, sắt có thể tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn; khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì hệ miễn dịch sẽ suy giảm… Bên cạnh đó, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, vì kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng), từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh./.

VOV

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC