Moon pa rơớt đhr’năng ra ngặt chêệt đhị ma nuyh dzợ p’niên
Thứ tư, 09:49, 08/03/2023 VOV.VN VOV.VN
Ra ngặt chêệt a bục bơơn năl tước năc cơnh cr’ay buôn lưm đhị apêê t’cooh t’ha, đhơ cơnh đêêc choom dưr vaih đhị ma nuyh dzợ p’niên  lâng buôn bơơn lêy, pa dưah zi lưa.

 

 

Đhr’năng cr’ay ngân buôn z’lâh

Ra ngặt chêệt căh cợ dzợ đơc năc tai biến c’lâng a ham âng a bục năc muy coh pazêng đhr’năng buôn bhrợ vaih chêệt ma nuyh lâng vaih tật, cr’ay choom dưr vaih đhị zập ruh c’moo. Bấc ngai ngoọ năc cr’ay nâu buôn vaih đhị apêê t’cooh t’ha ha dợ năc coh đhr’năng lalua, lang p’niên cung buôn vaih cr’ay nâu đhơ căh bâc ha dợ cung choom dưr vaih. Cơnh lâng p’niên, cha groong ra ngặt chêệt xoọc năc muy bh’rợ k’đhap. Tu cơnh ma nuyh t’ha, apêê buôn crêê đhr’năng ra ngặt chêệt năc: âm hot đhạ, xơ vữa động mạch, ca ay da dul, huyết áp dal, tiểu đường, la mặ… Ha dợ đhị p’niên k’tứi, đhr’năng bhrợ ra ngặt chêệt năc lalay cơnh ma nuyh t’ha. Ra ngặt chêệt đhị p’niên căh crêê tước pr’ặt tr’mông năc tu crêê tước ca ay da dul tơợp tơợp pr’ang, c’lâng a ham âng a bục vaih cơnh lơơng…

TS.BS Nguyễn Hồng Quân, Phó Chủ nhiệm khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đoọng năl: Dưr vaih đhr’năng ra ngặt chêệt đhị p’niên buôn crêê tước cr’ay da dul, cr’ay đăh c’lâng a ham, că cợ động mạch vaih cơnh lơơng… Lâh mơ, dzợ vêy rau ca ay crêê tước a ham, bhrợ cọoc aham. Bấc cơnh lơơng năc crêê tước ung thư, gen, … bhrợ vaih đhr’năng ra ngặt chêệt đhị ruh dzợ p’niên.

C’leh đoọng năl

Bác sĩ Nguyễn Hồng Quân đoọng năl, apêê c’leh ra ngặt chêệt đhị ruh p’niên k’nặ mr’cơnh lâng ma nuyh t’ha. Cơnh lâng p’niên zăng t’ha năc mr’cơnh lâng ma nuyh t’ha: tâm bêu boóp, prá b’bậ, liệt m’pâng a chăc, căh ghit l’lêy. Cơnh lâng p’niên k’tứi năc đhr’năng nâu k’đhap đoọng năl. Căh cợ apêê p’niên lalâh k’tứi, căh choom lướt, căh ơy năl moon ca ay. Bấc đhr’năng ra ngặt chêệt n’leh căh ghit năc muy xơợng ca ay acọ, k’tặ, nhưh a chăc. Pazêng c’leh nâu buôn tr’luuc lâng ca ay lơơng. Vêy đoo cr’ay tr’cơnh lâng ca ay a bục, tu vêl bêl năc k’hir, căh cợ tr’luuc lâng cr’ay động kinh ha dang p’niên leh đhr’năng jưch a chăc zân; cơnh lơơng cợ cung tr’luuc lâng cr’ay luônh tu p’niên k’tặ. Bấc p’niên năc ma nuyh đong căh đâh bơơn lêy tu cơnh đêêc pa dưah căh loon. Ha dang bơơn lêy n’leh cơnh têh ky năc ma nuyh đong đâh đơơng p’niên tước khám đhị apêê bệnh viện chuyên khoa thần kinh đoọng zư pa dưah đâh loon. Bác sĩ Nguyễn Hồng Quân pa ghit: “Đọong pa xiêr đhr’năng chêệt bil lâng khuych, cr’chăl liêm choom  bhlầng đoọng trôông dấc p’niên ra ngặt chêệt đhị apêê cơ sở y tế ting đâh bhlầng. Ha dang tước zi lưa dâng 4-5 giờ, năc pay đươi za nươu t’bil a ham, ha dang đanh 6-24 giờ năc choom lêy cha mêệt đoọng pay t’cul a ham cơnh lâng apêê c’cọ a ham ooy da dul”./.

Cảnh báo đột quỵ ở người trẻ

Đột quỵ não được biết đến như là bệnh lý chủ yếu gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên có thể xảy ra với trẻ em và thường được phát hiện, điều trị muộn.

Bệnh lý nặng dễ bị bỏ qua

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhiều người thường nghĩ đột quỵ là bệnh của người lớn nhưng thực tế, tỷ lệ trẻ em hoặc người trẻ tuổi mắc căn bệnh này dù không nhiều nhưng vẫn có thể xảy ra. Với trẻ em, phòng ngừa đột quỵ hiện đang là một thách thức rất lớn và khó khăn. Vì ở người lớn, đa phần các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như: hút thuốc lá, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì... Còn ở trẻ em, nguyên nhân gây đột quỵ lại hơi khác với người lớn. Đột quỵ ở trẻ không liên quan đến lối sống mà chủ yếu là do bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não...

TS.BS Nguyễn Hồng Quân, Phó Chủ nhiệm khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em thường liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, bệnh lý về mạch máu, hay gặp như bệnh lý bóc tách động mạch, dị dạng động mạch, viêm động mạch. Ngoài ra, còn có các bệnh lý về máu, có thể dẫn đến tình trạng tăng đông hoặc tình trạng giảm đông máu. Tình trạng tăng đông hay gây ra huyết khối, tắc mạch, còn tình trạng giảm đông máu sẽ gây ra đột quỵ chảy máu ở trẻ em. Một số có thể có liên quan đến ung thư, gen,… làm gia tăng tình trạng đột quỵ ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết

Bác sĩ Nguyễn Hồng Quân cho biết, các dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em không khác gì ở người lớn, đều là đột ngột xảy ra với những dấu hiệu thần kinh khu trú. Đối với những trẻ lớn, dấu hiệu đột quỵ tương tự người lớn, như: méo miệng, nói ngọng, liệt nửa người, rối loạn về thị giác và thăng bằng. Còn ở trẻ nhỏ, những dấu hiệu này rất khó có thể nhận ra. Hoặc do các bé còn quá nhỏ, chưa biết đi, chưa biết kêu đau. Có nhiều trường hợp đột quỵ không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ đau đầu, nôn trớ, lơ mơ, lừ đừ. Những triệu chứng này rất chung chung và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Có trường hợp có thể nhầm lẫn với viêm màng não, vì đôi khi bé có sốt kèm theo, hoặc có thể nhầm lẫn với bệnh động kinh nếu bé có biểu hiện co giật; thậm chí, có thể nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa do bé có nôn trớ. Không ít các trường hợp gia đình phát hiện muộn đã khiến tình trạng trẻ bị đột quỵ không được chữa trị kịp thời. Do vậy, khi trẻ có các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa thần kinh để được cấp cứu kịp thời. Bác sĩ Nguyễn Hồng Quân lưu ý: “Để giảm nguy cơ tử vong và tàn phế, thời gian “vàng” cấp cứu bệnh nhi đột quỵ tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Nếu đến viện trong khoảng 4 - 5 giờ, có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết, nếu trong khoảng từ 6 - 24 giờ vẫn có thể xem xét để thực hiện can thiệp lấy huyết khối đối với những bệnh nhân nhồi máu”./.

VOV.VN

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC