Pơ Loong Phước lâng cr’noọ cr’niêng kiêng chi’ớh tr’coọ xa’nưl acoon cóh
Thứ năm, 00:00, 01/06/2017
Bơơn lêy xơợng đợ c’nắt pr’hát acoon cóh âng a’dích a’bhướp, a’conh a’căn, ặt ting méh đh’rứah lâng zâp apêê t’coóh t’ha cóh vel đoọng xơợng prá pr’ma, bhrợ bh’noóch… tơợ k’tứi, râu chắp kiêng văn hoá truyền thống nắc ơy lướt moót đhộ ooy cr’noọ cr’niêng âng đha’đhâm Cơ Tu Pơ Loong Phước.

 

     Tơợ râu chắp kiêng nắc r’dợ dưr váih cr’noọ cr’niêng, Pơ Loong Phước nắc ơy tự chấc lêy ta’moóh pachoom lâng bhrợ têng bấc râu tr’coọ xa’nưl ty đenh âng manứih Cơ Tu.

    Pơ Loong Phước c’moo đâu nắc đhiệp 22 c’moo ha dợ, ắt cóh vel Zơ Ra, chr’val Tà Bhing, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Cung cơnh apêê p’niên mr’đoo ruúh n’lơơng, Phước dưr pậ đh’rứah lâng đợ c’nắt pr’hát, râu bha’dơng đha’vư âng a’dích a’bhướp, a’conh a’căn. Ting c’moo c’xêê, râu tr’kiêng nâu nắc r’dợ ting bhrợ padưr cóh Phước kiêng hát, kiêng xơợng, bơơn t’pêếh chi’ớh n’jưl cơnh zâp apêê t’coóh t’ha cóh vel. Tu cơnh đâu, zâp bêl vel bhươl váih bhiệc bhan nắc Phước ting lướt ta’pưn đoọng bơơn tớt xơợng zâp apêê t’coóh t’ha chi’ớh zâp râu tr’coọ xa’nưl, xơợng prá pr’ma bhrợ bh’noóch Cơ Tu. Phước moon: “Bêl ahay cắh váih tivi cơnh xoọc đâu, acu nắc buôn xơợng apêê t’coóh t’ha prá xay đh’rứah. Xơợng apêê moon, apêê prá, hát pr’hay nắc kiêng bhlâng. Acu chấc lêy pachoom chi’ớh liêm choom.”

    Đhị xa’nay bh’rợ Đợc p’cắh lâng xay moon Văn hoá ty đenh âng acoon cóh Cơ Tu g’lúh 2 âng Bảo tàng Đà Nẵng bhrợ têng moót x’rịa c’xêê 3 moo 2017 t’mêê đâu, Phước nắc mưy ooy 4 diễn viên âng chr’val TàBhing bơơn lêy pay lướt chi’ớh. Lâng móh mặt laliêm lâng dzợ p’niên, cr’chăng laliêm, manứih độp cơnh t’ha lấh mơ tuổi âng đoo, nắc đoo đợ râu bơơn lêy ooy Phước. Hân đhơ cơnh đêếc, râu âng apêê chắp lêy, hơnh déh lấh mơ ooy Phước nắc râu cr’noọ cr’niêng chắp kiêng, tr’kiêng lâng zâp râu tr’coọ xa’nưl acoon cóh. Râu cr’noọ cr’niêng lâng văn hoá Cơ Tu, chắp kiêng lấh mơ nắc ơy bhrợ đoọng ha Phước cắh ha mơ pa’đhêy chấc lêy ta’moóh pachoom, t’bhlâng lêy pachoom ha cơnh bhrợ têng lâng đươi dua. Amoó Bhling Cảnh, cóh vel Zơ Ra, chr’val TàBhing đoọng năl: “Phước nắc choom chi’ớh bấc tr’coọ xa’nưl, ta’moóh pachoom. Lấh mơ nắc lêy pachoom tơợ apêê t’coóh t’ha. Azi xơợng Phước prá chi’ớh nắc azi cung ting pachoom.”

    C’moo 2013, bêl xơợng chr’val TàBhing bhrợ padưr Câu lạc bộ Dân ca Dân vũ Cơ Tu, nắc Phước zước moót pấh chi’ớh lâng nắc mưy ooy đợ apêê p’niên k’tứi bhlâng xoọc đâu. bh’rợ cóh câu lạc bộ nâu, Phước nắc zư bhrợ bấc bh’rợ tơợ chi’ớh tr’coọ xa’nưl tước hát. Amoó Bhơnướch Cheo, Trưởng Câu lạc bộ Dân ca Dân vũ Cơ Tu vel Zơ Ra, chr’val TàBhing đoọng năl: “Phước nắc mưy ooy đợ manứih p’niên bhlâng cóh câu lạc bộ. zâp râu bhiệc bhan Phước zêng pấh chi’ớh cơnh plong a’luốt, chi’ớh chiing, hát…zâp râu cung năl.”

Bơơn lướt vốch bấc ooy, bơơn năl bấc lấh, Phước nắc ting t’bhlâng lấh mơ ooy đắh bhiệc bhan zr’nưm cóh vel đông, chr’val. Đh’rứah lâng nâu, râu tr’kiêng chắp lêy văn hoá acoon cóh nắc ơy zúp đoọng ha đha’đhâm Cơ Tu nâu vêy pa’xoọng pr’đơợ đoọng chrooi pa’xoọng đh’rứah lâng apêê lang p’niên zư lêy đợ râu chr’nắp liêm âng văn hoá acoon cóh đay./.

 

Pơ Loong Phước và niềm đam mê với nhạc cụ dân tộc

                                                             Kim Cương

     Thấm đẫm những câu hát dân ca của ông bà, cha mẹ, thức trắng đêm cùng với các bô lão trong làng để nghe các nói lý, hát lý…, từ nhỏ, tình yêu văn hóa truyền thống đã in đậm trong tâm trí chàng trai Cơ Tu Pơ Loong Phước. Từ yêu thích dần trở thành đam mê, Pơ Loong Phước đã tự tìm tòi, học hỏi và chế tác nhiều loại nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu.

     Pơ Loong Phước năm nay chỉ mới 22 tuổi, ở thôn Zơ Ra, xã Tà Bhing, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Cũng như bao đứa trẻ khác, Phước lớn lên cùng với những câu hát, lời ru của ông bà, cha mẹ. Theo năm tháng, tình yêu đó dần thôi thúc Phước muốn được hát, được nghe, được đàn giống như các bậc bô lão trong làng. Bởi thế, mỗi khi làng có lễ hội, Phước lại đi theo ông để được ngồi nghe các cụ đàm thoại, nói lý, hát lý Cơ Tu. Pơ Loong Phước kể: “Trước đây chưa có ti vi như bây giờ, mình thường thức nghe các bô lão già làng nói chuyện với nhau. Nghe các cụ nói, hát rất hay, mình thích lắm. Vì thích nên mình tìm tòi đủ thứ để làm các loại nhạc cụ truyền thống. Ở trong nhà, mình treo rất nhiều các loại nhạc cụ to, nhỏ khác nhau.”

    Tại chương trình “Trưng bày và giới thiệu Văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu lần thứ 2”, do Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào giữa tháng Ba năm 2017 vừa qua, Phước là một trong 4 diễn viên của xã Tà Bhing được chọn đi biểu diễn. Với gương mặt khá điểm trai, nụ cười trìu mến, dáng người rắn rỏi, da ngăm đen, chững chạc, trưởng thành hơn so với tuổi là điểm ấn tượng, thu hút người đối diện khi tiếp xúc với Phước. Nhưng điều người ta nể phục và quý mến Phước là niềm đam mê, tình yêu dành cho các loại nhạc cụ dân tộc. Đam mê với văn hóa Cơ Tu, đã khiến Phước không ngừng tìm tòi, nỗ lực học hỏi cách chế tác và sử dụng. Chị Bhing Cảnh, ở thôn Zơ Ra, xã Tà Bhing cho biết: “Phước biết nhiều loại nhạc cụ là do trải qua cả một quá trình học hỏi. Nhất là theo học ở các bô lãng, cụ già trong vùng chơi như thế nào rồi về tập và cũng nhanh học được. Chúng tôi nghe Phước nói lại thế, cách học của Phước chủ yếu là học từ các cụ già thôi.”

    Năm 2013, khi biết tin xã Tà Bhing thành lập câu lạc bộ Dân ca Dân vũ Cơ Tu, Phước đăng ký tham gia và là một trong những thành viên nhỏ tuổi nhất hiện nay. Hoạt động trong câu lạc bộ này, Phước giữ nhiều vai trò từ chơi nhạc cụ và hát. Chị Bhơ Nướch Cheo, Trưởng Câu lạc bộ Dân ca Dân vũ Cơ Tu thôn Zơ Ra, xã Tà Bhing cho hay: “Phước là một trong những thành viên trẻ nhất câu lạc bộ. Những khi làng, xã có việc gì cần, Phước đều tham gia rất là nhiệt tình và năng nỗ. Cái gì Phước cũng làm cả, hát rồi thổi sáo, đánh đàn…cái gì cũng biết. Mình hát theo điệu nào thì Phước đệm đàn, thổi sáo theo điệu đó, chơi được rất là nhiều nhạc cụ.”

    Càng được đi nhiều, biết nhiều, Phước càng cố gắng hơn trong công việc chung của làng, của xã. Cùng với đó, tình yêu văn hóa dân tộc đã giúp cho chàng trai Cơ Tu này có thêm nghị lực để góp phần cùng thế hệ trẻ bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa đặc đắc của đồng bào mình./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC