Tây Giang zư lêy lâng padưr pa’xớc văn hoá Cơ Tu
Thứ năm, 00:00, 08/09/2016
Chr’hoong da ding k’coong Tây Giang, vêy tước 96% đhanuôr Cơ Tu. Tơợ đenh ahay, acoon cóh Cơtu cóh đâu nắc ơy váih lâng zư đợc bha’nọ văn hoá liêm chr’nắp, bấc pr’hoọm acoon cóh.

 

 

    

     Chr’hoong Tây Giang bơơn bhrợ padưr lứch c;moo 2003 đhị pr’đơợ pác đắh chr’hoong Hiên, tỉnh Quảng Nam bhrợ padưr chr’hoong Đông Giang lâng Tây Giang. Pazêng k’tiếc crâng a’bhưi cóh Tây Giang lấh 900 km vuông, dân số lấh 16 r’bhâu, ooy đâu đhanuôr Cơtu lấh 95%.

     Tơợ bêl bhrợ padưr chr’hoong tước đâu, Đảng bộ, chính quyền lâng đhanuôr chr’hoong Tây Giang pabhlâng lêy chắp đắh bhiệc zư lêy lâng padưr râu chr’nắp liêm văn hoá truyền thống âng đhanuôr Cơtu. Ooy đâu, bhiệc bhrợ padưr Gươl, mưy râu bh’rợ văn hoá vel bhươl Cơtu bơơn ta bhrợ chr’nắp bhlâng. Gươl âng manứih Cơtu nắc râu ma bhưi chr’nắp âng acoon cóh, mưy râu văn hoá chr’nắp liêm âng đhanuôr nắc taluôn bơơn manứih Cơtu zư lêy paliêm. Cóh đâu n’jứah zư lêy nghệ thuật kiến trúc, boọc coóch, n’jứah bhrợ têng zâp râu bh’rợ văn hoá, zâp bhiệc bhan truyền thống âng đhanuôr Cơtu.

                        

     Prang chr’hoong vêy 10 chr’val lâng 72 vel bhươl nắc ơy vêy 63 vel bhươl váih gươl. Lấh mơ, zâp trung tâm chr’val, trường học, cơ quan cóh chr’hoong, gươl cung bơơn ta bhrợ padưr. Chr’tốp gươl ta bhrợ ting cơnh xa’nay bh’rợ, cr’noọ truyền thống ma bhưi chr’nắp âng manứih Cơtu. Zên bhrợ têng zâp gươl mơ 300-350 ực đồng. lấh mơ, bấc c’moo nua, lâng c’lâng bh’rợ xã hội hoá, chr’hoong Tây Giang nắc ơy k’rong bhrợ k’noọ 4 tỷ đồng đoọng bhrợ padưr zr’lụ vel bhươl văn hoá, truyền thống Cơtu đhị trung tâm chr’hoong, cóh vel Agrồng, chr’val A Tiêng.

      Lấh mơ Gươl, cóh vel bhươl trung tâm nâu dzợ vêy 10 moong, nắc đông truyền thống âng đhanuôr 10 chr’val cóh chr’hoong chrooi đoọng c’rơ bh’rợ bhrợ padưr. Zr’lụ vel bhươl văn hoá truyền thống nắc dzợ vêy râu chr’nắp, nắc đhr’nông đông dal truyền thống âng manứih Cơtu cóh vel Atu, chr’val Ch’ơm, đăn lâng k’tiếc k’ruung pr’zợc Lào, lâng 40 đông zr’nêệ dzợ ặt váih cóh k’coong ch’ngai Quảng Nam, bơơn âng đơơng chô bhrợ padưr lâng mưy đhr’nông ping xal bhrợ têng ting cơnh pr’ắt tr’mung âng manứih Cơtu chr’nắp bhlâng. Zr’lụ vel bhươl văn hoá truyền thống đhị trung tâm chr’hoong cơnh ngoọ mưy bảo tàng vel bhươl k’tứi đắh văn hoá kiến trúc lâng boọc coọch âng manứih Cơtu cóh Tây Giang. Nâu đoo cắh nặc mưy đhị ặt đhêy âng ta’mooi, nắc dzợ đhị lướt lêy chi’ớh pr’hay chr’nắp đoọng ha đợ apêê ngai kiêng chấc lêy cha’mêết văn hoá acoon cóh Cơtu Quảng Nam.

                          

     Tơợ đenh ahay, văn hoá acoon cóh Cơtu moon zr’nưm lâng manứih Cơtu Tây Giang moon lalay pabhlâng liêm bấc, zâp cơnh. Ooy đâu, nghệ thuật boọc coọch cung liêm chr’nắp âng zâp acoon cóh đhi noo, nắc bơơn padưr liêm choom. Xang mưy cr’chăl k’noọ lêy cơnh ngoọ bil pất, bêl bh’rợ bhrợ padưr pr’ắt tr’mung văn hoá zr’lụ đhanuôr ắt cóh Tây Giang padưr pa’xớc nắc vel văn hoá truyền thống, gươl lâng ping xal boọc bhrợ cóh trung tâm chr’hoong nắc ơy bơơn padưr cớ. công chrooi đoọng âng bấc ngai, hân đhơ cơnh đêếc, bh’rợ pậ chr’nắp bhlâng nắc zâp nghệ nhân bh’lêê bh’la Cơtu, nắc đợ apêê vêy uy tín cóh đhanuôr, tô bhúh. Apêê nắc n’jứah bhrợ lâng moon pachoom đoọng ha lang p’niên đoọng chrooi pa’xoọng zư lêy lâng padưr zâp râu chr’nắp liêm văn hoá truyền thống âng đhanuôr Cơtu.

     Cr’chăl bhiệc bhrợ padưr chr’tốp gươl lâng zâp pr’đươi văn hoá, chr’hoong Tây Giang cung lêy p’gít zư lêy lâng padưr pr’hoọm văn hoá phi vật thể âng manứih Cơtu. Bơơn năl, ooy c’moo 2009, bêl khánh thành zr’lụ vel bhươl văn hoá truyền thống, g’lúh tr’nơợp, chr’hoong Tây Giang bhrợ têng bhiệc bhan hơnh déh cha ha’roo t’mêê cóh prang chr’hoong. Bhiệc bhan cha ha’roo t’mêê bơơn bhrợ padưr nắc râu bhui har chr’nắp bhlâng đoọng ha manứih Cơtu cung cơnh zâp lang đhanuôr cóh chr’hoong.

     Bhiệc chấc lêy t’bơơn zâp râu tr’coọ xa’nưl truyền thống âng acoon cóh, zâp bhr’ươl pr’hát acoon cóh nắc ơy bơơn Phòng văn hoá thông tin chr’hoong pazưm lâng zâp cơ quan, đơn vị lâng zâp vel đông xay bhrợ taluôn. Đội chiing cha’gâr âng chr’hoong lâng zâp chr’val nắc ơy bơơn bhrợ padưr liêm choom đoọng múa hát đhị zâp vel bhươl, bhiệc bhan.

                        

     Đh’rứah lâng zâp bh’rợ n’tếh, c’moo 2012, chr’hoong Tây Giang nắc ơy k’rong bhrợ lấh 400 ực đồng tơợ zên ngân sách âng chr’hoong đoọng câl lâng chấc lêy 2, 3 râu tr’coọ xa’nưl, chiing cha’gâr, n’đoóh a’doóh, pr’chăm paliêm… zâp râu pr’đươi chô đhị zr’lụ k’tiếc, văn hoá, acoon manứih lâng p’rá xa’nay manứih Cơtu cóh Tây Giang bơơn pa’glúh, đoọng padưr dal cr’noọ bh’rợ zư lêy lâng padưr râu văn hoá liêm chr’nắp, tinh thần đoàn kết acoon cóh đhi noo âng đhanuôr cóh vel đông chr’hoong.

     Bấc c’moo hanua, bh’rợ âng t’coóh vel, trưởng vel đắh bhiệc zư lêy zâp râu chr’nắp văn hoá âng đhanuôr Cơtu cung bơơn padưr. Prang chr’hoong vêy 72 trưởng vel, t’coóh vel vêy uy tín, bấc nặc cán bộ đhêy hưu, đảng viên. Bấc t’coóh vel, trưởng vel cóh Tây Giang vêy râu chrooi đoọng liêm chr’nắp ha vel bhươl ooy cr’chăl padưr pa’xớc pr’ắt tr’mung. Cơnh nắc apêê t’coóh vel Cơlâu Nâm cóh vel Pr’ning lâng Bhríu Pố cóh vel A’rấh, chr’val Lăng, t’coóh Ker Tíc cóh vel Ka noonh, chr’val A Xan, Cơlâu Blao cóh vel VoÒng, chr’val Tr’hy, Alăng Avel cóh vel Tà Làng, chr’val Bha Lêê, Alăng Đàn cóh vel A Rớt lâng Arất Đút cóh vel Anoonh, chr’val A Nông…

     Zêng lêy zâp gươl cóh vel đông chr’hoong Tây Giang zêng vêy râu pấh bhrợ chrooi đoọng c’rơ bh’rợ, c’năl bh’riêl âng đợ apêê t’coóh vel, trưởng vel. Apêê nắc đợ manứih zay ta’níh, t’bhlâng bhrợ têng zâp râu pr’đươi pr’dua, tr’coọ xa’nưl, bh’rợ boọch coọch đoọng zư đợc, pachoom đoọng zâp râu chr’nắp văn hoá phi vật thể cơnh prá pr’ma, bhrợ bh’noóch, zâp râu xa’nay t’ruíh bh’lêê bh’la, chiing cha’gâr, taanh dzặc âng acoon cóh Cơtu…

     Đh’rứah lâng bhiệc bhrợ padưr gươl t’mêê, vel bhươl truyền thống âng đhanuôr Cơtu, bấc c’moo hanua, chr’hoong Tây Giang dzợ buôn bhrợ têng bấc bh’rợ chr’nắp cơnh t’ngay bhiệc bhan đại đoàn kết, chợ ch’na đh’nắh Cơtu, t’ngay bhiệc bhan văn hoá Cơtu đhị Đà Nẵng, chô lưm lêy đhị đại đạo Axoò… đoọng p’cắh, xay moon râu văn hoá, zr’lụ k’tiếc lâng acoon manứih Tây Giang đoọng bhrợ padưr pa’xớc văn hoá du lịch, chrooi pa’xoọng padưr pa’xớc pr’ắt tr’mung chr’hoong đông./.

 

TÂY GIANG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CƠ TU

Theo Nguyễn Văn Sơn ( Báo Biên Phòng)

 

     Huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nằm có đến 96 dân số là đồng baò Cơ Tu.  Từ lâu, tộc người Cơ Tu nơi đây đã sở hữu một kho tàng văn hóa phong phú, giàu bản sắc dân tộc.

                         

    Tây Giang được thành lập cuối năm 2003 trên cơ sở tách huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam thành huyện Đông Giang và Tây Giang. Tổng diện tích tự nhiên Tây Giang hơn 900km2, dân số  hơn 16 ngàn người, trong đó, đồng bào Cơ Tu chiếm trên 95%.

    Từ khi tái lập huyện đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tây Giang rất coi trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Trong đó, việc xây dựng Gươl (ngôi nhà làng truyền thống), một thiết chế văn hóa làng Cơ Tu được đặt lên hàng đầu. Gươl của người Cơ Tu là linh hồn của tộc người, một biểu tượng văn hóa cao nhất của cộng đồng nên luôn được người Cơ Tu gìn giữ. Nơi đây vừa lưu giữ nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, vừa diễn ra các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội truyền thống của cộng đồng người Cơ Tu.

    Toàn huyện có 10 xã với 72 thôn thì đã có 63 thôn có gươl. Ngoài ra, các trung tâm xã, trường học, cơ quan trong huyện, gươl cũng được dựng lên. Mái Gươl được dựng tuân thủ cấu trúc, ý niệm tâm linh truyền thống của người Cơ Tu. Kinh phí xây dựng mỗi gươl bình quân 300-350 triệu đồng (2014). Đặc biệt, nhiều năm qua, với chủ trương xã hội hóa, huyện Tây Giang đã đầu tư gần 4 tỷ đồng để xây dựng Khu làng văn hóa, truyền thống Cơ Tu tại trung tâm huyện lỵ (thôn Agrồng, xã A Tiêng).

    Ngoài Gươl, trung tâm làng còn có 10 moong (nhà truyền thống) do nhân dân 10 xã trong huyện góp công sức xây dựng. Khu làng văn hóa truyền thống còn có điểm nhấn là ngôi nhà dài truyền thống của người Cơ Tu thôn Atu, xã Ch'Om (giáp nước bạn Lào), với 40 bếp còn lại duy nhất ở miền núi Quảng Nam, được đưa về phục dựng và một ngôi nhà mồ với những lối kiến trúc và điêu khắc nguyên bản phong cách Cơ Tu rất đặc sắc. Khu vực làng văn hóa truyền thống tại trung tâm huyện giống như một bảo tàng nhà làng thu nhỏ về văn hóa kiến trúc và điêu khắc của người Cơ Tu Tây Giang. Đây không chỉ là nơi dừng chân của du khách, mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá văn hóa tộc người Cơ Tu Quảng Nam.

    Từ lâu, văn hóa tộc người Cơ Tu nói chung và người Cơ Tu Tây Giang nói riêng rất đa dạng, phong phú. Trong đó, nghệ thuật điêu khắc cũng đặc sắc như điêu khắc của các dân tộc anh em, đã được phát huy và phát triển tốt. Sau một thời gian tưởng như bị mai một, khi phong trào xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ở Tây Giang phát triển thì làng văn hóa truyền thống, Gươl và nhà mồ điêu khắc gỗ ở trung tâm huyện được khôi phục lại. Công đóng góp của nhiều người, nhưng vai trò lớn nhất là các nghệ nhân dân gian Cơ Tu, là những người uy tín trong cộng đồng, dòng họ. Họ vừa làm vừa hướng dẫn, truyền nghề điêu khắc cho lớp trẻ để góp phần bảo tồn và phát huy tích cực các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu.

    Bên cạnh việc xây dựng mái gươl và các thiết chế văn hóa, huyện Tây Giang cũng chú trọng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa phi vật thể của người Cơ Tu. Được biết, trong năm 2009, nhân khánh thành Khu làng văn hóa truyền thống, lần đầu tiên, huyện Tây Giang tổ chức lễ hội mừng lúa mới với quy mô toàn huyện. Lễ mừng lúa mới được phục dựng đã tạo ra niềm vui lớn cho tộc người Cơ Tu cũng như các tầng lớp nhân dân trong huyện.

    Việc sưu tầm các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc, các điệu dân ca, hát lý đã được Phòng Văn hóa - Thông tin huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các địa phương triển khai thường xuyên. Đội cồng chiêng của huyện và các xã được xây dựng với trình độ biểu diễn ngày càng được nâng cao để phục vụ các hoạt động văn hóa và lễ hội tại địa phương.

    Cùng với các hoạt động trên, năm 2012, huyện Tây Giang đã đầu tư hơn 400 triệu đồng từ nguồn ngân sách của huyện để mua sắm và sưu tầm một số nhạc cụ, trống, chiêng, khố, váy, trang sức, khung dệt thổ cẩm... Các ấn phẩm về vùng đất, văn hóa, con người và ngôn ngữ Cơ Tu ở Tây Giang được xuất bản, nhằm nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa, tình đoàn kết anh em của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện. 

    Nhiều năm qua, vai trò của già làng, trưởng thôn trong việc lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu cũng được phát huy. Toàn huyện có 72 trưởng thôn, già làng có uy tín, đa số là cán bộ nghỉ hưu, đảng viên. Nhiều già làng, trưởng thôn ở Tây Giang có đóng góp rất tích cực cho địa phương trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Điển hình là các già làng: Cơlâu Năm (thôn Pơh ning) và Bh'ríu Pố (thôn Arởh), xã Lăng; Ker Tíc (thôn Ka noon, xã A Xan); Cơlâu Blao (thôn Voòng, xã Tr'Hy); Alăng Ave (thôn Tà Làng, xã Bha Lêê); Alăng Đàn (thôn A rớt) và Arất Đút (thôn Anoooh), xã A Nông...

    Hầu như tất cả các gươl trên địa bàn huyện Tây Giang đều có sự tham gia đóng góp công sức, trí tuệ của những già làng, trưởng thôn. Họ là những người cần cù, chịu khó tạo ra các công cụ, nhạc cụ, nghệ thuật điêu khắc nhằm lưu giữ, bảo tồn và truyền lại các giá trị văn hóa phi vật thể như nói lý, hát lý, các loại truyện cổ, cồng chiêng, đan lát của dân tộc Cơ Tu...

    Cùng với việc xây dựng mái gươl, nhà làng truyền thống của đồng bào Cơ Tu, những năm qua, huyện Tây Giang còn thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực như: Ngày hội đại đoàn kết, chợ ẩm thực Cơ Tu, ngày hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng, về thăm khu địa đạo Axòo... nhằm quảng bá, giới thiệu nét văn hóa, vùng đất và con người Tây Giang để thúc đẩy phát triển văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà../.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC