Tơngôl A Dớp- Ma nứih zư đớc r’vai n’đoóh a doóh Cơ Tu
Thứ sáu, 00:00, 21/07/2017
...hang cắh vêy tr’pang têy boọ tà râm n’nắc, cắh vêy loom chắp kiêng âng apêê ngai cơnh a dích Tơngôl A Dớp nắc bh’rợ taanh clăng – muy C’kir văn hóa phi vật thể âng ma nứih Cơ Tu k’đhap mặ ặt nhâm cóh pr’ặt tr’mông xoọc đâu cơnh nâu câi

              Bêl râu tr’lúc tr’clai văn hóa ting t’ngay ting k’rơ nắc râu t’bhlâng zư đớc đợ c’léh văn hóa liêm la lay âng đha nuôr acoon cóh nắc muy bh’rợ pa bhlâng chr’nắp. Cóh vel Công Dồn, chr’val Zuốih, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vêy muy cha nắc pân đil đớc toọt lang đay đoọng ha âu zư đớc bhrợ t’taanh n’đoóh a doóh, zư đớc muy râu c’léh liêm pr’hay âng đha nuôr Cơ Tu n’đắh mặt t’ngay lơớp tỉnh Quảng Nam. C’nặt t’rúih “ đoọng ha ma nứih t’coóh t’ha” bêl đâu, a pêê a bhướp a dích, đha nuôr lâng pr’zớc đh’rưah tr’lum ma nứih pân đil n’nâu.

           Âi z’lấh 90 hân noo bhrợ ha rêê, n’đhang tr’pang têy Tơngôl A Dớp công dzợ x’răng ta bách k’đhơợng tr’xâu. Tơợ tr’pang têy boọ ta râm n’nâu, bấc x’rắ cóh n’đoóh a doóh bơơn bhrợ t’váih, c’léh pr’dưr pr’dzoọng âng crâng ca coong Trường Sơn, pô Abhlơm, a ha A tút, ma nưuíh da dặ tân tung âng pân jứih pân đil Cơ Tu bơơn bhrợ t’váih lâng apêê cr’liêng a rắc bhoóc choóh… đợ c’lâng x’rắ cóh a đoóh a doóh liêm pr’hay cơnh lâng pêê pr’hoọm tặm, bhrông, rơớc pa cắh râu cr’noọ cr’niêng dưr z’lấh âng ma nứih Cơ Tu. Pr’hoọm tăm nắc pa cắh ha k’tiếc k’bunh. Pr’hoọm bhrông nắc pa cắh ha mặt t’ngay lâng cr’noọ cr’niêng. Pr’hoọm rơớc nắc đoo râu tr’ang tr’clá, nắc râu pa zum bhrợ liêm pr’hay âng acoon ma nưuíh lâng plêêng k’tiếc. A dích Tơngôl A Dớp xay moon:

          Mắt cắh dzợ ghít cu l’lêy, têy cắh dzợ mặ cu n’tao, hoọng cắh mặt dzợ tợt đanh, cu đhur a bhlâng ặ n’dhơ cơnh đêếc a cu t’bhlâng bhrợ, cu bhrợ mơ dzợ mặ cu p’gớt. Nâu tỵ cr’noọ cr’niêng âng cu.

       Cơnh lâng a dích, tr’naanh tr’xâu cắh vêy nắc muy bh’rợ a năm, nắc đoo râu cr’noọ cr’niêng. A dích kiêng t’taanh tơợ bêl tứi. zấp t’ngay a dích ting ca căn đấc ooy ha rêê chóh ha roo, chóh k’páih, ha dum chô đương lêy ca căn lâng da dích tợt cha pic k’páih, tợt t’tây xang nắc tợt t’taanh. Dâng 6, 7 c’moo a dích âi chơớc lêy c’bhúh a ngoọn crâng bhrợ k’páih đoọng pa choom t’taanh. Đợ bêl dưr pậ m’bứi, a dích bơơn ca căn lâng da dích pa choom đọong cơnh cha píc k’páih, cơnh tây k’páih… r’dợ nắc a dích năl cơnh l’lương lâng tợt taanh. Ting a dích, t’taanh n’đoóh a doóh ma nứih Cơ Tu doó vêy u k’đháp, râu k’đháp bhlâng cóh bh’rợ t’taanh nắc đoo loom nhâm. Bêl mặ p’zay nắc buôn tước loom kiêng lâng zấp râu k’đháp bhlâng công xơợng buôn lứch.

           A dích A dớp vêy tr’pang têy z’hai t’bách lâng loom p’zay. C’lay đay bhrợ têng tơợ chóh k’páih, cha píc, t’tây, lương lâng taanh rác bhrợ t’váih x’rắ cóh a doóh n’đoóh. Tơợ tr’pang têy z’hai g’lăng t’bách x’răng âng a dích nắc đợ ta la n’tuốc a duông r’dợ dưr váih. Liêm lâng mâng. A dích Tơngôl A Dớp nắc ma nứih dzợ bơơn năl cơnh bhrợ z’nươu c’bhum tơợ tơơm ta râm đoọng vêy pr’hoọm tăm ngọt lâng t’viêng a ul. Nâu đoo nắc pr’hoọm bha lâng âng xa nập ma nứih Cơ Tu tơợ a hay. Ting a va, bh’rợ c’bhúm lâng tây k’páih nắc đoo bh’rợ chr’nắp bhrợ t’víah đợ ta la n’đoóh a doó n’tuốc a duông liêm lâng mâng. Pr’đươi đoọng bhrợ z’nươu c’bhúh pr’hoọm tăm ngót nắc pa zêng tà râm, n’nóh a puối ( p’châu)a bhoo bóh, a lọ… chong coh zợ ga ắmc đoọng bhrợ t’váih pr’hoọm tăm ngot. Xang bêl chong bhrợ dâng 1 tuần nắc choom ặ c’bhúm. Adích A Dớp xay moon cơnh bhrợ t’váih pr’hoọm:

              Ha dang kiêng vêy pr’hoọm tăm nắc choom vêy zấp apêê tà râm, n’nóh p’chau, a bhoo bóh, a lọ lâng c’bhúh tước 10 chu, 10 zợ, puốh 10 chu cơnh đêếc. Ha dang kiêng vêy pr’hoọm t’viêng nắc c’bhúm bơr pêê chu a năm bêl lêy đhiệp mơ pr’hoọm âng đay kiêng nặc đhêy. Ha dang kiêng vêy pr’hoọm a ul nắc oó t’moọt  a lọ đớc muy tà râm a năm. Ha dợ kiêng vêy pr’hoọm bhrông, rơớc nắc chơớc lêy cóh crâng apêê a pul vêy pr’hoọm bhrông, rơớc chô úh bhrợ cơnh đêếc âh…

            Xoọc đâu, cắh muy apêê ca coon n’đil, ma mai âng đoo, zấp ngai pân đil pân căn cóh vel Công Dồn công bơơn a dích pa choom đoọng lâng p’too moon zư đớc bh’rợ taanh clăng âng hêê. Tu cơnh đêếc pa zêng ma nứih pân đil cóh vel zấp ngai zêng năl t’taanh, n’đhơ cơnh đêếc c’bhúm k’páih nắc đhêêng dzợ muy a dích hơớ ặ. A dích A dớp moon, n’đhơ nâu câi cắh dzợ ngai chóh k’páih, tây k’páih c’bhúm k’páih; cắh dzợ bơơn lêy pr’hoọm tăm  tà râm boọ cóh têy âng ma nứih Cơ Tu n’đhơ cơnh đêếc a dích yêm loom tu nâu câi apêê a đhi a moó Cơ Tu cóh vel Công Dồn âng a dích zêng âi năl t’taanh. Vêy ngai a chau k’tứi công âi ma năl pa choom tơợ ca căn na noo. A moó A lăng Nhăn, muy cóh bấc ngai âng a dích A Dớp pa choom đoọng xay moon:

              Acu pr’đoọng vêy bơơn a dích Rong pa choom đoọng t’taanh tơợ bêl tứi. Tước nâu câi bấc cơnh taanh bhrợ công dzợ tước t’moóh a dích đoọng pa choom. A dích pa choom đoọng ng’cơnh tây k’páih u mâng lâng liêm, c’bhúh k’páih cơnh u liêm. Choom moon, cóh đâu, zấp ngai zêng lêy a dích nắc ma nứih thầy chăp hơnh, t’bách g’lăng. Đươi vêy a dích nắc bh’rợ taanh noóh a doóh âng Cơ Tu cóh Công Dồn doó bil pật…

A dích Tơngôl A Dớp nâu câi âi t’coóh đhur a bhlâng n’đhơ cơnh đêếc công cắh ha mơ lơi k’páih, z’nươu c’bhum, tr’xâu boọ ta râm. Zấp t’ngay, công dzợ bơơn xơợng ra glóc ra gléc đơơr cóh đhr’nong đong đh’rơơng âng muy cha nắc a dích t’coóh bh’dzang tước c’moo 90. tr’pang têy a dích âi boọ clấp tà râm lấh 50 c’moo đâu. Lâng hang cắh vêy tr’pang têy boọ tà râm n’nắc, cắh vêy loom chắp kiêng âng apêê ngai cơnh a dích Tơngôl A Dớp nắc bh’rợ taanh clăng – muy C’kir văn hóa phi vật thể âng ma nứih Cơ Tu k’đhap mặ ặt nhâm cóh pr’ặt tr’mông xoọc đâu cơnh nâu câi./.

 

TƠ NGÔL A DỚP

NGƯỜI GIỮ HỒN THỔ CẨM CƠ TU

                                                                                                       A  LĂNG LỢI

         Khi sự giao thoa văn hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì nỗ lực giữ gìn những nét văn hóa đặc trưng trong đồng bào các dân tộc thiểu số luôn có một ý nghĩa đặc biệt. Ở thôn Công Dồn, xã Zuôih,huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có một người phụ nữ dành trọn cuộc đời mình để giữ lại nghề dệt thổ cẩm, giữ lại một nét đặc sắc của đồng bào Cơ Tu ở miền Tây Quảng Nam.  

                  Đã qua gần 90 mùa rẫy, nhưng đôi tay TơNgôl A Dớp vẫn lướt thoăn thoắt trên khung dệt. Từ đôi tay dính đậm màu chàm này, những hoa văn thổ cẩm được tạo nên, thấp thoáng ẩn hiện hình ảnh nơi núi rừng Trường Sơn, hoa abhlơm, lá atút, hoa văn điệu múa da dă uyển chuyển của các cô gái, mạnh mẽ của những chàng trai Cơ Tu được tạo ra bằng những hạt cườm trắng tinh khôi... Những đường nét hoa văn thổ cẩm tinh tế, độc đáo với ba màu đen, đỏ, vàng rực rỡ, bay bổng như ước mơ và khát vọng vươn lên của người Cơ Tu từ bao đời nay. Màu đen tượng trưng cho đất đai mà cả cuộc đời bà con gắn bó. Màu đỏ tượng trưng cho mặt trời và khát vọng. Màu vàng là ánh sáng, là sự kết hợp hài hòa của con người với trời, đất.TơNgôl A Dớp tâm sự:

            Mắt giờ nhìn không còn tỏ, tay dệt không còn khỏe và lưng ngồi dệt không còn vững nữa, bà yếu lắm rồi nhưng bà vẫn phải làm. Còn sức bà vẫn còn ngồi dệt. Bởi đây là cuộc sống là niềm đam mê của bà.

             Đối với bà, dệt thổ cẩm không chỉ là nghề mà đó là niềm đam mê. Bà mê dệt từ khi còn rất nhỏ. Hàng ngày bà theo mẹ lên rẫy trồng lúa, trồng bông, tối về ngồi qua sát mẹ và bà ngoại chế biến bông thành sợi rồi dệt. Khoảng 6, 7 tuổi bà đã tự tìm lấy các dây rừng làm sợi bông để tập dệt. Khi lớn lên một chút, bà được mẹ và bà ngoại bày cách tách hạt, bật bông, se sợi,… rồi dần dà bà đã biết dàn sợi và ngồi trong khung dệt để tạo ra những sản phẩm đầu tay. Theo bà, thật ra dệt thổ cẩm của người Cơ Tu không khó lắm. Cái khó nhất trong việc dệt đó là lòng kiên nhẫn. Khi có lòng kiên nhẫn thì sẽ thành đam mê và mọi thao tác khó nhất cũng thành dễ dàng.

          Bà A Dớp có đôi tay khéo léo và bản tính cần mẫn. Tự tay bà thực hiện các thao tác chế biến sợi và luồn những sợi bông vào khung dệt, kết những hạt cườm, những sợi chỉ màu để tạo ra những hoa văn trên nền thổ cẩm. Từ đôi tay khéo léo cần mẫn của bà ADớp những tấm thổ cẩm lần lượt ra đời. Đẹp và bền. Bà Tơngôl Adớp là người nắm giữ bí quyết chế biến thuốc nhuộm vải từ cây tà râm để có màu chàm đen và xanh lơ, đây là màu nền chủ đạo của trang phục truyền thống Cơ Tu. Theo bà, khâu nhuộm và se sợi là khâu quan trọng nhất quyết định tấm thổ cẩm đó bền và đẹp. Nguyên liệu để làm thuốc nhuộm màu chàm gồm cây tà râm, vỏ ốc,  bắp già nướng, củ từ, … ngâm ủ trong các ché lớn để tạo một dung dịch hỗn hợp màu đen tuyền. Sau khi ngâm ủ khoảng tuần thì tiến hành nhuộm vải. Bà A Dớp chia sẻ cách tạo màu:

            Nếu muốn có màu đen tuyền thì cần đầy đủ các nguyên liệu Tà râm (xanh đen), vỏ ốc, bắp già nướng, củ từ và phải làm tới 10 lần nhuộm, 10 lần phơi đồng nghĩa mất tới 10 ché dung dịch như vậy. Nếu muốn có màu xanh đậm thì nhuộm qua vài lần khi nhìn thấy lên tới màu đúng ý thì dừng lại. Nếu muốn có màu xanh lam, trong thuốc nhuộm chỉ cần bỏ cây Tà râm thôi. Còn muốn có màu đỏ, vàng thì tìm củ cây trong rừng có màu đỏ, vàng về nấu và nhuộm tương tự như vậy…

       Hiện nay, không chỉ các con gái, con dâu mà tất cả con gái, phụ nữ thôn Công Dồn cũng được bà bày dạy và nhắc nhở phải giữ nghề truyền thống của tổ tiên. Chính vì thế hầu hết phụ nữ trong thôn ai cũng đều biết dệt, nhưng biết nhuộm vải thì duy chỉ còn bà A Dớp. Bà A Dớp tâm sự, mặc dù, không còn ai trồng bông, se sợi, nhuộm vải; không còn thấy màu chàm dính trên đôi tay của phụ nữ Cơ Tu nhưng bà vẫn vui vì bây giờ các chị em Cơ Tu ở thôn Công Dồn của bà đều đã biết dệt. Thậm chí các cháu nhỏ cũng bắt đầu học dệt từ các mẹ các chị. Chị A lăng Nhăng, một trong nhiều trò giỏi của bà A Dớp bộc bạch:

          Tôi may mắn được bà Rong ( tên gọi thân mật của bà con thôn Công Dồn dành cho bà A Dớp) bày cách dệt thổ cẩm từ lúc còn nhỏ. Đến giờ nhiều kỹ thuật dệt, nhuộm vải tôi vẫn thường tìm đến bà để học hỏi. Bà bày dạy cách se sợi làm sao cho săn chắc thì sợi mới bền, nhuộm thế nào thì mới có màu đẹp và giữ được màu lâu. Có thể nói, ở đây, tất cả chị em đều xem bà như một người mẹ người thầy đáng kính. Nhờ bà mà nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu ở Công Dồn không bị mất đi.

             Bà Tơ Ngôl Adớp nay tuổi già sức yếu nhưng vẫn không rời bỏ cây bông, sợi vải, thuốc nhuộm, khung dệt, tấm vải thổ cẩm thấm đẫm màu chàm. Hàng ngày, những tiếng lách cách vẫn phát ra từ khung dệt trong ngôi nhà sàn nhỏ của một cụ bà bước qua tuổi 90. Đôi tay bà đã nhuốm đậm màu chàm hơn 50 năm nay. Và nếu không có đôi tay dính màu chàm ấy và không có tình yêu của những người nghệ nhân như bà Tơngôl A Dớp thì nghề dệt thổ cẩm truyền thống- một Di sản văn hóa phi vật thể của người Cơ Tu khó mà trụ vững được giữa cuộc sống hiện đạị như ngày hôm nay./.



 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC