T’rúih ooy Alăng Bhuốc ma nứih k’bang bhrợ bha nậ đác
Thứ tư, 00:00, 04/11/2015

# Cóh apêê c’moo zêl prúh a rập Mỹ, prang ca coong Trường Sơn zấp ngai công haanh déh muy cha nắc ma nứih Cơ Tu n’nâu, nắc đoo Alăng Bhuôch ặt cóh cr’chăl Bha Lêê, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. N’đhơ mặt k’bang n’đhơ cơnh đêếc ma nứih dân công n’nâu âi ting pấh guy đơơng hàng, p’nănh cha rắh đoọng ha chiến trường miền Nam. Prang cr’chăl tơợ c’moo 1958 tước 1972, cơnh lâng bêệ tr’lơơng k’đơơng c’lâng, bơr n’đắh chr’lang âng Alăng Bhuốch âi guy 182.000 kg ch’na đh’nắh, p’nănh cha rắh z’lấh ca coong Trường Sơn đoọng đơơng tước ha tiền tuyến. A đoo âi bơơn Nhà nước cher đoọng danh hiệu pr’hắt chr’nắp: Anh hùng Lực lượng vũ trang.

# T’mêê đâu, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Alăng Bhuôch, cơnh t’rúih bh’lô bh’la âng crâng ca coong Tây Giang âi lấh cắh dzợ đhị đong la lay âng đoo. A đoo cắh dzợ, n’đhơ cơnh đêếc cơnh lâng đha nuôr Tây Giang, pa bhlâng bấc t’rúih xay trúih ooy Alăng Bhuôc bơơn bấc ngai trúih cớ cơnh lâng râu hâng hơnh cóh loom luônh.

# Đh’rứah lâng Đông Giang, Tây Giang nắc chr’hoong bơơn pác tơợ chr’hoong Hiên, tỉnh Quảng Nam  đhị đâu 10 c’moo. Bêl đêếc nắc zr’lụ đhăm k’tiếc bơơn năl tước tu cắh vêy điện, cắh vêy c’lâng ôtô, cắh vêy trường, trạm, cắh vêy chợ lâng n’đhơ nắc chính quyền công dzợ căh vêy đong bhrợ bhiệc a ốt. Nâu câi, Tây Giang n’đhơ vêy đh’nớc cóh 62 chr’hoong đha rựt bhlâng âng prang k’tiếc n’đhơ cơnh đêếc cóh brương tr’nu cắh mơ đanh, đhăm k’tiếc dal zôông đăn c’riing plêêng n’nâu vêy mặ z’lấh đha rựt cơnh lâng bấc bh’rợ k’noọ cơnh cắh mặ m’bhrợ. T’rúih ooy Alăng Bhuốch, muy cha nắc k’bang bhrợ bha nậ đác nắc muy cơnh pa đhang moon….

                        images1222682_anhung.jpg

# Đợ bha lang ruộng ting trúih adêr da ding, ta pun ga bọ trúih c’lâng Hồ Chí Minh âi đoọng lêy c’rơ k’rơ đhị đhăm k’tiếc n’đắh mặt t’ngay lơớp âng tỉnh Quảng Nam, đhị vêy đhăm k’tiếc, p’răng boo cắh liêm crêê. Cóh đâu đha nuôr âi trúih đoọng ha zi xơợng ooy muy cha nắc k’bang âi chroi đoọng bhrợ tr’ang ta la tranh tr’mông tr’mêếh âng zr’lụ k’tiếc n’nâu.

Ting ch’mêệt xơợng t’rúih, a zi nắc bơơn tước đong t’coóh Alăng Bhuốch. Mắc đoo lấh k’bang tu k’ay tơợ đâu đanh 76 c’moo chô ooy hoọng. Đhị apêê c’moo c’xêê zêl prúh a rập a bhuy, t’coóh bơơn bấc ngai năl bêl ting pấh guy đạn z’lấh ca coong Trường Sơn cơnh lâng râu tr’ang dzool đoọng c’lâng nắc muy  râu p’rơơm lâng râu mâng loom a năm. Lâng a đoo âi bơơn cher đoọng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.

 T’mêê đêếc nắc âi lấh 76 hân noo ha rêê z’lấh. Dáp tơợ t’ngay plêêng k’tiếc toor t’coóh ặt cóh k’năm k’pặt.  G’lúh zêl a rập a bhuy âi ặ u xang, Alăng Bhuốch rạch chô ooy chr’val Bha Lêê chóh bhrợ đong ma mông đh’rứah lâng k’điêl. Nắc đoo cr’chăl pa bhlâng zr’nắh k’đháp, tu pr’loọng đong t’coóh công cơnh pa zêng đha nuôr Cơ Tu cóh zr’lụ n’nâu nắc muy năl bhrợ ha rêê a năm, cắh âi năl chóh ha roo ruộng. Bh’nơơn ha rêê đhuốch bhrợ t’váih cắh zấp cha ca bhố luônh. Tu cơnh đêếc, râu đâu âi bhrợ ha t’coóh cắh yêm ặt tợt. Cóh đâu bêl ahay tỵ nắc tang cha ớh bóng đá bhứah lấh 5000 mét vuông lấh ta lơi jợ. Đhị âng đhị đâu đanh 23 c’moo, xang bấc ha dum  n’gơơng têy cóh mang, t’coóh âi pa grơơ loom xrắ bha ar zước k’tiếc đoọng bhrợ ruộng. T’coóh xay moon lâng bh’cộ chr’val bêl đêếc ahay cơnh đâu, “cóh cr’chăl zêl prúh a rập a bhuy, acu xơợng cán bộ ma nứih Kinh moon cóh đồng bằng vêy cơnh choom chóh ha roo cóh đác bơơn bh’nơơn dal, apêê a noo pay đoọng k’tiếc ha cu, acu gr’hoót nắc mặ choom cu bhrợ”. Xơợng công  choom ậh, n’đhơ cắh  đươi ha roo chóh cóh đác vêy choom ma mông cơnh chóh đhị cóh, đhị apêê a dêr da ding, n’đhơ cơnh đêếc lêy a đoo đhêê lêê zước ga vớh, x’ría bh’cộ chr’val công đhứh t’ơơi đoọng. Vêy k’tiếc, Bhuốch p’zay k’pậ ta tơ tal prứah, bhậ bha nậ. n’đhơ cơnh đêếc đoọng mặ choom bhrợ ruộng nắc choom váih đác.

                      090520092147-505-329.jpg

 Muy t’ngay âng c’moo 1986, đha nuôr chr’val Bha Lêê lêy t’coóh đuôl cuốc, xuồng muy a đay lướt moọt ooy crâng da ding dal , đhị vêy tu đác k’tứi cắh hooi z’lấh ooy vel. Lêy t’coóh k’bang, zấp t’ngay pếch bhrợ, bấc ngai đha nuôr cóh vel nắc ma t’hêết p’ghít lêy. Năl bh’rợ âng t’coóh bhrợ, bấc ngai cắh mặ p’đhân c’chăng, tu pếch uốch nắc bh’rợ đoọng ha pêê ngai ang mắt a năm choom bhrợ. A noo Alăng Lúi, muy cha nắc đha nuôr cóh chr’val moon:

Bêl a đoo pếch uốch, zấp ngai công moon a đoo n’nâu nắc cắh dzợ pa bhriêl, cắh ngai bhr’nêy k’noọ a đoo cha hooi k’đơơng đác tơợ tu chô tước tang cha ớh bóng âng apêê đoo. Zấp ngai công moon, n’đhơ nắc t’coóh vel, nắc n’đhơ cóh vel bhươl zấp ngai công moon k’dâng lêy a đoo n’nắc vêy râu cắh cơnh c’xu lấh.

Cắh bhrợ păng đợ râu xay moon, t’coóh Bhuốch công p’zay bhrợ têng bh’rợ âng đay. Cơnh đêếc nặ, râu cắh liêm crêê tước. G’lúh đhâ đhá c’lâm bêl dzoóc ga bọ đhị k’coong chăng bhrợ ha t’coóh xiêr lô ooy ta huung, l’ngắt. Đợ bêl r’nghéh, t’coóh c’la đay ta tơ ma mơr chơớc lêy c’lâng chô tước đong. A dích Zơrâm Êm, k’điêl t’coóh Bhuốch trúih:

Muy chu a đoo crêê k’tiếc ga hấp, ga hấp đhộ k’noọ cắh dzợ ma mông. Bêl đêếc nắc muy a đoo a năm lướt, acu cắh vêy ting lướt. Đợ tước lấh 10 giờ ha dum nắc ha dợ bơơn lêy u chô. A đoo moon a đay zăr k’noọ chêệt ặ. Acu t’moóh, hâu tu? A đoo moon crêê k’tiếc ga hấp tu k’tiếc hr’lang, đợ bêl bơơn r’ngéh nắc ha dợ ta tơ chô… Acu ha dêêr loom cắh dzợ cơnh, acu moon oó dzợ may lướt, n’đhơ cơnh đêếc a đoo công cắh tộ xơợng.

 Ặt pa chắp xang bêl lum bhrêy tắh n’nắc, t’coóh nắc cắh dzợ pân pếch bhrợ mương đác xoọc bhrợ la lơ. Cắh vêy cơnh đêếc, xang muy t’ngay pa đhêy cóh đong, nắc a đoo lướt cớ. Z’lấh 4 hân noo bhrợ ha rêê, x’ría acoon mương đác n’juối ch’ngai k’noọ muy cây số tr’nơợp âng ma nứih Cơ Tu cóh m’pâng crâng ca coong Trường Sơn âi bơơn bhrợ têng xang đhị râu bhui har hâng hơnh cắh dzợ cơnh. Hoọm đhị toọm đác liêm ch’ngaach bơơn cha hooi chô tơợ toọm Giang moọt ooy mương đác, t’coóh Bhuốch công bhui har:

Tơợ tốh n’đắh, cóh dal tếh, acu bhrợ, acu pếch, đanh đươnh nắc tước k’tiếc clung nắc vêy choom. Acu cha hooi chô đác, đhơ cơnh đác công mặ hooi. Tr’nơợp a cu bhrợ nắc apêê đoo cắh ngai bhrợ, apêê đoo moon ngai mặ bhrợ? N’đhơ cơnh đêếc lêy acu bhrợ da dô ậh, tu cơnh đêếc bấc ngai công ting bhrợ lâng cu, lâng cơnh đêếc nặc đác âi chô hooi. Zấp ngai công yêm loom.

Vêy ruộng, pr’ặt tr’mông âng pr’loọng đong t’coóh ting t’ngay ting dưr ta clơ. Nâu câi, lấh đhăm 5000 mét vuông bha lang ruộng, t’coóh k’bang Alăng Bhuốch dzợ poóc bhrợ p’xoọng 1000 mét vuông k’tiếc đoọng bhrợ abóc băn a xiu. Lấh mơ, t’coóh dzợ moọt ooy crâng pếch rố k’zệt m’bur cr’đêê chô chóh, bhrợ t’váih muy nang cr’đêê toor vel Za Lốc lâng chóh lấh 200 tơơm quế. T’coóh vel Hốih Lah moon:

 L’lăm ahay, Alăng Bhuốc moon za zum mắt dzợ ang. Tước dâng 12 c’moo nắc A lăng Bhuốch k’bang cắh choom la lêy dzợ. N’đhơ cơnh đêếc, n’đhơ mắt k’bang, nắc bêl zêl prúh a rập a bhuy Bhuốch công ting pấh chiến đấu, đoọng pa dưr vel đong đay. Bh’rợ Bhuốch bhrợ bha nậ đác nắc zấp ngai công moon Bhuốc z’hai, tu vêy bha nậ đác nắc Bhuốch bhrợ ruộng, ha rêê a đoo chóh n’loong, pr’ặt tr’mông dưr ta clơ lâng bấc ngai ting lêy a đoo ma bhrợ têng…

                       images1222725_ong_buoc.jpg

Râu choom hơnh déh bhlâng nắc đoo râu t’bhlâng âng ma nứih k’bang Alăng Bhuốch. Nâu câi ma nứih Cơ Tu cóh chr’hoong da ding ca coong Tây Giang âi bhrợ nắc bhrợ pa bhlâng liêm râu âng đhị đâu lấh k’zệt c’moo bh’cộ, đha nuôr vel đong k’noọ cơnh căh vêy mặ. T’coóh Cơ Lâu Hạnh, bêl ahay nắc bhrợ Trưởng phòng Nông nghiệp chr’hoong Tây Giang moon:

Cơnh lâng zr’lụ da ding ca coong bêl ahay tu pr’đơợ đha nuôr bhrợ thủ công nắc pa bhlâng buôn. T’coóh Bhuốch ting pấh zêl prúh a rập a bhuy, bấc ngai chắp, pân pa chắp pân bhrợ. T’coóh bhrợ lâng đha nuôr ca er, đha nuôr ting bhrợ. Tước nâu câi choom moon ooy ha roo ruộng, đha nuôr âi bhrợ liêm choom. Tơợ cắh năl cơnh bhrợ nắc tước nâu câi apêê đoo âi năl ghít ng’cơnh bhrợ ha roo ruộng. Nắc công zêng ma ting pa choom cơnh bhrợ âng đoo. Choom moon, a đoo nắc vêy c’rơ g’lêếh pa bhlâng ga mắc, bhrợ t’váih pr’đơợ đoọng ha đha nuôr vêy c’năl chóh ha roo ruộng.

Acoon mương Lộ Thiên âng t’coóh Bhuốc nâu câi cắh dzợ. Âi lấh crêê ta ga lấp bêl công nhân bhrợ c’lâng Trường Sơn. Cắh dzợ vêy kênh, t’coóh dzợ c’rơ bhrợ t’váih  lâng muy chu cớ t’coóh nắc cớ đấc ooy da ding ca coong ra lắp đợ c’lang cha hooi đác chô tước ruộng, đoọng t’ngay đâu bêl azi tước, toọm đác liêm ch’ngaach n’nâu  công dzợ za hor hooi cóh m’pâng crâng ca coong./.


CÂU CHUYỆN VỀ A LĂNG BHUỐC- NGƯỜI MÙ LÀM THỦY LỢI


# Trong những năm chống Mỹ, suốt một dải Trường Sơn ai cũng khâm phục một người Cơ Tu đặc biệt, đó là  Alăng Bhuốch ở xã Bha Lêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Mặc dù bị mù nhưng người dân công này đã tham gia vận chuyển hàng hóa, súng đạn chi viện cho chiến trường miền Nam. Suốt từ năm 1958 đến 1972, với chiếc gậy dẫn đường, đôi vai của Alăng Bhuôch đã cõng 182.000 kg lương thực, súng đạn vượt Trường Sơn tiếp viện cho tiền tuyến. Ông đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quí: Anh hùng Lực lượng vũ trang.

# Mới đây, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Alăng Bhuốch, huyền thoại của núi rừng Tây Giang đã từ trần tại nhà riêng. Ông ra đi, nhưng với bà con Tây Giang, rất nhiều câu chuyện về A Lăng Bhuốch được nhiều người kể lại với sự tự hào.

# Cùng với Đông Giang, Tây Giang là huyện được chia tách từ huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam cách đây 10  năm. Khi ấy, đây là vùng đất được biết đến bởi không điện, đường, trường, trạm, chợ và thậm chí chính quyền còn không có cả trụ sở để làm việc.Giờ đây, Tây Giang tuy có tên trong 61 huyện nghèo của cả nước nhưng trong tương lai gần, mảnh đất chót vót nơi cổng trời này sẽ thoát nghèo với những chuyện tưởng chừng không thể. Câu chuyện về A Lăng Bhuốch,  một người mù làm thủy lợi là một ví dụ như vậy….

                                       anh-hung-2_8a9db.jpg

# (Nhạc) Những cánh đồng chạy dọc theo triền núi, bám theo đường Hồ Chí Minh đã cho thấy sức sống mãnh liệt trên dải đất phía Tây tỉnh Quảng Nam, nơi có địa hình, thời tiết rất hiểm trở và khắc nghiệt. Tại đây đồng bào đã kể cho chúng tôi nghe chuyện về một người mù đã góp phần làm sáng bức tranh kinh tế của vùng đất này.

Lần theo câu chuyện, chúng tôi lần đến nhà ông A Lăng Bhuốch. Ông bị hỏng mắt vì ốm từ 76 năm trước. Trong những năm chiến tranh, ông được nhiều người biết khi tham gia tải đạn vượt Trường Sơn bằng ánh sáng soi đường duy nhất là niềm tin và sự kiên trì. Và ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT.

Mới đó mà đã 76 mùa rẫy trôi qua, kể từ ngày thế giới xung quanh ông chìm vào bóng tối. Chiến tranh kết thúc, A Lăng Bhuốchvề xã Bha Lêê dựng nhà sống cùng vợ. Đó là thời kì rất khó khăn, bởi gia đình ông cũng như toàn bộ đồng bào Cơ Tu ở vùng đất này chỉ biết làm nương rẫy, chưa biết làm lúa nước. Sản phẩm nông nghiệp làm ra không đủ ăn. Chính điều này đã làm ông trăn trở. Nơi đây trước kia vốn là sân bóng đá rộng hơn 5000m2 bị bỏ hoang, nơi mà cách đây 23 năm, sau nhiều đêm vắt tay lên trán ông mạnh dạn làm đơn xin cấp đất để làm ruộng. Ông bàn với lãnh đạo xã thời đó rằng, trong chiến tranh, tôi nghe cán bộ người Kinh nói ở đồng bằng có cách trồng lúa nước năng suất cao, các anh cấp đất, tôi hứa sẽ làm được. Nghe thuyết phục, dù không tin cây lúa nước có thể sống được trên rẻo núi trập trùng, song thấy ông năn nỉ, cuối cùng lãnh đạo xã cũng phải miễn cưỡng đồng ý. Có đất, Bhuốch mày mò phát cỏ dại, đắp đê bao. Nhưng để làm được ruộng thì phải có nước.

                        090520092147-120-15.jpg

Một ngày của năm 1986, đồng bào xã Bha Lêê thấy ông mang cuốc, thuổng một mình tìm lên núi cao, nơi có một dòng suối nhỏ không chảy qua bản. Thấy ông mù, ngày ngày đào nui, nhiều người dân trong bản đâm ra tò mò. Hiểu công việc ông làm, nhiều người không khỏi buồn cười, vì đào bới chỉ là việc chỉ dành cho người sáng mắt. Anh A Lăng Lúi, một người dân trong xã nói:

Băng: Khi ông đào ai cũng nói là ông có vấn đề gì đó chứ không ai nghĩ là tự nhiên ông dẫn nước từ trên đầu nguồn về đến sân bóng của họ. Ai cũng nói, cho dù là già làng, rồi trong thôn bản ai cũng nói hình như ông ấy có vấn đề gì đó rồi.

                          090520092148-9-875.jpg

Bỏ ngoài tai những lời dị nghị, ông Bhuốch vẫn kiên trì bám đuổi công việc của mình một cách thầm lặng. Thế rồi tai họa ập đến. Cái trượt chân khi treo mình trên vách núi đã khiến ông lăn xuống vực sâu, bất tỉnh. Tỉnh dậy, ông loay hoay tìm hướng, bò ngược lên núi, tự tìm đường trở về nhà. Bà Zơ Râm Êm, vợ ông Bhuốch kể:

Băng: Một lần  ông ấy bị đất lấp xuống, lấp xuống chỗ dưới ấy, tưởng là chết. Lúc đó thì mỗi ông đi thôi, tôi không đi. Buổi đêm mãi hơn 10 giờ ông ấy mới về. Ông nói mình sắp chết rồi. Tôi nói cái gì mà sắp chết? Ông nói là bị đất núi lở xuống lấp mãi mới tỉnh lại được và về…Tôi hoảng hồn can không cho ổng đi nữa nhưng ổng đâu có nghe.

                       090520092147-505-329.jpg

Cứ nghĩ sau tai nạn ấy ông sẽ dừng công việc đào kênh đang làm dang dở. Nhưng không, sau một ngày dưỡng thương, ông lại cắm cúi vác cuốc, thuổng lên núi. Trải qua bốn mùa rẫy, cuối cùng con kênh thủy lợi dài gần một cây số đầu tiên của người Cơ Tu giữa đại ngàn Trường Sơn đã được hoàn thành trong niềm vui sướng vỡ òa. Tắm trong mình dòng nước mát dẫn về từ Khe Giang qua kênh thủy lợi, ông Bhuốch không khỏi tự ào:

Băng: Từ mãi bên kia kìa, trên cao ấy, mình làm, mình đào, mãi 2,3,4 tháng tới cái đất bằng thì mới được. Mình dẫn nước xuống, riết thì nước cũng xuống được. Ban đầu tôi làm thì họ không làm, họ bảo là làm sao mà làm nổi? Nhưng thấy tôi tội quá nên nhiều người cũng làm phụ tôi, và thế là nước về. Ai cũng vui

Có ruộng, đời sống của gia đình ông ngày càng khấm khá. Giờ đây ngoài hơn 5000 m2 ruộng nước, ông mù A Lăng Buốc còn khai hoang đào 1000m2 đất để làm ao thả cá. Ngoài ra ông còn vào rừng đào cõng hàng chục gốc tre giống về trồng, tạo một rừng tre um tùm bao bọc thôn Zalốc và trồng hơn 200 gốc quế. Già làng Hoih Lah bảo:

Băng: Trước đây thì A Lăng Buốc nói chung mắt còn sáng. Tới khoảng 12 tuổi thì A Lăng Buốc bị mù mắt. Nhưng dù bị mù mắt thì trước đây trong chiến tranh Buôc vẫn tham gia chiến đấu, để trưởng thành cho quê hương mình. Chuyện Buốc làm thủy lợi thì ai cũng bảo là Buốc tài, bởi vì có thủy lợi thì Buốc làm ruộng, rẫy thì ông trồng cây, đời sống khá giả và nhiều người noi gương Buốc để làm theo…

                                  images1222682_anhung.jpg

Điều đáng trân trọng hơn cả chính là sự quyết tâm của người mù A Lăng Bhuốch. Giờ đây người Cơ Tu ở huyện miền núi Tây Giang đã làm là làm rất tốt điều mà cách đây hơn chục năm lãnh đạo, đồng bào địa phương tưởng chừng không thể. Ông Clâu Hạnh, Nguyên Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tây Giang nói:

Băng: Đối với vùng cao trước kia do điều kiện người dân làm thủ công rất là đơn giản. Ông Bhuốch tham gia kháng chiến, có uy tín, lại dám nghĩ dám làm. Ông làm và dân thương dân học theo. Đến giờ này phải nói về lúa nước người dân đã làm rất bình thường. Từ không biết làm mà đến giờ này người ta rất hiếu làm lúa nước, tất nhiên là bắt chước từ cách làm của ông. Phải nói là ông có công lao rất là lớn, tạo điều kiện cho người dân có ý thức trồng lúa nước.

            anh-hung-3_37cdc.jpg                               

            images1222725_ong_buoc.jpg          

Con mương Lộ Thiên của ông Bhuốch bây giờ không còn. Nó đã bị lấp khi công nhân thi công tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Không còn kênh, ông còn sức sáng tạo và một lần nữa ông lại lên núi lắp những ống kẽm đưa nước về tới ruộng, để hôm nay khi chúng tôi đến, dòng nước mát lạnh này vẫn ngân nga chảy mãi giữa đại ngàn./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC