T’ruíh ooy muy a mế Cơ Tu
Thứ hai, 00:00, 09/07/2018
Vêy muy cha nắc a mế Cơ Tu tr’haanh bhlầng cóh pazêng c’moo zêl a rọp a bhuy tu a đoo dưr cắp bưr tước mặ hooi a ham oó đoọng bơơn xợơng đh’riêng rêên âng ca coon, k’nhịt mắt zơ goọ tuôr ca coon luônh âng đay đoọng tệêm ha vel bhươl, zư lêy cách mạng. T’ruíh ngoọ cơnh cha chơr nắc đoo nắc dưr váih cóh đhr’năng vel bhươl crêê a rọp ga ving, z’nắh căh dzợ cơnh. Ma nuýh ca căn nắc đoo nắc a mế A lăng Bhứ, xoọc ặt ma mông đhị vel Tống Cói, chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

 

          

      Cung cơnh apêê pa căn lơơng đhị đhăm k’tiếc Quảng Nam grơơ k’rơ, 16 c’moo pân đil c’mor A lăng Bhứ ơy đấh năl lâng ting pấh bhrợ cách mạng. Lâng loom luônh âng muy cha nắc ma nuýh đa đấh, bhriêl t’béch, grơơ k’rơ, A lăng Bhứ bơơn cán bộ tin đươi k’dua bhrợ thông tin liên lạc đoọng ha bộ đội tợơ a đoo đhiệp 16 c’moo. Cóh pazêng apêê c’moo 1961-1964, a mế nắc ơy z’lấh bom đạn, súng cha rắh lâng pazêng g’lúh plăm prúh âng a rọp a bhuy, đoọng bhrợ têng liêm xang bh’rợ cách mạng ơy bơơn apêê k’dua bhrợ têng.

       Xang nắc muy  bh’rợ căh liêm dưr váih. Nắc đoo moọt cr’chăl grung dưr Mậu Thân 1968, a rọp Mỹ k’đơơng t’bấc ma nuýh lấh dưr pa hư zr’lụ crâng da ding lâng zr’lụ a ral apêê tỉnh miền Trung, cóh đếêc vêy Đông Giang. Bêl đâu vel Rà Vã, chr’val Ting, chr’hoong Đông Giang nắc đhị ban ngành âng chr’hoong pa lớơp ặt pa  bhrợ, tu cơnh đếêc cóh zr’lụ nâu nắc đhị đơ bhlầng a rọp Mỹ buôn lướt ga ving đoọng plăm coóp, k’chệêt ma nuýh. Lalăm t’ngay a rọp moọt ga ving plăm, A lăng Bhứ lâng bấc cán bộ lơơng ơy pa đhấc đhanuôr tước ặt đhị tệêm ngăn. Căh bơơn lêy đhi ặt p’lớơp âng đhanuôr, a rọp pa zay z’lấh zập mét k’tiếc, pa roóh pa rọ bhơi k’tang, panh pa hư căh dzợ cơnh. Bêl đâu, lấh mơ zâng lâng đhr’năng ha ul cha, k’ha riêng đhanuôr xoọc ặt pa lớơp zêng pr’ngau oó đoọng a rọp bơơn năl, lệêng k’chệêt. Cóh boọng gợp ặt pa lớơp, a mế ha ul cha cung bhrợ ca coon k’tứi căh zập muy c’moo ra hal đác tóh ca căn, rêên hớơ, bêl đếêc a mế Bhứ cặp k’niêng griêng, tước bưr dưr hooi a ham, pay têy đay zơ gọo tuôr ca coon oó đoọng a đoo rêên, ha dang rêên nắc a rọp bơơn xợơng. Bêl apêê cóh boọng cắh đoọng za gọo tuôr ca coon nắc a mế Bhứ lơi têy lâng k’óp ca coon dưr xó mứt tợơ boọng gợp. A mế crêê a rọp coop xoọc đếêc lâng zr’nắh căh dzợ cơnh. N’đhơ ca coon luônh đay crêê a rọp dông dzung cóh dal, a cọ ta tộ ooy dứp k’tiếc lâng oóch xăng r’hố bhrợ cr’pân ha dợ a mế Bhứ cung căh xay moon rau rị. A mế truíh: “Ca coon cu rêên nắc a rọp bơơn năl, ha dang a rọp nắc nắc pazêng bộ độ cóh boọng lứch chệêt, tu cơnh đếêc nắc a cu zơ goọ tuôr ca coon oó đoọng a đoo rêên. Lêy cơnh đếêc nắc Bộ đội pay ca coon tợơ têy a cu moon oó bhrợ cơnh đếêc. A cu pa chắp xợơng lâng quyết định nắc glúh tợơ boọng gợp. Bêl glúh tợơ boọng, a rọp k’dua moon vêy mơ ngai ặt cóh boọng? A cu moon căh vêy ngai ặt cóh boọng. A rọp moon a may căh moon nắc a đay pay xăng oóch pa roóh ca coon may chệêt, a cu moon nắc a pêê oóch ặ,  acu căh chệêt cóh têy apêê nắc ha y cung chệêt. Acoon ma nuýh cung chệêt muy chu  năm. Xang đếêc apêê k’dua a cu đơơng pêê tước vêy đong ặt âng đhanuôr, đhị vêy cha néh chr’na đoọng ha cộng sản.  Acu cung căh xay moon rau rị”.

       Xang nắc a rọp cung cắh mặ năl cơnh chếêc bhrợ lâng mị a nhi coon căn. Pleng đoọng, p’niên Hải pr’đoọng bơơn ma mông tợơ rau cr’pân nắc đoo dưr váih. P’niên k’tứi bêl a hay nâu kêi nắc Y Hải, bhrợ Thường vụ Huyện uỷ, Chủ nhiệm Ủy  ban kiểm tra huyện uỷ Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Nắc muy cha nắc ca căn, a moó năl ghít loom luônh âng ma nuýh ca căn bêl pa chô rau chệêt bil muy p’nong ca coon âng đay n’niên t’váih đoọng zư lêy cách mạng, A moó Y Hải moon: “Cảm ơn a bhướp a dích, a bhô dang ơy k’er đoọng ha mế cu lâng cu tu cơnh đếêc dzợ ặt ma mông tước t’ngay đâu. Xợơng a mế lâng pr’zợc âng đoo truíh bêl a hay mế za goọ tuôr cu đoọng zư lêy cách mạng, zư lêy đồng đội đay, acu doó xay moon a mế rau rị xăl đếêc nắc ting k’er a mế lấh mơ tu năl a mế ơy lấh lơi n’jéh luônh âng đay đoọng zư lêy vel bhươl, zư lêy cách mạng”.

       Tợơ lấh t’ngay miền Nam pa chô zêng, A lăng Bhứ chô ooy chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang ting pấh bhrợ bh’rợ pân đil âng chr’hoong, chr’val. N’đhơ bhrợ đhơ đhơ rau a mế cung ta luôn bhrợ têng liêm xang bh’rợ âng đay. Chô đhêy hưu, chô ặt pr’ặt tr’mông cơnh pân lơơng, A lăng Bhứ cung liêm choom nắc muy cha nắc ma nuýh tr’haanh bhlầng âng crâng da ding Trường Sơn. Zập t’ngay, a mế đh’rứah lâng k’díc đoo nắc t’coóh bhươl Y Kông pa zay t’pấh đhanuôr oó  bhrợ pa hư crâng, bhrợ ha rêê, pa dưr chr’nóh chr’bệêt, pa zay pa bhrợ ta têng, k’chụt lơi đhr’năng ha ul đha rựt, zư lêy rau liêm choom âng chr’nắp  văn hoá đhanuôr Cơ Tu. Căh mơ đếêc, a mế Bhứ dzợ nắc ma nuýh pa liêm pr’ặt tr’nớt lâng ngai huông lết, tr’vay tr’lin cóh vel bhươl. Zập bêl, a mế cung vêy pa căh mặt đhị zr’lụ đhanuôr ặt ma mông đoọng t’pấh moon đhanuôr nắc bhrợ pa dưr pr’ặt tr’mông liêm t’mêê, oó bấc n’niên ca coon, pa zay pa bhrợ ta têng, zư lêy vel bhươl bhui har tệêm ngăn… T’coóh Phan Thanh Bình, Bí thư Đảng uỷ chr’val Ba xay moon ooy pa căn Bhứ cơnh đâu: “Đồng chí Bhứ ta luôn tợơp dưr bhrợ têng zập bh’rợ âng vel đong. Đươi vêy đồng chí nắc bh’rợ zư lêy chr’nắp văn hoá Cơ Tu bơơn zư lêy liêm, chi hội pân đil bhrợ pa dưr bấc cr’noọ bh’rợ tr’zúp tr’zooi pa dưr pr’ặt tr’mông, ta bil ha ul pa xiêr đha rựt. Apêê tu bhiệc tr’vay tr’lin cóh vel bhươl a đoo zêng ting pấh trứah bhlếh lơi, đươi tợơ đếêc nắc đhr’năng chính trị tệêm ngăn, đhanuôr bhui har bơơn zư lêy nhâm mâng”.

       Nâu kêi, t’ruíh ooy a mế Alăng Bhứ bơơn apêê lang t’ngay đâu xay truíh đoọng déh hơnh loom luônh liêm ta níh, zay c’rơ, grơơ nhoọl cóh zêl  a rọp a bhuy âng muy cha nắc ca căn. Lâng a mế Bhứ, muy loom lâng cách mạng, loom luônh liêm ta níh a mế đớc đoọng ha vel đong, đoọng ha đhanuôr Cơ Tu nắc tất lang cơnh k’ruung A Vương ta luôn hooi hor cóh m’pâng crâng da ding Trường Sơn./.

 

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT BÀ MẸ CƠ TU

                         Ngọc Vy

Có một người mẹ Cơ Tu nổi tiếng trong những năm chiến tranh bởi hành động cắn môi bật máu để không bật ra tiếng khóc, nhắm mắt siết chặt cổ đứa con mình mang nặng đẻ đau để bảo toàn mạng sống cho dân làng, bảo vệ cách mạng. Câu chuyện tưởng như hoang đường ấy diễn ra trong hoàn cảnh dân làng bị kẻ thù vây ráp, khủng bố dã man. Người mẹ ấy là bà A lăng Bhứ, hiện sống tại thôn Tống Cói, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Cũng như bao bà mẹ ở mảnh đất Quảng Nam anh hùng, 16 tuổi  sơn nữ A lăng Bhứ đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng. Với bản tính lanh lẹ, gan dạ, A lăng Bhứ được cán bộ tin tưởng giao nhiệm vụ thông tin liên lạc cho bộ đội từ năm 16 tuổi. Trong những năm 1961-1964, bà đã vượt qua mưa bom, lửa đạn, những trận càn quét của kẻ địch, để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó.

Rồi một biến cố xảy ra. Ấy là vào sau chiến dịch Mậu Thân 1968, Mỹ tăng cường đánh phá vùng rừng núi và trung du các tỉnh miền Trung, trong đó có Đông Giang. Lúc này thôn Rà Vã, xã Ting, huyện Đông Giang là nơi các ban ngành của huyện hoạt động bí mật, nên nơi đây cũng là tâm điểm giặc Mỹ thường đổ bộ, càn quét, khủng bố đồng bào. Trước ngày địch đến càn quét, A lăng Bhứ và một số cán bộ huyện đã sơ tán bà con đến nơi an toàn. Không lần ra nơi trú ẩn của dân làng, giặc điên cuồng sục sạo từng mét đất, bới từng ngọn cỏ, bắn phá ác liệt hơn. Lúc này, ngoài chịu đựng cơn đói, hàng trăm người dân trú ẩn còn phải tuyệt đối im lặng để tránh bị giặc phát hiện, giết chết. Trong hầm trú ẩn, mẹ đói ăn cũng khiến đứa con nhỏ chưa giáp tuổi đói sữa, khóc ngất, bà Bhứ đã cắn môi bật máu, siết cổ đứa con mình đứt ruột đẻ ra để tránh bị lộ. Khi mọi người trong căn hầm ngăn cản thì người mẹ buông tay và ôm con lao ra khỏi hầm. Bà bị địch bắt ngay lúc đó và bị tra tấn dã man. Mặc dù đứa con bị địch treo chân lên và đốt xăng bên dưới ngay trước mặt, nhưng bà A lăng Bhứ cũng không hé răng bất cứ điều gì. Bà kể: “Con tôi khóc thì mới bị lộ, tôi sợ bị lộ là mấy anh bộ đội chết nên tôi mới bóp cổ con tôi. Bắt đầu bộ đội mới giựt nó bảo đừng làm như thế. Tôi suy nghĩ lại và quyết định bồng con ra khỏi hầm.  Khi ra khỏi hầm, địch bảo khai trong hầm có mấy  người? Tôi bảo không có, không có ai trong hầm. Nó nói mi không khai tau đốt con mi chết, con nói các anh đốt đốt đi, tôi không chết trong tay các anh thì sau này cũng chết. Con người chỉ chết có một lần thôi. Sau đó chúng nói thôi dẫn đi chỗ nào có kho tàng, nhà cửa dân, gạo lúa cho cộng sản. Tôi cương quyết không khai.”

Rồi địch cũng phải thua mẹ con bà. Trời thương, bé Hải may mắn sóng sót qua biến cố ấy. Bé Hải ngày ấy giờ là Y Hải, Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện ủy Đông Giang. Là một người mẹ, chị hiểu nỗi lòng của mẹ mình khi chấp nhận hy sinh đứa con đứt ruột đẻ ra để bảo vệ cách mạng. Chị Y Hải nói: "Cảm ơn ông bà tổ tiên đã thương mẹ mình và mình nên mình vẫn sống đến hôm nay. Nghe câu chuyện của mẹ kể và đồng đội của mẹ trước đây mẹ đã bóp cổ mình để bảo vệ cách mạng, bảo vệ đồng đội, mình cũng không hề trách mẹ mà càng thương mẹ hơn vì biết mẹ đã hy sinh núm ruột của mình để bảo vệ dân làng, bảo vệ cách mạng."

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, A lăng Bhứ trở về xã Ba, huyện Đông Giang tham gia công tác phụ nữ của huyện, xã. Dù ở cương vị nào bà cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nghỉ hưu, trở về với cuộc sống đời thường, A lăng Bhứ vẫn xứng đáng là con người tiêu biểu của núi rừng Trường Sơn. Hằng ngày, bà cùng chồng mình là già làng Y Kông tích cực vận động bà con không phá rừng làm nương làm rẫy, phát triển trồng cây nguyên liệu, tăng gia sản xuất, đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Không những thế, bà Bhứ còn là “hoà giải viên” mát tay trong các v ụ xung đột, bất hòa mâu thuẫn trong nhân dân. Ngày ngày bà đều có mặt ở các tổ dân cư, tổ đoàn kết để vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới, sinh đẻ có kế hoạch, thực hiện tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc …Ông Phan Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy xã Ba nói về bà Bứ:"Đồng chí A lăng Bhứ luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương. Nhờ có đồng chí mà việc bản tồn bản sắc văn hóa Cơ tu được duy trì, chi hội phụ nữ xây dựng được nhiều mô hình giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Các vụ việc mâu thuẫn trong thôn, đồng chí đều tham gia giải quyết, nhờ đó mà tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững"

Giờ đây, câu chuyện của A lăng Bhứ được các thế hệ hôm nay kể lại để ca ngợi đức hy sinh, tinh thần gan dạ, dũng cảm trong chiến tranh của một người mẹ. Với bà, tấm lòng sắt son với cách mạng, tình yêu bà dành cho quê hương, cho đồng bào Cơ Tu luôn mãi như dòng A Vượng dạt dào tuôn chảy giữa đại ngàn Trường Sơn./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC