Tr’xâu taanh n’đoó a doóh âng ma nuýh Cơ Tu
Thứ năm, 00:00, 06/06/2019
Cóh pr’ặt tr’mông zâp t’ngay, pa dưr pr’dzoọng âng ma nuýh pân đil Cơ Tu tớt taanh n’đoó a doóh đhị doó trơ vâng nắc ơl lóih lêy đhị Trường Sơn-Tây Nguyên.

  Xoọc đâu, pân đil Cơ Tu đhị zr’lụ da ding k’coong tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế dzợ đươi dua tr’xâu t’taanh cơnh ty đanh đoọng taanh n’đoó a doóh. Tr’xâu âng ma nuýh Cơ Tu bhrợ tợơ tơơm bh’o căh cợ tợơ cha toong, n’loong lâng bơơn ta bhrợ têng zăng ba buôn. Tr’xâu nắc vêy chi tao vêy ta  bhrợ lâng n’loong lâng bơơn ma nuýh ơy choom taanh bhrợ t’váih. Rau buôn lêy bhlầng âng tr’xâu ma nuýh Cơ Tu nắc pazêng ta coo ta su ta bhrợ lâng jéh cram, n’loong bơơn xứt lâng đong g’dớ. Bh’rợ xứt lâng đong g’dớ nắc đoọng u liêm lâng oó đoọng chỉ buôn ta cệêt cóh đhr’năng taanh, zooi đoọng ha bha âng ma nuýh pân đil đấh lấh, nhâm crêê lấh.

 

Tr’xâu âng ma nuýh Cơ Tu đhơ lêy u buôn ha dợ cung vêy bấc c’nặt bhrợ bhrợ têng. Nắc bêl taanh xang, ma nuýh pân đil bhlếh lơi ta coo, ta su lâng chi tao. Tu cơnh đếêc, ha dang đớc zập rau nâu lalay đhị nắc ma nuýh căh choom t’taanh căh năl nâu đoo nắc tr’xâu âng ma nuýh Cơ Tu h’cơnh ooy.

XoỌc bêl taanh, pân đil Cơ Tu đươi dua zêng dzung, têy. Dzung nắc đoọng zư pa nhâm tr’xâu, ha dợ têy nắc đoọng k’đhợơng ta coo, ta su, chi tao bêl taanh. Choom lêy ghít, cóh đhr’năng taanh cơnh ty đanh âng ma nuýh Cơ Tu, ma nuýh pân đil đươi dua zăng bấc c’rơ. XoỌc bêl tớt taanh nắc ma nuýh pân đil zư c’rơ liêm đoọng pa liêm pa mâng tr’xâu, têy nắc taanh, mắt nắc lêy đoọng ghít oó choom taanh u lết… Lấh mơ, tr’xâu âng ma nuýh CơTu vêy muy a ngoọn đớc cóh hoọng nắc vêy muy p’léh n’loong căh cợ muy p’léh đệêm íh lâng n’căr pa mâng đăh  hoọng. A ngoọn nâu nắc đớc đhị dêu căh cợ đha đhẹng âng ma nuýh pân đil. Cóh đhr’năng taanh, ma nuýh pân đil muy choom cọp ma nuýh chô đăh loom lâng pa grang đắh hoọng. Tu cơnh đếêc, a ngoọn đớc cóh hoọng nắc zư pa nhâm tr’xâu đoọng chỉ đhương liêm bhrẹng.

Pân đil Cơ Tu buôn tớt taanh cóh a lớ bha lệêp cóh hiên đong đh’rơơng, cóh Gươl, pa đhiêr nắc đớc k’páih ơy ta bhrợ liêm. Rau đoọng cha, âm nắc đớc đăn đhị ma nuýh tớt taanh, đoọng buôn pay. Đh’rứah lâng đếêc, pân đil Cơ Tu cung vêy muy bệê đhao k’tứi toóch đoọng cắt lơi n’đoo k’páih căh liêm.

Lang a hay, moọt hân noo xoót ha roo, pân đil Cơ Tu buôn đơơng tr’xâu tước pớ, zơng, n’jứah đương lêy a chim đăh pa hư ha roo, n’jứah tớt taanh. Ha dang ha rêê ch’ngai tợơ vel, pân đil nắc ặt cớ cóh ha rêê. Tu cơnh đếêc, bấc t’la n’đoóh a doóh âng ma nuýh Cơ Tu buôn apêê pân đil taanh bhrợ cóh ha rêê.

Xoọc đâu, ma nuýh Cơ Tu cung ơy năl bhrợ tr’xâu k’tứi lấh liêm buôn đoọng tớt taanh lâng vêy bấc n’đoóh a doóh mai xr’xrặ zập rao pô, p’lêê, lêy liêm lấh. Đhơ cơnh đếêc, zập rau âng tr’xâu cung căh vêy tr’xăl cơnh lâng tr’xâu lang a hay.

Lâng đhr’năng moọt bhrợ têng đh’rứah cóh zập đăh văn hoá liêm t’mêê, bấc lang p’niên Cơ Tu t’ngay đâu kiêng xập xa nập a đhuốc. Đhơ cơnh đếêc nắc bh’rợ t’taanh âng lang a hay dzợ vêy apêê amế, a moó zư lêy lâng pa dưr zư đớc. Pa bhlầng nắc bấc vel đong moọt apêê t’ngay tợơp tuâng căh cợ x’rịa tuâng, căh cợ nắc đươi dua n’đoóh đoọng íh xập nập cơnh đhang t’mêê cơnh íh chr’đhu, áo dài… lâng apêê xập đhị zập t’ngay bhiệc bhan, lễ tết. Nâu đoo nắc cung muy cơnh bhrợ laliêm âng ma nuýh Cơ Tu cóh bh’rợ zư lêy lâng pa dưr văn hoá ty đanh âng aconh a bhướp./.

KHUNG DỆT THỔ CẨM CỦA NGƯỜI CƠ TU

                                        CTV Nguyễn Văn Sơn       

Trong cuộc sống đời thường, hình ảnh phụ nữ Cơ Tu bên khung dệt truyền thống những khi nông nhàn đã trở nên quen thuộc ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên.

Hiện nay, phụ nữ Cơ Tu ở vùng núi tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế vẫn sử dụng khung dệt truyền thống để dệt thổ cẩm. Khung cửi của người Cơ Tu làm từ cây lồ ô hoặc nứa, gỗ và được chế tác khá thô sơ. Trong các bộ phận của khung cửi, chỉ duy nhất cây dập sợi được làm bằng gỗ và thường được những người lành nghề chế tạo.  Điểm nổi bật ở khung cửi của người Cơ Tu là những thanh tre, gỗ được thoa bằng sáp ong. Việc đánh bóng bằng sáp ong chẳng những làm đẹp cho từng bộ phận của khung cửi mà còn có tác dụng ngăn cản việc dính sợi với nhau hoặc làm rối sợi trong quá trình dệt vải, giúp cho quá trình dệt vải của người phụ nữ nhanh hơn, chính xác hơn.

Khung cửi của người Cơ Tu tuy đơn giản nhưng cũng có nhiều bộ phận khác nhau được lắp ráp. Thường thì sau khi dệt xong, người phụ nữ tháo rời các bộ phận ra. Chính vì thế, nếu đặt từng bộ phận riêng lẻ, người không biết nghề rất khó nhận biết khung cửi của người Cơ Tu như thế nào.

Trong khi dệt, phụ nữ Cơ Tu sử dụng cả tay và chân. Chân dùng để giữ khung cửi, còn tay để đưa đẩy con thoi. Có thể thấy, trong quy trình dệt vải truyền thống Cơ Tu, người phụ nữ sử dụng khá nhiều sức. Trong khi dệt người phụ nữ phải dùng sức để giữ căng khung cửi, tay đưa thoi để dệt liên tục, mắt phải quan sát kỹ để không bị nhầm mũi thoi… Ngoài ra, khung cửi của người Cơ Tu thường có một dây quai lưng. Dây quai lừng gồm có một miếng đệm lót bằng da hoặc bằng gỗ được buộc vào thanh quai lưng. Dây quai lưng này nằm ở vị trí eo của người phụ nữ. Trong quá trình dệt, người phụ nữ chuyển động cơ thể liên tục theo hướng rướn người về phía trước và lùi lại phía sau. Chính vì thế, dây quai lưng này sẽ giữ chặt khung cửi cùng với lực của cơ thể để sợi vải không bị chùng.

Phụ nữ Cơ Tu thường ngồi dệt trên chiếu, trước hiên nhà sàn, trong Gươl, xung quanh là rổ sợi được se sạch. Những bàn chải làm bằng sợi dừa hay vỏ trái bắp và một bát nước được đặt gần tay người dệt. Bên cạnh đó, phụ nữ Cơ Tu cũng có một con dao sắc nhỏ để xén tỉa các sợi chỉ bị xơ hoặc các tạp bẩn khỏi sợi bông.

Ngày xưa, vào mùa lúa chuẩn bị chín, phụ nữ Cơ Tu thường mang khung cửi lên chòi canh, vừa canh lúa khỏi chim sóc phá vừa ngồi dệt vải. Nếu rẫy xa làng, người phụ nữ thường ở lại luôn trên rẫy. Chính vì thế, nhiều tấm vải của người Cơ Tu thường được phụ nữ dệt ngay trên rẫy.

Hiện nay, người Cơ Tu cũng đã cải tiến khung cửi nhỏ gọn hơn nhằm thuận lợi trong quá trình dệt vải và cho ra nhiều sản phẩm hoa văn cầu kỳ hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên, các bộ phận của khung cửi vẫn không thay đổi so với khung dệt xưa.

Trước xu hướng hội nhập các nền văn hóa tiến, phần đa giới trẻ Cơ Tu ngày nay chuộng các trang phục Tây âu. Thế nhưng việc dệt vải truyền thống vẫn được các mẹ, các chị bảo tồn, gìn giữ. Đặc biệt, nhiều địa phương đã phát động phong trào mặc trang phục truyền thống vào các ngày đầu tuần hoặc cuối tuần, hoặc sử dụng vải truyền thống may cách tân thành váy, Áo dài… và diện trong các dịp lễ, tết. Đây cũng là một cách làm hay của người Cơ Tu trong việc gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC