BĂN CHR’GƠƠNG C’LÂNG DƯR ZI LÂH ĐHA RƯT ĐHỊ DA DING K’COONG
Thứ sáu, 17:01, 06/12/2024 Đình Thiệu Đình Thiệu
Băn chr’gơơng pay t’ghêy xoọc ta lêy năc c’lâng dưr zi lâh đha rưt t’mêê lâng zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong tỉnh Quảng Nam.

Nâu đoo cung năc mưy ooy bâc bh’rợ đăh “pa dưr pa xơc bhrợ cha p’têêt pa zưm ting n’juông chr’năp” âng xa nay bh’rợ k’tiêc k’ruung đăh pa dưr pa xơc pr’ăt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong cr’chăl c’moo 2021 - 2025 xoọc bơơn tỉnh Quảng Nam xay bhrợ liêm choom.

 

 

Tơợ zên âng xa nay bh’rợ k’tiêc k’ruung pa dưr pa xơc pr’ăt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong cr’chăl c’moo 2021 - 2025, chr’hoong da ding k’coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ơy xay bhrợ xa nay bh’rợ p’têêt pa zưm băn chr’gơơng pay t’ghêy. Chr’hoong nâu p’têết pa zưm lâng HTX Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh zooi đoọng đhanuôr băn bhrợ. UBND chr’hoong Đông Giang bhrợ c’la k’rong bhrợ zooi đoọng zên ha zâp pr’loọng đhanuôr ting băn bhrợ. Hợp tác xã Hương Sơn âng đoọng m’ma, k’đươi cán bộ thú y lêy cha mêêt, pa choom đoọng đăh băn zư, bhrợ c’roọl bh;năn lâng gr’hoot moon câl pay zêng đợ t’ghêy chr’gơơng ting cơnh zên đăh thị trường, ting lêy g’luh câl pay.

T’cooh A Lăng Dự, coh chr’val Tà Lu, chr’hoong da ding k’coong Đông Giang mưy ooy đợ pr’loọng tr’nơợp ting pâh bhrợ xa nay bh’rợ lêy băn chr’gơơng pay t’ghêy nâu. Xang bêl pâh lơp pa choom băn chr’gơơng lâng lươt pâh lêy đhị chr’hoong Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, t’cooh Dự vêy ta đoọng 5 p’nong m’ma chr’gơơng pa zêng 3 p’nong căn, 2 p’nong conh lâng bhrợ c’roọl lêy băn p’loh đợc. Xang k’noọ 1 c’moo, chr’gơơng dưr vaih liêm choom, 1 p’nong ơy choom pay t’ghêy. Zâp đoo chr’gơơng ooy c’moo vêy choom 2 chu lêy pay t’ghêy, bêl g’luh pay t’ghêy bha lâng năc tơợ c’xêê 12 âm c’moo lăm tươc c’xêê 1 âm c’moo t’tưn, k’dâng ooy c’xêê 6 lâng 7 năc pay t’ghêy liêm xang. T’cooh A Lăng Dự đoọng năl, ting lêy ooy đăh bhiệc băn zư, zâp c’moo 1 p’nong chr’gơơng choom pay mơ 1 ký tước 1,5 ký t’ghêy. Zên pa câl 1 ký t’ghêy xoọc đâu coh thị trường mơ 14 ực đồng. Ha dang băn zư liêm choom, zên pa chô đăh pa câl t’ghêy chr’gơơng liêm choom bhlâng:

“Chr’gơơng nâu cung doọ lâh buôn k’ay, băn cung buôn. Mưy t’ngay lêy băn zư mơ 1 tươc 2 tiêng, 1 tiếng căt bhơi k’tang lâng dzợ ha mơ năc lêy pac đoọng chr’gơơng cha. Bhơi k’tang âng đay choh bhrợ cơnh cỏ voi, a’tao, hi la n’loong cơnh hi’ra, râu hi la ma a’ngoọn. Bêl cr’chăl lêy pa câl t’ghêy ha dang coh thị trường dưr bâc năc đăh HTX cung pa dzoọc zên”.

Đhị chr’val Tà Lu, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam xoọc vêy 5 pr’loọng đông ting lêy băn chr’gơơng pay t’ghêy. Zâp pr’loọng đông nâu vêy ta đoọng 5 p’nong m’ma chr’gơơng đoọng băn pa dưr. Xọoc đâu, chr’hoong Đông Giang xoọc p’too p’zương lêy băn ting c’bhuh pr’loọng pa zưm tơợ 10 p’loọng tước 15 pr’loọng bhrợ pa zưm đoọng bhrợ c’roọl bh’năn lêy băn ga măc lâh, k’đươi moon manưih lêy bơơn bhơi k’tang, đoọng chr’gơơng cha lâng lêy pay t’ghêy đoọng k’míah cr’chăl t’ngay lâng manưih bhrợ. T’cooh A Lăng Lam, Phó Chủ tịch UBND chr’val Tà Lu, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl: Tr’nơợp đoọng lêy bh’rợ băn chr’gơơng pay t’ghêy nâu liêm choom. Nâu đoo năc mưy ooy đợ c’lâng lươt chrooi pa xoọng ooy cr’noọ bh’rợ pa xiêr đha rưt, bhrợ pa dưr cr’noọ bh’rợ bhrợ cha k’van đoọng ha đhanuôr da ding k’coong. Vel đông ta luôn pa zưm lâng đơn vị pa zưm bhrợ lớp pa choom đăh bhiệc băn zư, bhrợ c’roọl bh’năn, p’too p’zương đhanuôr ting pâh lêy băn chr’gơơng pay t’ghêy nâu:

“Ooy cr’chăl lêy cha mêêt năc lêy chr’gơơng nâu vaih liêm choom, bơr pêê pr’loọng ơy pay t’ghêy, vêy đơn vị pay câl. Lêy đhanuôr cung yêm loom, rơơm ha y chroo pa dưr pa xớc, t’bhưah lâh mơ bh’rợ nâu đoọng đhanuôr vêy zên pa chô, zi lâh đha rứt”.

Tước đâu, đhị chr’hoong da ding k’coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ơy xay bhrợ 10 n’juông p’têêt pa zưm bhrợ pa dưr bh’rợ tr’nêng lâng pa câl bh’nơơn pr’đươi ting n’juông pa câl chr’năp tơợ zên âng xa nay bh’rợ k’tiêc k’ruung pa dưr pr’ăt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong cr’chăl c’moo 2021 - 2025. Ting lêy zâp bh’rợ k’rong bhrợ nâu k’dâng 5 tỷ đồng. Bêl căh ơy xay bhrợ zâp Dự án pa zưm bhrợ nâu, UBND chr;hoong Đông Giang ơy k’đươi zâp c’bhuh pa bhrợ chô đhị zâp vel đông coh tỉnh lâng zâp tỉnh Hà Tĩnh, Yên Bái lâng zr’lụ Tây Nguyên đoọng châc lêy năl, cha mêêt lêy đhị băn bhrợ, pr’đơợ băn zư, k’tiêc k’bunh ha cơnh, năc lêy cung tr’cơnh. Xang nặc, chr’hoong k’đươi moon đông k’rong bhrợ lêy cha mêêt, châc lêy năl lâng pa zưm bhrợ ting n’juông chr’năp. Tươc đâu, bơr pêê bh’rợ pa zưm bhrợ g’luh tr’nơợp vêy đơơng chô bh’nơơn liêm choom, cơnh băn chr’gơơng pay t’ghêy, choh quế, chè a’ngoọn, ba kích... zêng xoọc pa dưr pa xơc liêm choom, gr’hoot đợc vêy đơơng chô zên têêm ngăn ha đhanuôr. T’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl:

“Bơr pêê bh’rợ xoọc xay bhrợ cơnh băn chr’gơơng pay t’ghêy, nâu đoo năc bh’rợ t’mêê. Xọoc đâu, bơr pêê vel đông cơnh thị trấn Prao, chr’val Tà Lu, Zà Hung lâng chr’val Tư ơy xay bhrợ, vaih đợ n’juông pa câl chr’năp. Ooy cr’chăl nâu a’tôh, chr’hoong t’bhlâng lêy cha mêêt, bhrợ liêm choom lâng t’bhưah pa xoọng đhị bơr pêê vel đông lơơng. Chr’hoong t’bhlâng lêy cha mêêt đoọng ha đhanuôr băn a’xiu coh rôh đhị zâp a’boc thuỷ điện Sông Kôn, thuỷ điện A Vương”.

Dự án k’tứi 1 âng Dự án 3 đăh “Zooi đoọng pa dưr pa xơc p’têêt pa zưm ting n’juông chr’năp” âng xa nay bh’rợ k’tiêc k’ruung pa dưr pr’ăt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong cr’chăl c’moo 2021 - 2025 xoọc bơơn tỉnh Quảng Nam xay bhrợ. Nâu đoo cung năc mưy ooy đợ xa nay bh’rợ vêy pay đoọng zên liêm choom lâng xay moon vêy pa chô bh’nơơn liêm. Bơr pêê bh’rợ pa zưm bhrợ năc vêy bhrợ t’vaih c’lâng lươt t’mêê, liêm choom zooi đoọng đhanuôr da ding k’coong Quảng Nam zi lâh đha rưt, bhrợ cha k’van. Ooy cr’chăl xay bhrợ zâp dự án, c’năl bh’rợ âng đhanuôr tr’xăl liêm choom đăh cr’noọ bh’rợ, bhiệc lêy bhrợ đoọng pa dưr pr’ăt tr’mung pr’loọng đông lâng pâh bhrợ pa dưr pr’ăt tr’mung t’mêê đhị đhăm k’tiêc ặt t’mêê. T’cooh Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đoọng năl, tỉnh t’bhlâng xay bhrợ chính sách p’too p’zương pa dưr pa xớc đăh pa zưm bhrợ, p’têêt pa zưm bhrợ têng lâng pa câl bh’nơơn pr’đươi ha rêê đhuốch:

“Quảng Nam cung t’đui đoọng pa zưm k’đươi moon zâp chr’hoong têêm ngăn đăh bhiệc pa dưr zâp bh’nơơn pr’đươi ơy vaih, lươt đh’rưah lâng pa dưr pa xớc bh’nơơn pr’đươi t’mêê. Ooy đâu, azi pa zưm zươc bhrợ k’đơơng đăh địa lý, đoọng têêm ngăn ha thương hiệu, nhãn mác âng bh’nơơn pr’đươi”./.

NUÔI HƯƠU SAO LẤY NHUNG, HƯỚNG THOÁT NGHÈO MỚI  TẠI MIỀN NÚI QUẢNG NAM                                                              

Nuôi hươu sao lấy nhung được xem là hướng thoát nghèo mới đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là một trong nhiều mô hình về “phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 đang được tỉnh Quang Nam triển khai có hiệu quả.

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã triển khai chương trình liên kết chăn nuôi hươu sao lấy nhung. Huyện này liên kết với HTX Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ người dân chăn nuôi. UBND huyện Đông Giang làm chủ đầu tư hỗ trợ vốn các hộ dân tham gia chuỗi giá trị. Hợp tác xã Hương Sơn cung cấp con giống, cử cán bộ thú y theo dõi, hướng dẫn người dân cách chăn nuôi, làm chuồng trại và cam kết thu mua sản phẩm nhung hươu theo giá thị trường, tùy vào thời điểm thu mua.

Ông A Lăng Dự, ở xã Tà Lu, huyện miền núi Đông Giang một trong những hộ dân đầu tiên tham gia chương trình liên kết nuôi hươu sao lấy nhung. Sau khi dự lớp tập huấn cách nuôi hươu và đi tham quan thực tế tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, ông Dự được cấp 5 con hươu giống gồm 3 con cái, 2 con đực và làm chuồng thả nuôi. Sau gần 1 năm, hươu phát triển tốt, 1 con đã cho khai thác nhung lứa đầu tiên. Mỗi con hươu trong năm có 2 vụ khai thác nhung, vụ chính từ tháng Chạp năm trước đến tháng Giêng năm sau, vụ khai thác vét vào khoảng tháng 6, tháng 7. Ông A Lăng Dự cho biết, tùy vào chế độ chăm sóc, mỗi năm 1 con hươu khai thác từ 1kg đến 1,5 kg nhung. Giá 1kg nhung hươu hiện nay trên thị trường khoảng 14 triệu đồng. Nếu chăm sóc tốt, nguồn thu nhập từ bán nhung hươu là rất lớn:

“Con hươu này cũng ít bệnh vặt, với lại nuôi cũng dễ. Một ngày bỏ ra thời gian chăm sóc từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ, 1 tiếng cắt cỏ và thời gian còn lại chia ra để cho hươu ăn. Cỏ chủ yếu mình trồng, như cỏ voi, mía, lá cây ngoài tự nhiên như lá sung, loại dây leo. Thời điểm thu mua nhung hươu nếu giá thị trường tăng thì bên HTX cũng tăng giá lên”.

Tại xã Tà Lu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam hiện có 5 hộ tham gia mô hình liên kết nuôi hươu lấy nhung. Mỗi hộ được hỗ trợ 5 con hươu giống để phát triển đàn. Hiện nay, huyện Đông Giang đang khuyến khích nuôi theo nhóm hộ, từ 10 hộ đến 15 hộ lập một nhóm để làm chuồng trại quy mô lớn, phân công nhau cắt cỏ, cho hươu ăn và khai thác nhung để tiết kiệm thời gian và nhân công. Ông A Lăng Lam, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Lu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: bước đầu cho thấy mô hình nuôi hươu sao lấy nhung có nhiều triển vọng. Đây là một trong những hướng đi góp phần vào mục tiêu giảm nghèo, mở ra triển vọng làm giàu cho bà con miền núi. Địa phương thường xuyên phối hợp với đơn vị liên kết mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, làm chuồng trại, khuyến khích người dân tham gia nuôi hươu lấy nhung:

“Quá trình kiểm tra theo dõi thấy hươu phát triển tốt, một số hộ cũng đã cắt nhung, được đơn vị liên kết chuỗi cung ứng đến mua. Thấy bà con cũng rất phấn khởi. Mong muốn sau này được phát triển, nhân rộng mô hình này để bà con có thu nhập, vươn lên thoát nghèo”.

Đến nay, tại huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã triển khai 10 chuỗi liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Bình quân mỗi chuỗi có giá trị đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Trước khi triển khai các Dự án liên kết, UBND huyện Đông Giang đã cử các đoàn công tác đi đến các địa phương trong tỉnh và các tỉnh  Hà Tĩnh, Yên Bái và khu vực Tây Nguyên để tìm hiểu, tham khảo thực tế các mô hình điểm, có điều kiện về tự nhiên, thổ nhưỡng và xuất phát điểm tương đồng. Sau đó, huyện mời gọi nhà đầu tư vào khảo sát, tìm hiểu và liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Đến nay, một số mô hình liên kết bước đầu mang lại hiệu quả, điển hình như nuôi hươu sao lấy nhung, trồng quế, chè dây, ba kích.. đều đang phát triển tốt, hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho bà con. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết:

“Một số mô hình hiện nay đang triển khai như nuôi hươu sao chẳng hạn, đây là mô hình mới. Hiện nay một số địa phương như thị trấn Prao, xã Tà Lu, Zà Hung và xã Tư đã triển khai, bước đầu đó thành quả nhất định về chuỗi liên kết giá trị. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và nhân rộng thêm một số địa phương khác. Huyện  tiếp tục nghiên cứu cho bà con vào nuôi cá lồng bè tại các thủy điện Sông Kôn, thủy điện A Vương”.

Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 về "Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025  đang được tỉnh Quang Nam triển khai. Đây cũng là 1 trong số các dự án thuộc chương trình mục tiêu này có tỷ lệ giải ngân tốt và bước đầu đánh giá là có hiệu quả. Một số mô hình liên kết  mở ra hướng đi mới, có triển vọng để giúp bà con miền núi Quảng Nam thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong quá trình triển khai các dự án, nhận thức của người dân thay đổi tích cực trong cách nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế hộ gia đình và tham gia xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Ông Trần Anh Tuấn,  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: tỉnh tiếp tục triển khai chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

“Quảng Nam cũng ưu tiên tập trung chỉ đạo các huyện bảo đảm về việc nâng cấp sản phẩm đã có, đi đôi với phát triển mới sản phẩm. Trong đó, chúng tôi tập trung đăng ký chỉ dẫn địa lý, để đảm bảo cho thương hiệu, nhãn mác của sản phẩm”./.

Đình Thiệu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC