Dự án n’nâu năc ting pa mâng lâng pa dưr pr’ắt tr’mông âng đhanuôr, cha groong liêm choom bhlâng râu bil hư tu đhí boo, tuh bhlong bhrợ t’vaih, lướt dziing ắt; zooi đhanuôr vêy zr’lụ ắt mamông t’mêê têêm ngăn, nhâm mâng pr’ắt tr’mông.
T’cooh Ka Hiên Đời, manuyh Cơ Tu, coh chr’val Cà Dy, chr’hoong Nam Giang năc manuyh khúch goo. Đhr’nong đong đoo l’lăm ahay xa pợ lâng tôn, z’đâr ván, boo năc ha ruôi, p’răng năc tr’clá. Nâu cơy đươi vêy xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh, ađoo vêy ta zooi bhrợ đong ắt t’mêê. T’coo Ka Hiên Đời bhui har pa bhlâng, tu hân đhơ vêy pâm poo ađoo công căh pân k’noọ ađay vêy đhr’nong đong cơnh đâu: “Đươi vêy nhà nước zooi đoọng đhanuôr coh đâu vêy ta zooi bấc pa bhlâng, zooi pếch chuah, xây z’đâr, n’toh mống năc vêy apêê đha đhâm c’mor bhrợ đoọng, đhanuôr công zooi đoọng. Zập ngai zêng bhui har ha cu năc vêy đong ắt liêm mâng. Vêy đhr’nong đong n’nâu năc hân đhơ cha arong công bhui har. Apêê coh bhươl cr’noon lêy acu vêy đong ắt t’mêê năc apêê đoo công bhui har bhlâng”.
Công cơnh t’cooh Ka Hiên Đời, t’cooh Nguyễn Văn Cường, đhanuôr Ca Dong, ắt mamông coh bha nụ Ông Bình, cr’noon 3, chr’val Trà Don, chr’hoong Nam Trà My công vêy ta đoọng zên bhrợ đong ắt t’mêê tơợ zên prặ âng Dự án 1: “Zooi pr’loọng đong đharựt bhr’lậ đhr’năng ta bhúch k’tiếc ắt, đong ắt, k’tiếc bhrợ cha, đác đươi” coh Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông coh zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong. Đhr’nong đong t’cooh Cường năc êêh râu đong xây nhâm mâng cơnh đong t’cooh Ka Hiên Đời năc công nhâm mâng 3 râu griing. T’cooh Nguyễn Văn Cường xay truih: “Acu bhui har bêl vêy đhị ắt mamông nhâm mâng năc công doọ lâh k’rang. Zập c’moo đoo bêl tước hân noo boo năc xó mút ooy lơơng căh pân xiêr ắt tu đong zêng u gớt. Nâu cơy ơy vêy đhăm k’tiếc liêm nhâm cơnh đâu năc bhui har pa bhlâng.”
Tỉnh Quảng Nam t’bhlâng tước c’moo 2025 năc ra pặ, nhâm mâng đhị ắt mamông ha lâh 7.800 pr’loọng đong đhanuôr acoon coh tơợ zên prặ âng Dự án 1: “Zooi pr’loọng đong đharựt bhr’lậ đhr’năng ta bhúch k’tiếc ắt, đong ắt, k’tiếc pa bhrợ, đác đươi” lâng Dự án 2: “Quy hoạch, ra pặ, đớc đoọng, nhâm mâng đhanuôr ắt mamông coh pazêng zr’lụ bha lâng”. Manuyh âng dự án n’nâu năc pr’loọng đong đhanuôr acoon coh lum pr’ắt tr’mông zr’năh k’đhap, pr’loọng đong manuyh acoon Kinh ắt mamông coh cr’noon, chr’val pa bhlâng zr’năh k’đhap zr’lụ đhanuôr acoon coh năc căh ơy vêy k’tiếc ắt, đong ắt căh cậ đong ắt crêê t’răh ha ruôi, zêng hư. Lâh đợ zên zooi đoọng âng Trung ương, zập pr’loọng đong bơơn đươi dự án năc vêy ngân sách vel đong zooi p’xoọng pr’loọng đong đharựt bhrợ đong ắt t’mêê nhâm mâng “3 griing”.
Chr’hoong da ding k’coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam dzợ k’dâng 1500 pr’loọng đong đharựt vêy ta zooi ooy đong ắt, k’tiếc pa bhrợ. Chr’hoong Nam Giang t’bhlâng tước c’moo 2025, năc ơy bơơn t’bil lơi đong zir hư ha pr’loọng đong đharựt, pr’loọng đong đăn đharựt. T’cooh Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam prá xay, đợ zên tơợ dự án 1 lâng dự án 2 âng Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong năc zooi vel đong vêy p’xoọng c’rơ đoọng pa tơơi k’ha riêng pr’loọng đong đhanuôr tước ooy zr’lụ ắt mamông zazum, nhâm mâng râu liêm crêê lâng nhâm mâng pr’ắt tr’mông ha đhanuôr. Lâh n’năc, chr’hoong công t’bhlâng bhr’lậ pazêng râu zr’năh k’đhap đớc đoọng k’tiếc pa bhrợ, k’tiếc ắt đoọng ha đhanuôr crêê ta bhúch k’tiếc ắt, đong ắt. Tu kiêng zooi bhrợ đong ắt năc đhanuôr vêy k’tiếc ắt nhâm mâng. T’cooh Châu Văn Ngọ prá xay p’xoọng: “Tơợ xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung, coh 2 c’moo ahay tơợ zên prặ âng Trung ương, âng tỉnh lâng zên âng chr’hoong công cơnh k’rong tơợ pazêng n’đăh lơơng năc chr’hoong công ơy xay bhrợ bấc xa nay bh’rợ đong ắt ha pr’loọng đong đharựt. Xoọc đâu, tơợ bh’rợ ch’mêệt lêy năc dzợ lâh 1 r’bhâu pr’loọng đong đơơh ng’zooi ooy đong ắt. C’moo 2024, đươi dua pazêng zên prặ âng xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng, chr’hoong t’bhlâng xay bhrợ zooi đoọng ha k’dâng 750 pr’loọng đong”.
Tơợ zên prặ zooi quy hoạch, ra pặ, nhâm mâng đhanuôr ắt mamông, pazêng pr’loọng đong coh zr’lụ da ding k’coong, zr’lụ đhanuôr acoon coh vêy ta đoọng đhị ắt mamông t’mêê ting cơnh bh’rợ năc đoọng ắt mamông đhị đhăm ắt mamông t’mêê, đoọng ắt đh’rưah căh cậ nhâm mâng đhị đêêc ting cơnh quy hoạch. Pazêng pr’loọng đong vêy ta zooi tih ooy zên đoọng bhrợ đong ắt, bhrợ t’bhưah đhăm k’tiếc pa bhrợ. T’cooh Hồ Công Điểm, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Phước Sơn prá xay, c’moo 2024 n’nâu, chr’hoong ta đang moon zooi t’bil lơi đong zir hư bấc lâh mơ cơnh cr’noọ xa nay pazao đoọng: “Tơợ tr’nơớp c’moo, Trung ương zooi t’bil lơi đong zir hư 400 đhr’nong đong. Ting n’năc cr’noọ âng chr’hoong Phước Sơn năc 1664 đhr’nong đong. Đoọng xay bhrợ liêm xang xa nay bh’rợ t’bil lơi đong zir hư âng tỉnh ta đang moon, chr’hoong Phước Sơn ta đang moon bhrợ bh’rợ ta đang moon đhanuôr ngai vêy pr’đơợ bhrợ têng năc bhrợ. Ha dợ zên năc nhà nước đoọng. Tu cơnh đêêc tước nâu cơy ơy lâng xoọc bhrợ k’dâng 900 đhr’nong đong”.
Tước c’xêê 10 c’moo đâu, tơợ zên prặ âng Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong, tỉnh Quảng Nam ơy zooi k’tiếc ắt ha 350 pr’loọng đong; zooi bhrợ t’bil lơi đong zir hư ha 512 pr’loọng đong; ra pặ, nhâm mâng đhị ắt mamông ha 576 pr’loọng đong. Nâu đoo năc c’rơ la lay âng xa nay bh’rợ n’nâu. Ha dợ coh râu la lua cậ, pazêng vel đong ơy k’rong bhrợ đh’rưah, p’loon đươi dua bấc c’rơ âng pazêng xa nay bh’rợ n’lơơng, tu cơnh đêêc đợ pr’loọng đong vêy ta zooi t’bil lơi đong zir hư, ra pặ đhị ắt mamông năc vêy ta bhrợ bấc lâh mơ. T’cooh Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam prá xay: Tơợ zên prặ k’rong bhrợ, zooi đoọng âng Xa nay bh’rợ năc ơy pa dưr c’rơ coh đhanuôr, t’bhlâng bhr’lậ pa liêm pazêng râu zr’năh k’đhap, la lua ta nih ooy pr’ắt tr’mông lâng bh’rợ tr’nêng; ting t’ngay xay bhrợ cơnh cr’noọ cr’niêng âng pazêng pr’loọng đong đhanuôr lâng đhị ắt mamông, nhâm mâng đhị ắt mamông, t’bil lơi đong zir hư. Ting cơnh t’cooh Lê Văn Dũng, tỉnh Quảng Nam ơy ch’mêệt lêy quy hoạch pazêng zr’lụ đhanuôr ắt mamông, zr’lụ ra pặ đhị đhanuôr ắt mamông căh lâh bấc, ta bhúch k’tiếc pa bhrợ, đác đươi dua lâng vêy đhr’năng vaih tuh bhlong, hr’lang hr’câh k’tiếc đoọng pa tơơi ooy lơơng nhâm mâng lâh mơ, crêê cơnh đhr’năng la lua pa têệt đh’rưah lâng xa nay bhrợ pa dưr bhươl cr’noon t’mêê: “Ooy c’rơ năc coh Nghị quyết 23 âng HĐND tỉnh công ơy xay moon muy bơr c’rơ đoọng xay bhrợ xa nay bh’rợ n’nâu. Ha dang coh đhr’năng năc ting cơnh xa nay n’năc năc căh ơy zập năc choom pay đươi l’lăm ngân sách âng c’moo 2025 đoọng xay bhrợ xa nay bh’rợ n’nâu”.
Xay bhrợ Xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong, tỉnh Quảng Nam xay moon tước c’moo 2025 năc pa hêệp bhlưa pr’ắt tr’mông, thu nhập âng zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong t’piing lâng râu zazum coh prang k’tiếc k’ruung, đợ pr’loọng đong coh đhanuôr acoon coh zập c’moo pa xiêr lâh 3%; ra pặ, nhâm mâng đhị đhanuôr ắt mamông ha 7.821 pr’loọng đong, zooi 1.347 pr’loọng đong ta bhúch k’tiếc pa bhrợ./.
GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG THIẾU ĐẤT Ở, NHÀ Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
Những năm qua, tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện khá tốt Dự án 1 về “Hỗ trợ hộ nghèo giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự án này góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, du canh, du cư, di cư tự do; giúp người dân có nơi ở mới an toàn, ổn định cuộc sống.
Ông Ka Hiên Đời, người dân tộc Cơ Tu, ở xã Cà Dy, huyện Nam Giang là người khuyết tật. Nhà ông trước kia lợp bằng tôn, thân ván, mưa dột, nắng dọi. Nay nhờ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ông được hỗ trợ làm nhà mới. Ông Ka Hiên Đời vui lắm vì có nằm mơ ông cũng không nghĩ mình có được ngôi nhà như thế này: “Nhờ nhà nước hỗ trợ rồi bà con ở đây giúp đỡ nhiều, giúp xúc cát, xây tường, đổ móng thì có thanh niên làm giúp, người bà con cũng làm giúp. Ai cũng mừng cho mình có được ngôi nhà. Có ngôi nhà này thì ăn sắn cũng vui rồi. Hàng xóm thấy có mình ngôi nhà mới họ cũng mừng lắm”.
Cũng như ông Ka Hiên Đời, ông Nguyễn Văn Cường, dân tộc Ca Dong, sống ở nóc Ông Bình, thôn 3, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My cũng được hỗ trợ kinh phí xây nhà mới từ nguồn vốn Dự án 1: “Hỗ trợ hộ nghèo giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ngôi nhà ông Cường không phải nhà xây kiên cố như ông Ka Hiên Đời nhưng đảm bảo “3 cứng”. Ông Nguyễn Văn Cường bày tỏ: “Tôi rất vui khi có chỗ ở ổn định cũng đỡ lo lắng. Mọi năm cứ đến mùa mưa là chạy lên chạy xuống không dám ở vì nhà cũng rung lắc hết. Bây giờ thấy mặt bằng ổn định thế này rất là mừng.”
Tỉnh Quảng Nam phấn đấu đến năm 2025 sẽ sắp xếp, ổn định dân cư cho hơn 7.800 hộ đồng bào dân tộc thiểu số từ nguồn vốn của Dự án 1: “Hỗ trợ hộ nghèo giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” và Dự án 2: “Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết”. Đối tượng của dự án này là hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo người Kinh sinh sống ở thôn, xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất ở, nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng. Ngoài nguồn hỗ trợ của Trung ương, mỗi hộ thuộc đối tượng thụ hưởng dự án được, ngân sách địa phương hỗ trợ thêm giúp hộ nghèo xây dựng nhà mới đảm bảo “3 cứng”.
Huyện miền núi cao Nam Giang, tỉnh Quảng Nam còn khoảng 1500 hộ nghèo cần được hỗ trợ nhà ở, đất ở sản xuất. Huyện Nam Giang phấn đến năm 2025, cơ bản xóa nhà tạm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ông Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, nguồn vốn từ dự án 1 và dự án 2 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ giúp địa phương có thêm nguồn lực di dời hàng trăm hộ dân đến các khu dân cư tập trung, bảo đảm an toàn và ổn định cuộc sống cho bà con. Ngoài ra, huyện cũng tích cực tháo gỡ vướng mắc khó khăn bố trí đất sản xuất, đất ở cho người dân trong diện thiếu đất ở, nhà ở. Bởi muốn hỗ trợ xây dựng nhà ở thì bà con phải được bố trí đất ở ổn định. Ông Châu Văn Ngọ cho biết thêm: “Trên cơ sở chương trình mục tiêu, trong 2 năm qua từ nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh và đối ứng của huyện cũng như huy động các nguồn lực khác thì huyện cũng đã triển khai thực hiện nhiều chương trình nhà ở cho hộ nghèo. Hiện nay, qua rà soát vẫn còn lại hơn 1000 hộ cần được hỗ trợ về nhà ở. Năm 2024, trên cơ sở tranh thủ các nguồn vốn của chương trình mục tiêu, huyện phấn đấu triển khai hỗ trợ cho khoảng 750 hộ”.
Từ nguồn vốn hỗ trợ quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, các hộ dân khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được bố trí chỗ ở mới theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch. Các hộ dân được hỗ trợ trực tiếp nguồn kinh phí để làm nhà ở, mở rộng diện tích đất sản xuất. Ông Hồ Công Điểm, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, năm 2024 này, huyện vận động hỗ trợ xóa nhà tạm gấp đôi chỉ tiêu được giao: “Từ đầu năm, Trung ương hỗ trợ xóa nhà tạm 400 nhà. Trong khi đó nhu cầu của huyện Phước Sơn là 1664 nhà. Để hoàn thành chương trình xóa nhà tạm do tỉnh phát động, huyện Phước Sơn phát động phong trào vận động bà con ai có điều kiện thì cứ mạnh dạn đăng ký làm. Còn tiền thì nhà nước sẽ đảm bảo. Cho nên đến thời điểm hiện nay thì đã và đang làm khoảng 900 nhà”.
Đến tháng 10 năm nay, từ nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ đất ở cho 350 hộ; thực hiện hỗ trợ xoá nhà tạm cho 512 hộ; Sắp xếp, ổn định dân cư cho 576 hộ. Đây là nguồn lực của riêng chương trình này. Nhưng trên thực tế, các địa phương đã lồng ghép, tranh thủ nhiều nguồn lực của các chương trình khác nên số hộ được hỗ trợ xóa nhà tạm, sắp xếp dân cư đã thực hiện nhiều hơn. Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá: Từ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình đã khơi dậy nguồn lực trong dân, tập trung giải quyết các yêu cầu bức xúc, thiết thực về đời sống và sản xuất; từng bước giải quyết nhu cầu thiết thực cho các hộ sắp xếp, ổn định dân cư, xóa nhà tạm. Theo ông Lê Văn Dũng, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện rà soát quy hoạch các điểm dân cư, vùng phân bố dân cư thưa thớt, thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt và nguy cơ cao về thiên tai để sắp xếp dân cư ổn định, phù hợp với tình hình thực tiễn gắn với xây dựng nông thôn mới: “Về nguồn lực thì trong Nghị quyết 23 của HĐND tỉnh cũng đã định hướng một số nguồn lực để thực hiện chương trình này. Nếu như trong trường hợp mà theo quy định đó mà chưa đủ thì có thể ứng trước ngân sách của năm 2025 để thực hiện khẩn trương nhiệm vụ này”.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; sắp xếp, ổn định dân cư cho 7.821 hộ, hỗ trợ cho 1.347 hộ thiếu đất sản xuất./.
Viết bình luận