LUẬT K’TIẾC K’BUNH 2024 BHR’LẬ RÂU ZR’NĂH K’ĐHAP COH BH’RỢ ĐOỌNG K’TIẾC ẮT, K’TIẾC PA BHRỢ HA ĐHANUÔR ACOON COH
Thứ ba, 08:05, 12/11/2024 Vân Hồng -VOV1 Vân Hồng -VOV1
Đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong - zr’lụ bấc đhanuôr đharựt pa bhlâng âng k’tiếc k’ruung xoọc ta bhúch k’tiếc ắt, k’tiếc pa bhrợ. Coh bấc vel đong, đhanuôr năc dzợ coh đhr’năng vêy k’tiếc ăt năc căh vêy k’tiếc pa bhrợ, ăt mamông năc căh ơy vêy ma bh’rợ tr’nêng, tu k’tiếc ắt, k’tiếc pa bhrợ căh vêy ta đoọng crêê cơnh.

 

Đoọng bhr’lậ râu zr’năh k’đhap coh râu la lua, Luật k’tiếc k’bunh 2024 ơy vêy bấc xa nay t’mêê ooy xa nay n’nâu. Hân đhơ cơnh đêêc, đoọng luật k’tiếc k’bunh 2024 lướt moot ooy râu la lua lâng bhr’lậ zr’năh k’đhap năc đơơh râu t’bhlâng tơợ pazêng bộ, ngành, vel đong đoọng đhanuôr acoon coh yêm têêm ăt mamông, bhrợ cha.

 

 

Xa nay đhanuôr acoon coh ta bhúch k’tiếc ăt, k’tiếc pa bhrợ năc vaih đanh đươnh coh bấc c’moo n’nâu, pa bhlâng năc coh zr’lụ Tây Bắc, Tây Nguyên, coh clung k’ruung Cửu Long.

Luật k’tiếc k’bunh vêy đợ xa nay xay moon bhr’lậ pazêng râu zr’năh k’đhap coh xoọc đâu coh bh’rợ đoọng k’tiếc ắt, k’tiếc pa bhrợ ha đhanuôr acoon coh. Luật xay moon ghít chính sách đoọng k’tiếc ắt, k’tiếc bhrợ bh’rợ ch’choh b’băn, k’tiếc bhrợ bh’rợ êêh râu bh’rợ ch’choh b’băn đoọng ha cha năc manuyh năc manuyh acoon coh ắt coh xa nay pr’loọng đong đharựt, đăn đharựt đhị zr’lụ đhanuôr acoon coh lâng da ding k’coong ting cơnh bh’rợ: pazao đoọng k’tiếc crêê đợ xa nay xay moon; đoọng xăl cr’noọ đươi dua k’tiếc năc ooy k’tiếc coh ooy xa nay đợ k’tiếc lâng k’tiếc âng Nhà nước pazao đoọng, đoọng vặ, xay moon đoọng đươi căh cậ bơơn vêy ta đoọng đươi, đoọng, đoọng quyền đươi dua k’tiếc ting cơnh xa nay âng pháp luật; pazao đoọng k’tiếc ch’choh crêê đợ cơnh xa nay xay moon; đoọng vặ k’tiếc lâng k’tiếc êêh râu k’tiếc ch’choh b’băn năc công êêh râu k’tiếc ăt đoọng bhrợ bh’rợ tr’câl tr’bhlêy.

T’cooh Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế âng Quốc hội prá xay: “Bh’rợ pazao đoọng k’tiếc vêy cơnh năc 2 chu pazao đoọng. G’luh tr’nơớp ha dang c’bhuh n’nâu căh ơy vêy k’tiếc ắt, k’tiếc pa bhrợ năc nhà nước pazao đoọng đợ k’tiếc đươi dua. Xang g’luh pazao đoọng g’luh tr’nơớp năc vêy đợ tu cơnh đâu cơnh tôh đhanuôr căh bơơn zư lêy k’tiếc năc pazao đoọng g’luh 2 ting n’năc vêy xa nay xay moon căh đoọng pa câl, đoọng ha manuyh n’lơơng. Bh’rợ pazao đoọng k’tiếc công crêê cơnh lâng j’niêng cr’bưn âng đhanuôr.”

Râu la lua đoọng lêy đhanuôr pazêng acoon coh ta bhúch k’tiếc pa bhrợ căh cậ vêy năc căh choom bhrợ tu bấc râu tu cơnh đhr’năng âng t’cooh Diu manuyh Ba Na coh cr’noon Bông Pim, chr’val Đăk Jơ Ta, chr’hoong Mang Yang, tỉnh Gia Lai năc ba bi cơnh đêêc: “Đhanuôr cr’noon Bông Pim zi xoọc đâu xoọc ta bhúch k’tiếc pa bhrợ. Tu năc vêy k’tiếc âng Ban zư lêy crâng phòng hộ; ting n’năc vêy k’tiếc âng Trại giam. Acu rơơm Quốc hội, Nhà nước zooi đoọng, ch’mêệt lêy. Pazêng zr’lụ hân đoo dzợ vêy k’tiếc năc pay pa chô, pazao đoọng ha đhanuôr zi bhrợ têng lâng ắt mamông liêm choom lâh mơ”.

Ting n’năc, chính quyền đhị bấc vel đong căh n’năl cơnh bhrợ k’tiếc nông, lâm trường, bhrợ t’vaih râu ta uah. Ting cơnh t’cooh Quàng Văn Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc âng Quốc hội, Luật k’tiếc k’bunh 2024 bhr’lậ râu zr’năh k’đhap n’nâu. Ting n’năc, Luật xay moon ooy bh’rợ pay pa chô k’tiếc đoọng đươi dua ha pazêng dự án xay bhrợ chính sách đoọng ha đhanuôr acoon coh, bhrợ t’vaih xa nay pháp lý liêm buôn đoọng pazêng vel đong bêl bhrợ bh’rợ pay pa chô k’tiếc đoọng pazao đoọng k’tiếc ha manuyh acoon coh, coh đêêc vêy k’tiếc tơợ pazêng công ty lâm nghiệp: “Luật k’tiếc k’bunh c’moo 2024 xay moon ghít chính sách pay pa chô k’tiếc lâng ch’mêệt lêy k’tiếc coh pazêng công ty nông lâm nghiệp năc tơợ nông trường lâm trường đoọng bhrợ t’vaih đợ k’tiếc pazao đoọng ha đhanuôr acoon coh. Tu vêy muy chính sách crêê liêm lâh mơ t’piing lâng luật coh c’moo 2013 năc đoọng xăl cr’noọ đươi dua k’tiếc tơợ êêh râu k’tiếc ắt tước ooy k’tiếc ắt lâng ting n’năc năc vêy chính sách thuế k’tiếc ghít lâh mơ”.

Muy coh pazêng râu đơ t’mêê âng luật k’tiếc k’bunh c’moo 2024 năc t’bhlâng pác cấp, pác quyền ooy chính quyền vel đong coh bh’rợ k’đhơợng xay, đươi dua, nhâm mâng bh’rợ ch’mêệt lêy, pazao đoọng crêê manuyh, đơơh loon lâng liêm choom. Ghít cơnh xa nay âng luật, Nghị định 102 pa choom xay bhrợ cơnh xa nay luật xay moon ghít trách nhiệm âng UBND cấp chr’val ch’mêệt lêy lâng bhrợ đợ t’nooi pazêng đhr’năng prá xay ooy Uỷ ban nhân dân cấp chr’hoong l’lăm t’ngay 15/10 zập c’moo; UBND cấp chr’hoong lướt đăng lêy, xay moon đợ đhăm k’tiếc lâng pay pa chô k’tiếc lâng đhr’năng lất ooy chính sách k’tiếc k’bunh ha đhanuôr acoon coh, pazêng apêê ơy vêy Nhà nước pazao đoọng k’tiếc, đoọng vặ k’tiếc năc căh dzợ vêy cr’noọ đươi dua k’tiếc; bhrợ bha ar zooi k’tiếc ắt lâng p’căh ooy UBND cấp tỉnh quyết định đợ đhăm k’tiếc vêy ta pazao đoọng, đoọng vặ k’tiếc đoọng xay bhrợ chính sách zooi k’tiếc ắt lâng cha năc manuyh năc manuyh acoon coh crêê cơnh lâng đhr’năng la lua lâng đợ k’tiếc âng vel đong.

Ting cơnh t’cooh Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện Prá xay Pa dưr kinh tế xã hội bhươl cr’noon lâng Da ding k’coong, nâu đoo năc bh’rợ liêm choom bhlâng, prang zập n’đăh pa têệt ooy trách nhiệm âng chính quyền vel đong năc bêl bhrợ têng năc ghít lâh mơ: “Năc ng’xăl cr’noọ xa nay ooy quy hoạch đoọng xay moon ghít đhr’năng k’đhơợng lêy k’tiếc k’bunh đoọng pác đoọng crêê cơnh, bhrợ t’vaih đhăm k’tiếc đoọng ha bh’rợ pazao đoọng k’tiếc ha đhanuôr acoon coh tơợ đhăm k’tiếc crâng căh ơy vêy ta k’đhơợng lêy liêm choom. Ta nih liêm xa nay ooy k’tiếc k’bunh zooi ha bh’rợ ch’mêệt lêy, pác đoọng năc vêy choom liêm choom lâng la lua lâh mơ, g’đéch đhr’năng tu râu liêm choom ha muy c’bhuh năc râu liêm choom ha zazum zập ngai năc căh vêy ta xay. Ahêê năc đơợ vêy xa nay đoọng ha bhươl cr’noon lâng ha pazêng c’bhuh năc choom ting pâh xay liêm choom lâh mơ bêl ch’mêệt lêy, pác đoọng. K’tiếc ơy vêy ta pazao đoọng năc bhrợ h’cơnh ooy đoọng đhanuôr choom đươi dua liêm choom ooy bh’rợ bhrợ cha”./.

LUẬT ĐẤT ĐAI 2024 THÁO GỠ ĐIỂM NGHẼN GIẢI QUYẾT ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DTTS

Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - nơi là “vùng lõi nghèo của cả nước” hiện vẫn đang thiếu đất ở, đất sản xuất. Tại nhiều địa phương, bà con vẫn trong tình trạng định cư nhưng chưa định canh, an cư nhưng không lạc nghiệp bởi bài toán đất ở, đất sản xuất chưa được giải quyết thấu đáo. Để tháo gỡ những nút thắt từ thực tiễn, Luật đất đai 2024 đã có nhiều quy định mới về nội dung này. Tuy nhiên, để luật đất đai 2024 đi vào thực tiễn và gỡ khó cho người dân thì rất cần đến sự quyết tâm từ các bộ, ngành, địa phương để bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm an cư, lạc nghiệp.

Câu chuyện đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất vẫn kéo dài từ nhiều năm nay, đặc biệt là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.

Luật đất đai 2024 có những quy định góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Luật quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cho cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo các hình thức: giao đất ở trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở trong hạn mức đất đối với đất có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận hoặc được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; giao đất nông nghiệp trong hạn mức; cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở để sản xuất kinh doanh.

Ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội phân tích: “Việc giao đất có thể là 2 lần giao. Lần thứ nhất nếu nhóm đối tượng này chưa có đất ở, đất sản xuất thì nhà nước sẽ giao theo hạn mức. Sau lần giao thứ nhất mà vì lý do nào đó đồng bào không giữ được thì được giao đất lần 2 nhưng có đi kèm điều kiện hạn chế đối với việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế. Việc giao đất cũng phải phù hợp với phong tục, tập quán”.

Thực tế cho thấy bà con đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất hoặc có nhưng không canh tác được vì nhiều lý do như trường hợp của ông Diu  người Ba Na ở làng Bông Pim, xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai là một ví dụ: “Người dân làng Bông Pim chúng tôi hiện nay đang thiếu đất sản xuất. Lý do là một phần đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ; một phần thuộc Trại giam. Tôi mong mong Quốc hội, Nhà nước quan tâm giúp đỡ, đi khảo sát. Những khu vực nào trống thì nên thu hồi, giao cho bà con chúng tôi canh tác và sinh sống tốt hơn”.

Trong khi đó, chính quyền tại nhiều địa phương lúng túng quản lý đất nông, lâm trường, gây thất thoát, lãng phí. Theo ông Quàng Văn Hương, Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Luật đất đai 2024 góp phần giải quyết căn cơ thực trạng này. Theo đó, Luật quy định về thu hồi đất phục vụ cho các dự án thực hiện chính sách cho đồng bào thiểu số, tạo khung pháp lý thuận lợi cho các địa phương khi cần thực hiện thu hồi đất để giao đất cho cộng đồng dân tộc thiểu số, trong đó có đất đai từ các công ty lâm nghiệp: “Luật đất đai 2024 quy định rất rõ chính sách thu hồi đất và rà soát lại quỹ đất ở những công ty nông lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông lâm trường để làm quỹ đất giao đất cho đồng bào. Và một chính sách mở hơn so với luật 2013 là cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ không phải đất ở sang đất ở và kèm theo đó là có chính sách thuế đất rất rõ ràng”.

Một trong những điểm mới của luật đất đai 2024 là tăng cường phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương trong việc quản lý, sử dụng, bảo đảm quá trình rà soát, giao đất đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả. Cụ thể hóa quy định của luật, Nghị định 102 hướng dẫn thi hành luật xác định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã rà soát và lập danh sách các trường hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15/10 hằng năm; UBND cấp huyện tổ chức đo đạc, xác định diện tích và thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà không còn nhu cầu sử dụng đất; lập phương án hỗ trợ đất đai và trình UBND cấp tỉnh quyết định diện tích giao đất, cho thuê đất để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế và quỹ đất của địa phương.

Theo ông Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi, đây là giải pháp căn cơ, toàn diện gắn với trách nhiệm của chính quyền địa phương song quá trình thực thi cần cụ thể: “Cần phải thay đổi tư duy về quy hoạch để phản ánh đúng hiện trạng quản lý đất đai để phân phối một cách phù hợp, tạo quỹ đất cho việc giao đất cho đồng bào thiểu số từ những nguồn đất rừng chưa được quản lý một cách hiệu quả. Công khai minh bạch thông tin về đất đai giúp cho quá trình rà soát, phân phối được khách quan và thực chất hơn, tránh vì lợi ích cục bộ mà có thể lợi ích của đồng bào không được đảm bảo. Chúng ta cần cơ chế để cho cộng đồng và cho các tổ chức có thể tham gia một cách hiệu quả hơn vào trong quá trình rà soát, phân phối. Đất đã được giao rồi thì làm thế nào để cộng đồng có thể giữ được cái đó sinh kế một cách hiệu quả”./.

Vân Hồng -VOV1

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online