BHRỢ PA DƯR TRƯỜNG HỌC TÊÊM NGĂN CÓH K’COONG CH’NGAI QUẢNG NAM
Thứ tư, 16:49, 06/11/2024 Kim Cương Kim Cương
“K’er, tệêm ngăn lâng chăp” nắc 3 rau chr’năp bha lầng âng trường học bhui har tệêm ngăn âng apêê trường đhị chr’hoong da ding ca coong ca noong k’tiếc Tây Giang, tỉnh Quảng Nam xoọc pa zay bhrợ pa dưr lâng t’hước tước.

 

 

 

Zâp t’ngay tước ooy lớp lâng a’đhi Bhling Thị Châu, học sinh lớp 8 lâng bấc học sinh Trường PTDTBT Tiểu học lâng Trung học cơ sở chr’val Dang, chr’hoong k’coong ch’ngai Tây Giang zêng nặc t’ngay bhui har. Lâng Châu, cóh đâu ta luôn vêy đợ p’rá cr’chăng têêm ngăn, râu da dêr âng a’pêê thầy cô, pr’zợc; vêy đợ râu chr’ớh bh’lêê bh’la pr’hay chr’nắp đoọng ha rúuh apêê học sinh lâng đợ tiết học pr’hay chr’nắp âng đơơng đoọng ha pêê a’đhi bấc râu c’năl bh’rợ t’mêê: “Bấc lêy zâp tiết học, thầy cô zêng đươi máy tính chiếu p’cắh c’léh cha nụp, kiêng bhlâng. Thầy cô cung doọ vêy chấc moon đắh điểm số cắh cậ chroót bài, ta luôn p’too p’zương azi lêy đươi bhrợ liêm choom, pa dưr đhr’năng bh’rợ âng c’la đay lấh. Tu cơnh đêếc, azi ta luôn chấc lêy năl cóh bha ar, báo đoọng zooi ha pr’học bấc lấh mơ bơơn thầy cô hơnh déh”.

Ha dợ lâng a’đhi Bhling Đàn, râu têêm ngăn hơnh déh bêl tước ooy lớp cắh nặc mưy bơơn pa choom cr’liêng chữ nắc dzợ bơơn cha k’bhộ, xập ngăn, bhui har chi ớh lâng apêê pr’zợc: “K’conh k’căn cu bhrợ ha rêê, nắc lướt bhrợ tơợ ra diu tước hi bu đăl. Cóh đông acu lêy zêệ a’vị, vêy bêl lứch cha nêếh nắc cha a’rong, cắh râu cha nắc ặt jâng. Bêl đhêy ch’noọng n’doo acu cung ta u loom, kiêng đấh chô ooy trường lưm thầy cô lâng apêê pr’zợc. Kiêng bhlâng doọ k’pân ha ul, t’ngay n’đoo cung vêy a’vị cha 3 chu”.

Tơợ mưy đhr’nông trường hư zớch ặt toor a’bóc thuỷ điện A Vương, t’mêê đâu, trường ơy vêy k’rong bhrợ pa dưr bhứah liêm lâng 1 trường bhlâng lâng 7 đhị trường vel nhâm mâng. Ha dợ trường bhlâng nắc đoọng ha học sinh lớp 3 tước lớp 9 lâng 8 phòng học, 10 phòng chức năng lâng zr’lụ bán trú âng học sinh lâng giáo viên. Lấh mơ đông zr’nêệ lâng đông pr’noong vêy k’rong bhrợ liêm nhâm, nhà trường dzợ bhrợ pa dưr zr’lụ công viên Trường Sa, Gươl ty chr’nắp lâng chóh tơơm n’loong, pô, bhrợ đha hư liêm đoọng apêê a’đhi ặt chi ớh zâp t’ngay. Nhà trường vêy 148/287 học sinh lưm zr’nắh k’đhạp vêy ta zooi đoọng 932 r’bhâu đồng lâng 15 ký cha nêếh zâp c’xêê đhị mưy a’đhi ting cơnh Nghị định 116 âng CP. Dzợ ha mơ nắc pr’loọng đông cung lưm zr’nắh k’đhạp nắc zâp c’moo, Nhà trường k’đươi moon, zước bơơn zâp đắh zooi đoọng apêê a’đhi k’rêệm loom ặt học tập. Thầy giáo Bhnướch Zói, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học lâng Trung học cơ sở chr’val Dang đoọng năl: “Đoọng pa xiêr bhlưa học sinh, c’moo n’đoo nhà trường cung k’đươi moon pa xoọng cha nêếh, mắm, bhoóh, học bổng zooi đoọng ha zâp apêê a’đhi pa xoọng pr’đươi pr’dua học tập. Lấh mơ bêl đâu, da ding k’coong xoọc moót hân noo boo túh, nhà trường nắc t’bhlâng chấc lêy bơơn đợ xa nập xập têêm ngăn zooi đoọng ha pêê a’đhi dưr zi lấh cha cêết. Bơơn học tập đhị têêm ngăn, bơơn cha k’bhộ 3 chu nắc râu têêm ngăn lâng thầy trò cóh đâu”.

Đoọng apêê a’đhi ting mâng loom lâng têêm ngăn bêl tước ooy lớp, Trường PTDT nội trú THCS chr’hoong Tây Giang ta luôn xăl t’mêê c’lâng day lâng học; lêy cha mêết, xay moon học sinh đhị zâp tiết học, đấh loon hơnh déh, zooi đoọng apêê a’đhi doọ lấh lưm zr’nắh đắh học tập lâng chắp kiêng môn học n’nắc lấh mơ. Ting cơnh cô giáo Hồ Thị Tâm, Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THCS chr’hoong Tây Giang, Nhà trường vêy 350 học sinh âng 10 chr’val, zâp apêê a’đhi vêy pr’đơợ tr’mung lalay cơnh nắc bhiệc ặt ma mung cung lalay cơnh. Bấc lêy apêê a’đhi ooy cr’chăl tơợp dưr pậ, bấc râu cr’noọ bh’rợ ma tr’xăl nắc nhà trường ơy bhrợ pa dưr tổ xay moon đoọng đắh tâm lý học đường, bhrợ pa dưr Hòm thư chrooi đoọng boọp p’rá lâng bhrợ sinh hoạt zâp tuần 1 chu bêl hi dưm thứ 6 đoọng đấh loon đương xơợng, ting tr’pác đh’rứah lâng apêê a’đhi: “Bêl hi dưm thứ 6 zâp tuần, thầy cô giáo tớt đương xơợng học sinh moon ooy bấc đắh bhiệc cơnh ặt cha, bếch đhêy cóh trường... Đợ râu bhiệc lưm âng apêê p’niên cắh choom moon nắc apêê ting xrặ ooy bha ar pa gơi ooy hòm thư. Zâp tuần, nhà trường vêy ta lấh hòm thư nâu 2 chu, bêl thứ 4 lâng thứ 6 zâp tuần đoọng xay moon, ta ơơi, Ha dang đắh bhiệc âng cha nặc manứih lalay nắc moon đoọng, ting tr’pác lalay lâng zâp apêê a’đhi, ha dợ đợ bhiệc zr’nưm nắc vêy Hiệu trưởng ta ơơi moon bêl giờ chào cờ tơợp tuần. Zêng đợ râu âng nhà trường bhrợ âng đơơng đoọng ha pêê a’đhi têêm ngăn đắh cr’noọ bh’rợ, doọ dzợ lưm zr’nắh k’đhạp lâng ting tr’pác đh’rứah bêl apêê a’đhi xoọc ặt ch’ngai đông”.

Chr’hoong k’coong ch’ngai k’noong k’tiếc Tây Giang, tỉnh Quảng Nam xoọc vêy 23 trường học zâp cấp, ooy đâu vêy 21 trường âng UBND chr’hoong k’đhơợng zư. Tơợ c’moo học 2022 - 2023 tước đâu, Phòng Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong tơợp xay bhrợ bh’rợ “Trường học têêm ngăn” đhị zâp đơn vị trường học. Cr’chăl zên k’rong đoọng âng Nhà nước đoọng bhrợ pa dưr cơ sở hạ tầng trường, lớp nhâm mâng zr’lụ da ding k’coong, bhiệc xay bhrợ bh’rợ “Trường học têêm ngăn” xoọc ting bhr’dzang pa dưr liêm choom đắh bhiệc bhrợ pa dưr đhr’năng bh’rợ học tập âng học sinh. T’coóh Nguyễn Quốc Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Tây Giang moon ghít: Lêy ooy pr’đơợ bh’rợ liêm ghít âng zâp trường học zâp cấp ha dợ vêy cơnh xay bhrợ bh’rợ “Trường học têêm ngăn” lalay cơnh, hân đhơ cơnh đêếc, zâp cr’noọ bh’rợ bha lâng nắc đoo nha nhêr, têêm ngăn lâng lêy chắp: “Lêy cha mêết zâp Nghị quyết, xa nay bh’rợ âng tỉnh Quảng Nam, Sở Giáo dục lâng Đào tạo, Phòng Giáo dục lâng Đào tạo Tây Giang ơy xay bhrợ zâp xa nay bh’rợ lâng bhrợ bh’rợ “trường học têêm ngăn” tơợ c’moo học 2022 - 2023 cóh prang vel đông. Lấh mơ, chr’hoong Tây Giang vêy tước 13 trường học bán trú lâng nội trú, bhiệc xay bhrợ bh’rợ “Trường học têêm ngăn” ơy chrooi pa xoọng pa zưm bhrợ nhâm mâng pr’ắt tr’nớt thầy trò lâng âng apêê học sinh bêl ắt pa zưm cóh mưy đhr’nông đông zr’nưm. Zâp c’moo, Phòng cung pa zưm lâng zâp cr’liêng xa nay lêy cha mêết âng ngành, ooy đâu bh’rợ “Trường học têêm ngăn” vêy bơơn zâp trường xay bhrợ liêm choom”./.

XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC Ở VÙNG CAO QUẢNG NAM

“Yêu thương, an toàn và tôn trọng” là 3 giá trị cốt lõi của trường học hạnh phúc mà các trường ở huyện  vùng cao biên giới huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực xây dựng và hướng tới.

Mỗi ngày đến lớp với em Bling Thị Châu, học sinh lớp 8 và nhiều học sinh Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở xã Dang, huyện vùng cao Tây Giang đều là ngày vui. Với Châu, ở đó luôn có những nụ cười ấm áp, yêu thương của thầy cô, bè bạn; có những trò chơi dân gian hấp dẫn dành riêng cho lứa tuổi học trò và cả những tiết học thú vị đem đến cho em nhiều kiến thức mới: “Phần lớn các tiết học, thầy cô đều dùng máy tính chiếu hình ảnh minh họa, nhìn thích lắm. Thầy, cô cũng không mang nặng điểm số hay trả bài mà thường khuyến khích các em vận dụng sáng tạo, phát huy năng lực của bản thân hơn. Vì thế, chúng em thường tự mình tìm hiểu kiến thức trên sách, báo để hỗ trợ bài học nhiều hơn được thầy, cô tán dương”. 

Còn với em Bling Đàn, hạnh phúc khi đến lớp không chỉ là được học con chữ mà còn được ăn no, ngủ ấm, vui chơi cùng bạn bè: “Bố, mẹ em chỉ làm nương rẫy, nên đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Trong nhà em thường tự lo cơm nước, có hôm nhà hết gạo thì ăn sắn qua bữa, không có gì ăn thì nhịn đói. Kỳ nghỉ hè nào em cũng thấy buồn, chỉ mong nhanh đến trường để gặp thầy cô, vui chơi với các bạn. Thích nhất là không sợ bị đói, ngày nào cũng có cơm ăn 3 bữa”.

Từ một ngôi trường sập sệ nằm ven hồ thủy điện A Vương, mới đây, trường đã được đầu tư xây dựng khang trang với 1 trường chính và 7 điểm trường thôn kiên cố.  Riêng điểm trường chính dành cho học sinh khối lớp 3 đến lớp 9 với 8 phòng học, 10 phòng chức năng và khu bán trú của học sinh và giáo viên. Ngoài hệ thống bếp và nhà vệ sinh được đầu tư bài bản, nhà trường còn xây dựng khu công viên Trường Sa, Gươl truyền thống và trồng cây xanh, bồn hoa, tiểu cảnh tạo không gian xanh mát, thoát đãng để các em thư giãn, vui chơi mỗi ngày. Nhà trường có 148/287 học sinh khó khăn được hỗ trợ 932 nghìn đồng và 15kg gạo mỗi tháng/em theo Nghị định 116 của CP. Số còn lại gia đình cũng nghèo khó nên hằng năm, Nhà trường đều kêu gọi, huy động các nguồn để hỗ trợ giúp các em yên tâm học tập. Thầy giáo Bhnước Zói, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở xã Dang cho biết: “Để giảm bớt khoảng cách giữa các học sinh, năm nào nhà trường cũng kêu gọi thêm gạo, mắm, muối, học bổng giúp các em sắm thêm dụng cụ học tập. thầy cô giáo Nhất là thời điểm này, miền núi đã bước vào mùa mưa lũ, nhà trường lại tất tả tìm kiếm nguồn chăn ấm, quần áo mùa đông hỗ trợ các em vượt qua mùa giá rét này. Được học tập nơi an toàn, được ăn no ngày 3 bữa là điều hạnh phúc nhất với thầy, trò nơi đây”.

Để các em cảm thấy tự tin và thoải mái khi đến lớp, Trường PTDT nội trú THCS huyện Tây Giang luôn đổi mới phương pháp giảng dạy và học; kiểm tra, đánh giá học sinh trong từng tiết học, kịp thời ghi nhận, biểu dương, giúp các em giảm áp lực học tập và yêu thích môn học đó hơn. Theo cô giáo Hồ Thị Tâm, Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THCS huyện Tây Giang, Nhà trường có 350 học sinh thuộc 10 xã, mỗi em có  điều kiện và hoàn cảnh sống khác nhau nên cách tiếp cận cuộc sống cũng khác nhau. Phần đông các em đang trong giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý hay thay đổi nên nhà trường đã thành lập tổ Tư vấn tâm lý học đường, xây dựng Hộp thư “Điều em muốn nói” và tổ chức sinh hoạt mỗi tuần 1 lần vào đêm thứ 6 để kịp thời lắng nghe, chia sẻ cùng các em: “Vào đêm thứ 6 hằng tuần, thầy, cô giáo sẽ ngồi lắng nghe học sinh nói về nhiều vấn đề, như ăn, ở, ngủ, nghỉ tại trường... Những vấn đề riêng tư, tâm sinh lý tuổi vị thành niên không thể nói ra bằng lời thì các em sẽ viết ra giấy gửi vào Hộp thư “Điều em muốn nói”. Mỗi tuần, nhà trường sẽ mở Hộp thư này 2 lần, vào thứ 4 và thứ 6 hằng tuần để giải đáp, trả lời. Nếu vấn đề riêng tư thì tư vấn, chia sẻ riêng với từng em, còn những vấn đề chung thì được Hiệu trưởng trả lời trực tiếp vào giờ chào cờ đầu tuần trên tinh thần ghi nhận, tiếp thu. Tất cả những điều nhà trường làm đều nhằm mang lại cho các em sự thoải mái về suy nghĩ, gỡ bỏ những khúc mắc và chia sẻ phần nào đó sự thiếu vắng tình cảm khi các em xa gia đình”.  

Huyện vùng cao biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện có 23 trường học các cấp, trong đó 21 trường trực thuộc UBND huyện quản lý. Từ năm học 2022 – 2023 đến nay, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện bắt đầu triển khai mô hình “Trường học hạnh phúc” trong tất cả các đơn vị trường học. Bên cạnh nguồn đầu tư của Nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng trường, lớp kiên cố vùng miền núi, việc triển khai mô hình “Trường học hạnh phúc” đang từng bước phát huy hiệu quả trong việc khơi dạy năng lực, sở trường học tập của học sinh. Ông Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang khẳng định: dựa vào điều kiện cụ thể của từng trường học các cấp mà có cách triển khai mô hình “Trường học hạnh phúc” khác nhau, nhưng các tiêu chí cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng: “Căn cứ các Nghị quyết, kế hoạch của tỉnh Quảng Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tây Giang đã triển khai các kế hoạch và thực hiện mô hình “Trường học hạnh phúc” từ năm học 2022-2023 trên toàn địa bàn. Đặc biệt, huyện vùng cao Tây giang có tới 13 trường học bán trú và nội trú, việc triển khai mô hình “Trường học hạnh phúc” đã góp phần gắn kết tình cảm thầy, trò và giữa học sinh với nhau khi sống trong một mái nhà chung. Hằng năm, Phòng cũng lồng ghép các nội dung kiểm tra của ngành, trong đó có mô hình “Trường học hạnh phúc” được các trường triển khai rất hiệu quả”./.

 

Kim Cương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC