CHR’NĂP LIÊM BHIỆC BHAN TẤC CA COONG ÂNG ĐHANUÔR CƠ TU
Thứ tư, 16:34, 22/05/2024 Vinh Thông Vinh Thông
Đhanuôr Cơ Tu đhị chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vêy bấc rau chr’năp văn hóa ty đanh lâng lâh 10 rau bhiệc bhan, chr’năp pa bhlầng nắc bhiệc bhan Tấc Ca Coong – Bhiệc bhan bhuôih crâng ca coong.

 

 

Bhiệc bhan Tấc Ca Coong âng ma nuyh Cơ Tu bơơn pa căh pazêng apêê c’nặt bh’rợ bha lầng: n’đhâng tơơm x’nuur, chọ t’rị ooy tơơm x’nuur, tắc t’rị lâng bhuôih da ding ca coong.

Tơợ đâh ra diu apêê t’cooh bhươl ơy đh’rưah lâng đhanuôr vel bhươl tước pa đhâng x’nuur. X’nuur bơơn pa đhâng năc pa căh c’rơ đoàn kết âng đhanuôr vel bhươl acoon cha châu, nắc c’leh pa căh bhiệc bhan, poong pa têệt vel bhươl lâng apêê a bhô dang…

Pa têệt đêêc nắc chọ t’rị. T’rị nắc bha nuôih âng đhanuôr Cơ Tu bhuôh da ding ca coong dang crâng, dang đác. Xang năc tăc t’rị. Zập ngai coh vel năc tước pâh bhiệc bhan nâu pa căh c’rơ đoàn kết. Apêê đha đhâm c’mor n’đooh, n’dzăl đh’rưah tân tung da dặ. T’cooh bhươl Hồ Văn Sáp, chr’val Lâm Đớt, chr’hoong A Lưới đoọng năl: “Bhiệc Tấc Ca Coong nâu bhrợ têng ting j’niêng tơợ a hay âng aconh a bhướp. Pêê, puôn c’moo nắc bhrợ muy chu, đh’rưah lâng dang ca coong, dang k’ruung đác. J’niêng âng ma nuyh Cơ Tu nắc lêy bhuôih đoọng zư pa dưr tước tất lang”.

Tơợp bhiệc bhan bhuôih crâng năc đơc pươih bha nuôih tước zr’lụ bhuôih a bhô dang. Pân đil c’mor lâng đha đhâm coh vel nắc k’bhuh dấc đơơng bha nuôih, k’bhuh vêy pr’ặt tr’nớt ta nih liêm ơy t’cooh vel chơih pay k’dua ting pâh bhrợ. Lâh mơ tắc t’rị, k’roọc nắc bha nuôih nắc pazêng vêy avị cuốt, n’dza, … đơc đoọng ha bhô dang cha. Pa têệt đêêc nắc apêê t’cooh vel bhuôih bha nuôih chêện. Pươih bha nuôih coh bhiệc bhan Tấc Ca Coong nắc đơc coh pa pan dal, liêm sạch t’đang t’pâh dang crâng, dang ca coong, dang k’ruung đác chô âm cha. Năl apêê dang ơy cher đoọng ha coon cha châu, vel bhươl ma nuyh Cơ Tu vêy tr’mông tr’meh tệêm ngăn, k’bhộ ca van. Zước tơợ apêê dang k’rang zư cớ acoon cha châu, vel bhươl zập ngai zêng ma mông k’rơ, pr’đoọng pr’đhooi, bhui har, ca bhộ ngăn… P’căn Hồ Thị Tư, Phó Trưởng Phòng k’đhơợng zư lêy văn hóa lâng văn hóa nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa, Thông tin lâng Thể thao chr’hoong A Lưới đoọng năl: “Bơr c’moo hay, a zi nắc bhrợ pa căh bhiệc bhan âng ma nuyh Pa Cô, Tà Ôi. C’moo đâu nắc a zi pa căh bhiệc bhan âng ma nuyh Cơ Tu đoọng zư lêy cớ chr’năp văn hóa, bhiệc bhan ty đanh âng đhanuôr Cơ Tu”.

Zập j’niêng bhuôih caih apêê dang liêm zập. T’cooh bhươl đh’rưah lâng acoon cha châu, đhanuôr vel đong n’đhưng n’toong, tân tung da dặ, hát t’nơơt đh’rưah rơơm đoọng zập ngai zêng bhui har, ặt tớt liêm crêê, năl ta k’er da dô đh’rưah. Amoó Lê Thị Diệu ặt đhị chr’val Hồng Hạ, chr’hoong A Lưới ting pâh bhiệc bhan Tấc Ca Coong hâng hơnh bhlầng tu a đoo nắc ma nuyh Cơ Tu bơơn ting pâh zư đơc, pa dưr chr’năp văn hóa âng ma nuyh đay: “Bêl ting pâh bhiệc bhan Tấc Ca Coong âng ma nuyh Cơ Tu a cu xơợng hâng hơnh pa bhlầng bơơn ting pâh bhiệc bhan âng lang a hay đơc đoọng. A zi nắc rơơm bơơn ting pa choom t’mooh đoọng zư pa dưr tước tất lang”.

T’cooh Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl: Cr’chăl a hay, chr’hoong A Lưới vêy bấc c’rơ pa zay lâng bhrợ liêm choom bhiệc zư lêy, pa dưr chr’năp văn hóa âng đhanuôr zập k’bhuh acoon coh pa têệt lâng pa dưr du lịch: “Azi rơơm bhiệc pa căh zập j’niêng ty đanh, apêê bhiệc bhan chr’năp pr’hay ơy por pa dưr văn hóa đoọng đhanuôr zập k’bhuh acoon coh năl ghit lâh mơ đăh văn hóa âng ma nuyh đay. Tơợ đêêc, pa dưr loom hâng hơnh. Năc cung pr’đơợ đoọng pa dưr văn hóa đanh mâng. Apêê bhiệc bhan nâu buôn vêy chr’năp lalay lâng vêy cơnh pr’hay laha mơ vaih năc pr’đươi du lịch, dịch vụ liêm choom. Azi rơơm kiêng nắc pa căh chr’năp du lịch liêm choom đoọng pa dưr A Lưới vaih nắc đhị tước liêm pr’hay âng Huế coh pa dưr du lịch, dịch vụ”.

Bhiệc bhan Tấc Ca Coong năc chr’năp văn hóa ty đanh liêm pr’hay âng ma nuyh Cơ Tu cơnh lâng tu da ding, tu đác, tu tọom. Vel bhươl ma nuyh Cơ Tu doọ choom ha vil lâng chắp hơnh, năl tất lang cơnh lâng rau pleng k’tiếc coh đay ặt ma mông ơy cher đoọng./.

ĐẶC SẮC LỄ HỘI  TẤC KA COONG CỦA ĐỒNG BÀO CƠ TU- A LƯỚI

Đồng bào Cơ Tu ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế sở hữu kho tàng văn hoá truyền thống phong phú với hơn 10 lễ hội, đặc biệt là Lễ hội Tậc Ka Coong-  Lễ hội cúng Thần Núi. Đây là Lễ hội để người Cơ Tu cúng tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối trong phạm vi làng cai quản. Tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV, năm 2024, việc tái hiện lễ hội Tấc Ka Coong giúp người dân và du khách khám phá kho tàng văn hoá đặc sắc của đồng bào Cơ Tu vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lễ hội Tấc Ka Coong của người Cơ Tu được tái hiện gồm các bước chính: lễ chôn cây nêu, Lễ buộc trâu, Lễ Đâm trâu và lễ Cúng thần Núi (Tấc Ka Coong).

Sáng sớm, các vị già làng cùng các trưởng họ, tộc tiến hành nghi thức Chôn cây nêu. Cây nêu được chôn xuống đất của làng là biểu tượng sức mạnh khối đại đoàn kết của con cháu làng bản, là biểu tượng của lễ hội, cầu nối giữa làng bản và các vị thần linh...

Tiếp đến là nghi thức Lễ buộc Trâu. Con trâu là linh vật chính dành cho lễ hội Tấc Ka Coong mà người Cơ Tu dâng lên Thần Núi, Thần rừng, Thần sông, Thần suối. Sau đó là nghi thức Lễ Đâm trâu. Con cháu làng bản, đại diện cho tất cả các gia đình, dòng họ, trong làng tham gia nghi thức đâm trâu thể hiện tình đoàn kết. Các chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu, say sưa trong vũ điệu truyền thống Tân Tung Da Dặ. Già Làng Hồ Văn Sáp, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới cho hay: “Lễ Tấc Ka Coong này phục dựng theo tập quán ngày xưa của ông cha. Ba, bốn năm làm một lần, cùng ka coong, cùng xứ mường. Tập quán của dân tộc Cơ Tu phải luôn luôn được gìn giữ muôn đời”.

Mở đầu lễ hội Tấc Ka Coong là nghi thức dâng mâm cỗ cúng các vị thần linh. Người dâng mâm cỗ là những cô gái, chàng trai Cơ Tu đẹp người, có tâm hồn thánh thiện, trong sáng được làng tuyển chọn. Các món ăn được chế biến từ những phần ngon nhất của các vật tế, trâu, bò, dê, heo, gà. Các món bánh a koat, a zưh, âng co,... được làm từ những hạt nếp nương dẻo thơm. Tất cả dâng lên các vị dàng, thần linh thưởng thức, chung vui cùng lễ hội. Tiếp đến các già làng tiến hành nghi thức Tậc đu chĕn ( Cúng chín). Mâm cỗ lễ hội Tấc Ka Coong bày trên bàn Pa Ra, cao ráo sạch sẽ, kính mời Thần Núi, Thần Rừng, Thần Sông, Thần Suối đến thưởng thức. Tạ ơn các vị thần đã ban cho con cháu, làng bản người Cơ Tu cuộc sống bình yên, no đủ, trưởng thành nên người. Cầu xin các vị thần tiếp tục bảo vệ che chở và ban cho con cháu, làng bản sức khỏe, may mắn, thịnh vượng, an lành, hạnh phúc… Bà Hồ Thị Tư, Phó Trưởng phòng quản lý bảo tồn văn hoá và văn hoá nghệ thuật, Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện A Lưới cho biết: “Hai năm trước, chúng tôi tổ chức tái hiện lễ hội của dân tộc Pa Cô, dân tộc Tà Ôi. Năm nay, chúng tôi tiếp tục tái hiện lễ hội của dân tộc Cơ Tu để tiếp tục bảo tồn phát huy giá trị văn hoá, lễ hội truyền thống  của đồng bào Cơ Tu”.

Các nghi thức cúng tế các vị Thần trọn vẹn, đủ đầy. Già làng cùng với con cháu làng bản cùng hòa theo tiếng chiêng, nhịp trống, vũ điệu Tân tung da dã nhịp nhàng uyển chuyển, cất lên lời ca nha nhim, ba boch chúc tụng nhau, gửi trao nhau những ánh mắt nụ cười thân thương gắn  bó tình làng nghĩa bản “ Sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Chị Lê Thị Diệu, ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới tham gia tái hiện lễ hội Tấc Ka Coong tự hào vì người Cơ Tu huyện A Lưới ngày nay vẫn còn lưu truyền, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của chính dân tộc mình: “Khi được tham gia lễ hội Tấc Ka Coong của người Cơ Tu em cảm thấy rất tự hào và vinh dự khi được tham gia lễ hội mà ông cha ta truyền lại cho thế hệ trẻ. Chúng em cũng mong muốn được học hỏi để sau này lưu truyền lại, lưu giữ về sau và mãi mãi”.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: Thời gian qua, huyện A Lưới có rất nhiều nỗ lực và thành công trong việc tái hiện, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch: “Chúng tôi hy vọng với việc tái hiện các nghi thức truyền thống, các lễ hội truyền thống góp phần nuôi dưỡng truyền thống về văn hoá để bà con các dân tộc thiểu số hiểu biết sâu sắc hơn về văn hoá của mình. Qua đó, xây dựng lòng tự hào. Đó cũng là nền tảng để phát triển văn hoá bền vững. Các lễ hội này thường có màu sắc riêng và có độ hấp dẫn rất cao có thể chuyển thành các sản phẩm du lịch, dịch vụ rất tốt. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, đây cũng là cách để chúng ta quảng bá hình ảnh, quảng bá du lịch rất phù hợp để phát triển A Lưới thành điểm đến hấp dẫn của Huế trong việc phát triển du lịch, dịch vụ”.

Lễ  hội Tấc Ka Coong- Cúng thần Núi là nét đẹp văn hóa truyền thống mang giá trị nhân văn sâu sắc của người Cơ Tu với ngọn núi, cánh rừng, con sông, dòng suối. Làng bản người Cơ Tu luôn sống biết ơn, tôn thờ và mãi gắn bó, chan hòa với vạn vật, thiên nhiên, nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành./. 

Vinh Thông

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC