MANỨIH CƠ TU ĐỢC PR’ĐỢC VEL
Thứ năm, 09:10, 20/06/2024 A lăng Ngước- Báo Quảng Nam A lăng Ngước- Báo Quảng Nam
Cơnh pr’dzoọng Gươl dzoọng liêm, pr’đợc vel âng manứih Cơ Tu nắc k’cir Cơ Tu cung chr’nắp, grơơ liêm. Manứih Cơ Tu đợc pr’đợc vel ha cơnh?

 

 

Lướt zi lấh c’moo c’xêê, vêy bấc vel bhươl Cơ Tu ty cóh zr’lụ Đông Trường Sơn ting tr’xăl ooy pr’đợc. Bhiệc nâu nắc tơợp váih tơợ đợ g’lúh pa tơơi đhanuôr, pa zưm k’noong k’tiếc hành chính ha y chroo. T’coóh A Lăng Đàn, mưy đhanuôr cóh tổ Bút Tưa, vel Bhlô Bền, chr’val Sông Kôn, Đông Giang nắc lang apêê l’lăm ahay âng vel Bút Tưa ty, đh’rứah lâng 3 vel lơơng pa zêng Sơn, Bền lâng Cloò pa zưm váih Bhlô Bền. T’coóh Đàn moon, pr’đợc Bút Tưa bêl ahay ta đợc ting cơnh pr’đợc âng mưy “c’la vel bhươl”, nắc conh Đhưa. Đợ t’tưn, bêl zr’lụ k’tiếc Sông Kôn bấc apêê a’duôn chô ặt ma mung, pr’đợc Đhưa prá lâng p’rá Cơ Tu, bêl đọc nắc moon Tưa cơnh xoọc đâu.

T’coóh A Lăng Đàn đoọng năl cớ, bêl đêếc ahay, conh Đhưa ta lêy cơnh c’la vel. T’coóh vêy bấc ngai năl ặt ma mung liêm ta níh, k’van lâng ma bhưy chr’nắp cóh đhanuôr Cơ Tu. T’coóh ma mung vêy trách nhiệm lâng đhanuôr cóh vel đông, zâp c’moo vêy đoọng ha roo a’bíh, đoọng a’ọc a’tứch ha zâp pr’loọng đông lưm zr’nắh k’đhạp. Cắh râu bhiệc zr’nưm cóh vel đông ha dợ conh Đhưa cắh pấh bhrợ, tơợ bhiệc xay xơ, lơi a’bhưy tước zooi đoọng t’ngay bhrợ ha rêê, xoót bhrợ ha roo... t’coóh dzợ nặc manứih tơợp k’đươi bhrợ zâp râu bhiệc zr’nưm cóh vel đông. Tu cơnh đêếc, manứih Bút Trzang (pr’đợc ty âng Bút Tưa) lêy t’coóh cơnh manứih bh’cộ bha lâng âng vel bhươl lâng đợ t’tưn nắc đợc đh’nớc t’coóh đợc pr’đợc vel, lêy cơnh mưy bhiệc bhrợ p’cắh loom luônh chắp nhêr âng đhanuôr tước lâng manứih ơy lứch loom lêy bhrợ tu đhanuôr. Xang cr’chăl pa zưm vel, đợ apêê manứih Cơ Tu cóh Bhlô Bền r’dợ xơợng pr’đợc âng vel đay. Bhlô ting p’rá Cơ Tu nắc râu ma bhưy chr’nắp ahay.

Zr’lụ k’tiếc ma bhưy chr’nắp lâng bấc râu xa nay t’ruíh pr’hay bhrợ pa dưr pr’ắt tr’mung âng đhanuôr cóh k’coong ch’ngai ooy truíh lịch sử ặt ma mung. Lấh mơ Bút Tưa, cóh chr’val Sông Kôn dzợ vêy pa xoọng bấc vel lơơng cung ta đợc ting pr’đợc âng “c’la vel”. Cơnh Bút conh Ngar (vel Bút âng a’ma Ngar, buôn ta moon lâng pr’đợc Bút Nga); Bút conh Nhót (vel Bút âng a’ma Nhót, cóh tổ Bút Nhót, vel Pho, chr’val Sông Kôn xoọc đâu).

Đợc pr’đợc vel ting cơnh đh’nớc âng c’la vel bhươl nắc váih râu chr’nắp lalay âng đhanuôr Cơ Tu đoọng hay k’noọ tước đợ apêê k’coon chr’nắp liêm vêy c’rơ g’lêếh lâng bh’rợ bhrợ pa dưr vel bhươl tơợ đợ g’lúh tơợp bhrợ pa dưr vel.

Văn hoá Cơ Tu xay moon, bêl k’noỌ lêy chấc đhị k’tiếc bhrợ pa dưr vel bhươl, hội đồng t’coóh vel ta luôn xay moon năl liêm ghít đhị zr’lụ k’tiếc, xang nặc bhrợ j’niêng bh’rợ bhuốih k’tiếc, zước đắh a’bhô dang. J’niêng bh’rợ lêy bhuốih zăng liêm buôn, buôn lêy âng đơơng mưy p’nong a’tứch gôông, grúh a’puội, puôl mêl, p’ngan đác, tơơm a’tơợng...

T’coóh vel Y Kông, bêl ahay nắc bhrợ Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang moon, manứih Cơ Tu buôn lêy bhrợ liêm ghít đắh bhiệc bhrợ pa dưr vel bhươl. Cr’noọ âng apêê, bhiệc nâu đoọng doọ râu lưm cắh liêm crêê ặt ta pưn vel đông ooy cr’chăl ặt ma mung. Bêl ahay, manứih Cơ Tu pay pr’đợc toọm k’ruung, da ding bha đưn lâng lấh mơ nắc đh’nớc âng “c’la vel”, đợ apêê bấc ngai chắp đoọng đợc pr’đợc ha vel t’mêê. Tu apêê moon, bhiệc đợc cơnh đâu n’jứah buôn hay, lâng liêm glặp cơnh lâng văn hoá ty ahay âng đhanuôr. T’coóh Y Kông đoọng năl, “cơnh vel Coong Réh, xoọc đâu nắc Aréh - Đhrôồng, chr’val Tà Lu cung ta đợc ting đh’nớc âng mưy bôl da ding Aréh đắh hoọng vel. Coong cắh cậ k’coong cóh p’rá Cơ Tu nắc bôl da ding, bhiệc lêy đợc đh’nớc cơnh đâu đoọng moon p’too k’coon cha châu ooy đắh zr’lụ k’tiếc ặt ma mung đenh đươnh âng a’conh a’bhướp ahay, đoọng đh’rứah zư lêy bôl da ding nâu. Hân đhơ đh’nớc âng đơn vị hành chính cấp chr’val cơnh Sông Kôn, Jơ Ngây (Đông Giang); Lăng, A Vương (Tây Giang)... cung ta đợc ting toọm k’ruung ha dợ váih cơnh xoọc đâu, manứih Cơ Tu dzợ zư đợc lâng hâng hơnh lâng đh’nớc nâu”.

Bêl cr’chăl tr’zêl tr’penh ahay, đợ đh’nớc vel âng đơơng c’năl k’ruung da ding ting pr’đợc lâng chữ xrặ âng manứih Cơ Tu cung zooi đoọng cán bộ, bộ đội liêm buôn năl ghít đoọng g’đách bom cha rắh âng đhanuôr. Bêl vêy râu xay moon, manứih k’đhơợng bhrợ cóh đâu mưy đhị đâu nắc mưy choom xay bhrợ bh’rợ tác chiến zêl lêệng a’rập a’bhưy ha dợ doọ k’rang ta bơơn lêy. T’coóh Y Kông đoọng năl cớ: “Tơợ k’ha riêng c’moo ahay, hân đhơ bhiệc xay moon đắh k’noong k’tiếc tỉnh, chr’hoong, chr’val cắh liêm ghít cơnh xoọc đâu nắc manứih Cơ Tu ơy bhrợ pa dưr vel bhươl. Đhị zâp vel bhươl zêng vêy pr’đợc lalay, đợc ting c’năl âng toọm k’ruung, da ding bha đưn cắh cậ manứih trực tiếp k’đhơợng zư vel bhươl, buôn nặc bh’cộ bha lâng tô bhúh, manứih bấc ngai chắp. Bấc vel bhươl ty âng Cơ Tu bấc ngai năl cơnh Bhlô Sơn, Bhlô Bền, Bhlô Cha’đao, Bhô Hiên... dzợ ặt váih tước xoọc đâu, nắc bhrợ p’cắh pr’đợc âng vel bhươl dzợ chr’nắp bhlâng ooy cr’noọ bh’rợ lâng pr’ắt tr’mung âng đhanuôr Cơ Tu”./.

NGƯỜI CƠ TU ĐẶT TÊN LÀNG

Như dáng Gươl sừng sững, tên làng của người Cơ Tu là di sản chung của cộng đồng, gợi nhắc về thuở chọn đất lập làng, về con người Cơ Tu hào phóng, kiên cường. Người Cơ Tu mình đặt tên làng như thế nào? Có gì đặc biệt không?

Năm tháng đi qua, ít nhiều ngôi làng Cơ Tu cổ ở vùng Đông Trường Sơn dần thay đổi về tên gọi. Điều đó bắt nguồn từ những cuộc di dân, sáp nhập địa giới hành chính sau này. Ông Alăng Đàn, một người dân ở tổ Bút Tưa, thôn Bhlô Bền, xã Sông Kôn, Đông Giang là thế hệ “đời đầu” của làng Bút Tưa cũ, cùng 3 làng khác nữa gồm Sơn, Bền và Cloò được sáp nhập thành Bhlô Bền. Ông Đàn cho biết, cái tên Bút Tưa ngày trước được đặt theo danh xưng của một “chủ làng”, là conh Đhưa (bố của Đhưa). Sau này, khi vùng đất Sông Kôn đông đúc người Kinh đến sinh sống, cái tên Đhưa do phát âm bằng tiếng Cơ Tu nên khi đọc, lại chệch thành Tưa như bây giờ.

Ông ALăng Đàn cho biết thêm, thời điểm ấy, conh Đhưa được xem như chủ làng. Ông nổi tiếng về nhân cách tốt, độ giàu có và uy quyền trong cộng đồng Cơ Tu. Ông sống có trách nhiệm với dân làng, hằng năm sẵn sàng đong thóc lúa, tặng heo gà cho các hộ khó khăn. Không có việc chung gì của làng mà conh Đhưa từ chối, từ cưới hỏi, ma chay cho đến hỗ trợ ngày công phát rẫy, thu hoạch lúa mùa… Ông thậm chí còn là người luôn khởi xướng mọi công việc chung của làng. Vì thế, người Bút Trzang (tên gọi cũ của Bút Tưa) xem ông như người hùng của làng và về sau thống nhất đặt danh xưng của ông cho tên làng, xem đó như sự tri ân với người con đã hết lòng vì cộng đồng. Sau thời gian sáp nhập, những người con Cơ Tu ở Bhlô Bền dần quen với tên gọi của làng mình. Bhlô theo nghĩa tiếng Cơ Tu là huyền thoại.

Vùng đất huyền thoại với rất nhiều câu chuyện thú vị tạo nên cốt cách của cộng đồng miền núi trong suốt chiều dài lịch sử sinh tồn. Ngoài Bút Tưa, ở xã Sông Kôn có thêm nhiều làng khác cũng được đặt theo danh xưng của “chủ làng”. Đơn cử như Bút conh Ngar (làng Bút của bố Ngar, thường gọi với cái tên Bút Nga); Bút conh Nhót (làng Bút của bố Nhót, thuộc tổ Bút Nhót, thôn Pho, xã Sông Kôn ngày nay).

Đặt tên làng theo danh xưng của chủ làng trở thành nét đặc trưng của cộng đồng Cơ Tu nhằm tri ân những người con ưu tú có công lớn đối với hành trình lập làng từ những buổi sơ khai.

Văn hóa Cơ Tu truyền lại, trước khi chọn đất lập làng, hội đồng già làng thường bàn bạc xác định địa điểm khu đất, rồi thực hiện nghi thức cúng đất, xin thần linh. Thủ tục cúng khá đơn giản, thông thường chỉ mang theo một con gà trống (hoặc trứng gà so), vỏ ốc, con cuốn chiếu, chén nước trong, cây đót...

Già làng Y Kông, nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Giang nói, người Cơ Tu thường rất kỹ trong việc chọn đất lập làng. Quan niệm của họ, việc này nhằm tránh rủi ro, vận đen bám lấy người làng trong quá trình sinh sống. Ngày trước, người Cơ Tu lấy tên sông suối, núi đồi và thậm chí là tên của “chủ làng”, những người có uy tín nhất để đặt tên cho làng mới. Bởi người ta tin rằng, cách đặt tên như vậy vừa dễ nhớ, lại phù hợp với văn hóa truyền thống của cộng đồng. Ông Y Kông cho biết, “như làng Coong Réh, nay là thôn Aréh - Đhrôồng, xã Tà Lu cũng được đặt theo tên của một ngọn núi Aréh sau làng. Coong hoặc k’coong trong tiếng Cơ Tu là ngọn núi, cách đặt tên kiểu này để nhắc nhớ con cháu về vùng đất ngụ cư lâu đời của ông cha ngày trước, để cùng gìn giữ, bảo vệ ngọn núi đó. Ngay cả tên của đơn vị hành chính cấp xã như Sông Kôn, Jơ Ngây (Đông Giang); Lăng, A Vương (Tây Giang)… cũng được đặt theo con sông, con suối mà thành nên ngày nay, người Cơ Tu vẫn gìn giữ và tự hào với tên gọi đó”.

Thời chiến tranh loạn lạc, những tên làng mang địa danh sông núi theo tên gọi và chữ viết của người Cơ Tu cũng giúp cán bộ, bộ đội dễ dàng xác định vị trí trú tránh bom của người dân. Khi mật báo về, người chỉ huy chỉ cần biết địa danh là có thể triển khai nhiệm vụ tác chiến đánh giặc mà không lo bị phát hiện cứ điểm. Ông Y Kông cho biết thêm: “Từ hàng trăm năm trước, mặc dù khái niệm địa giới tỉnh, huyện, xã chưa rõ ràng như ngày nay nhưng người Cơ Tu đã hình thành quy mô làng bản. Ở mỗi làng đều có tên gọi riêng, được đặt theo địa danh sông suối, núi đồi hoặc người trực tiếp quản lý cộng đồng, thường là tộc trưởng, người có uy tín. Nhiều ngôi làng cổ Cơ Tu rất nổi tiếng như Bhlô Sơn, Bhlô Bền, Bhlô Cha’đao, Bhô Hiên… vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, chứng tỏ tên gọi của làng vẫn luôn rất quan trọng trong tâm thức và đời sống cộng đồng Cơ Tu”./.

Bài & Ảnh : A lăng Ngước

A lăng Ngước- Báo Quảng Nam

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC