GƯƠL CƠNH TY AHAY CÓH OOY
Thứ năm, 08:24, 06/06/2024 CTV Ngọc Vy CTV Ngọc Vy
Bấc c’moo chô ooy đâu, đông sinh hoạt cộng đồng Cơ Tu bơr pêê đhị vêy ta k’rong bhrợ pa dưr t’mêê lâng chr’tốp cha pợ tôn, z’đêr ta xây, đh’rơơng ta bhrợ bê tông - cắh dzợ boọc boọc lâng coọch n’loong. Cắh năl bhiệc nâu doọ bhrợ cha chrứih, cắh cậ ta toọn lâng Gươl ty âng apêê?

 

 

Gươl nắc đhị k’rong pa zưm đoọng họp, prá xay xa nay bh’rợ âng vel bhươl, prá xay đắh bhrợ cha, hơnh déh ta mooi, nắc đhị đoọng apêê ga rựa t’ha pa choom đoọng apêê p’niên k’tứi, apêê t’coóh xay truíh xa nay t’ruíh bh’lêê bh’la, nắc đhị không gian văn hoá - môi trường băn zư văn hoá lâng pr’đơợ p’cắh chr’nắp ty đoọng ha zâp lang âng manứih Cơ Tu. Dọo vêy pa xưl bêl moon Gươl nắc “râu ma bhưy chr’nắp âng vel”. Zâp vel bhươl hân đhơ k’van cắh cậ đha rứt zêng váih Gươl. Gươl nắc đhr’nông đông zr’nưm âng đhanuôr, bơơn bhrợ pa dưr lâng c’rơ g’lêếh âng zâp ngai cóh vel đông.

Lêy zr’nưm, Gươl bơơn cha tốp lâng hi la chi loọn cắh cậ plăng, lâng khung n’loong nhâm mâng, bhrợ ting cơnh grúh coọp vêy t’noọl đhị m’pâng lâng zâp zr’lụ zêng nặc t’noọl đông, bhrợ p’cắh râu đoàn kết zâp vel đông đh’rứah liêm. Cóh p’bhung đông vêy boọc bhrợ a’tứch gông nắc râu ma bhưy chr’năp, cơnh a’bhô dang lêy zư đoọng ha manứih Cơ Tu. Pa zêng zâp đhị zr’lụ Gươl nắc apêê nghệ nhân manứih Cơ Tu xrặ bhrợ mỹ thuật, lấh mơ nắc boọc coọch zâp cơnh la liêm.

Bêl pa zưm vel, Đông Giang tơợ 90 vel xiêr dzợ 40 vel. Đhanuôr cắh vêy đhị đoọng họp, giao lưu, ặt bhrợ chi ớh văn hoá... Đoọng bhrợ liêm crêê cơnh cr’noọ cr’niêng âng đhanuôr, chr’hoong ơy k’rong bhrợ k’tỷ đồng đoọng bhrợ pa dưr đông sinh hoạt cộng đồng đoọng ha zâp vel, bhrợ ting cơnh Gươl âng manứih Cơ Tu. Hân đhơ cơnh đêếc, xoọc đâu đông sinh hoạt cộng đồng cha tốp lâng tôn, đh’rơơng bhrợ lâng xi măng, z’đêr xây cắh cậ bê tông nam păn, cắh dzợ zư đợc cơnh râu chr’nắp ahay.

Bấc t’coóh vel lang manứih Cơ Tu t’coóh t’ha cóh Đông Giang ta u loom moon: Gươl ty âng Cơ Tu xoọc ma bhrợ zâp cơnh. T’coóh Đinh Thái Long - bêl ahay nắc Chủ tịch chr’hoong Đông Giang moon: “Cr’noọ bh’rợ âng apêê t’coóh t’ha cơnh azi cắh vêy cơnh apêê p’niên nâu cơy; azi kiêng Gươl ty - cha tốp lâng hi la chi loọn, plăng, khung ta bhrợ lâng n’loong, liêm chr’nắp lâng môi trường. Bêl bhrợ Gươl nắc zâp ngai cóh vel ting ặt prá xay đh’rứah, xang nặc apêê t’coóh t’ha pa choom đoọng ha lang p’niên bhrợ, đoọng zư lêy văn hoá manứih Cơ Tu. Hân đhơ cơnh đêếc, xoọc đâu chấc t’bơơn pr’đươi pr’dua bhrợ gươl cung zr’nắh k’đhạp; nắc bhrợ đông xây cộng đồng ting cơnh xoọc đâu ta bhrợ bê tông. Hân đhơ cơnh đêếc, ha dang bấc đhanuôr moon bhrợ Gươl lâng bê tông nắc lêy bhrợ ting apêê, tu đhanuôr nắc apêê đươi dua. Cắh choom đươi bhrợ cơnh apêê lơơng moon, xang nặc k’đươi đhanuôr Cơ Tu lêy đươi bhrợ”.

Râu tr’lục, pa zưm văn hoá, căh nặc mưy lêy pay đợ râu ba buôn, tr’ang liêm hiện đại... nắc c’lâng pr’lướt âng râu pa dưr pa xớc, hân đhơ cơnh đêếc, chr’nắp âng bêl ahay cung vêy râu hay chơợ. Bêl đâu lướt vốch cóh zâp vel đông manứih Cơ Tu cắh dzợ bơơn lêy váih cơnh ahay, cung bhrợ ta u loom hay chơợ...

Váih Gươl, nắc lêy váih múa tân tung da dặ, váih sinh hoạt văn hoá ty chr’nắp. Ahêê k’noọ lêy ha cơnh đắh trách nhiệm âng pr’zợc p’niên Cơ Tu đoọng zư lêy râu ma bhưy chr’nắp nâu âng Gươl? Mưy pr’zợc p’niên cóh chr’val Sông Kôn moon: “Aacu k’noỌ, cr’chăl đợ kiến trúc cơnh đêếc nắc lêy vêy zâp bh’rợ văn hoá cơnh prá pr’ma, bhrợ bh’noọch, múa tân tung da dặ cắh cậ đhưng cha gâr toong chiing... Cắh vêy đợ apêê nâu nắc văn hoá cung ma bil pất zêng. Cóh vel zi bấc pr’zợc p’niên cung xoọc t’bhlâng pa choom đắh apêê ga rựa t’ha đoọng zư lêy bhiệc nâu. Cắh p’loon pa choom nắc ha y chroo apêê t’coóh t’ha cắh dzợ nắc ha đhị lêy pa choom? Chr’nắp lấh mơ nắc cr’noọ bh’rợ âng apêê p’niên lêy váih cơnh đêếc”.

Cắh năl, lêy pa chô cớ Gươl cơnh lâng râu chr’nắp ty ahay, nâu đoo cung nắc cr’noọ bh’rợ âng bhiệc zư lêy, pa dưr râu chr’nắp ty ahay. Acu k’noọ, pa bhlâng kiêng râu pa zưm bhrợ công - tư đắh bh’rợ zư lêy, pa dưr Gươl. Pa bhlâng kiêng râu zooi đoọng k’rơ liêm tơợ apêê k’đhơợng zư nhà nước lâng manứih lêy cha mêết văn hoá - zư lêy đoọng ha đhanuôr cóh vel đông pa dưr c’rơ, đoọng bhrợ bha lâng đhị lêy bhrợ pa dưr lâng zư lêy râu ma bhưy chr’nắp văn hoá Cơ Tu truíh crâng da ding Trường Sơn ga mắc chr’nắp.

T’coóh Đỗ Hữu Tùng, PCT UBND chr’hoong Đông Giang moon: “Tước c’xêê 5/2024 chr’hoong ơy bhrợ pa dưr 28 đông sinh hoạt cộng đồng. Xọoc đâu c’lâng xa nay âng cấp piing cắh đoọng bhrợ n’loong, cắh choom bơơn pr’đươi pr’dua đoọng bhrợ nắc xoọc đâu bhrợ Gươl cơnh ahay cắh choom. Lâng Gươl ty ahay buôn ha úh hư, đoọng zư lêy Gươl cung bil bấc zên. Nắc chr’hoong pa họp đhanuôr lêy xây bhrợ đông sinh hoạt cộng đồng t’mêê, hân đhơ cơnh đêếc lêy cha mêết cơnh văn hoá ty manứih Cơ Tu cóh đông. Đông sinh hoạt cộng đồng xoọc đâu cắh nặc mưy đhị đoọng xay moon c’lâng xa nay âng Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước , bhrợ bhiệc bhan âng manứih Cơ Tu, nắc dzợ đhị đoọng zêl cha groong boo đhí, túh bhlong”.

Cung ting cơnh t’coóh Tùng, bhrợ pa dưr đông sinh hoạt cộng đồng ting c’lâng bê tông hoá xoọc đâu xoọc vêy bấc ngai xay moon lalay cơnh. Hân đhơ cơnh đêếc, râu chr’nắp lấh, bêl váih đông sinh hoạt cộng đồng đhanuôr lêy zư pa chăm liêm crêê cơnh văn hoá Cơ Tu, đoọng ha cơnh zư đợc râu ma bhưy chr’nắp âng gươl. Bêl zâp raau bhiệc bơơn đhanuôr Cơ Tu đươi bhrợ đh’rứah, pa dưr zêng c’rơ bh’rợ âng Gươl nắc vêy dưr váih văn hoá chr’nắp liêm.

Râu k’rang moon lấh mơ nắc râu chr’nắp liêm lêy pa zưm đoọng ha c’lâng bh’rợ nhà nước lâng đhanuôr đh’rứah bhrợ. Lêy bhrợ pr’đơợ, p’too p’zương đoọng đhanuôr Cơ Tu bhrợ pa dưr Gươl ting cơnh ty chr’nắp pa zưm lâng c’rơ bh’rợ, c’năl bh’riêl, chr’nắp văn hoá lâng râu liêm crêê âng bha lâng đh’rứah lâng zâp đắh zên zooi đoọng âng zâp tổ chức, tơợ xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung ooy đắh k’đhơợng zư nhà nước. K’đươi moon đhanuôr Cơ Tu bhrợ pa dưr pr’ắt tr’mung văn hoá t’mêê lâng bấc bh’rợ sinh hoạt chr’năp liêm đhị Gươl đoọng tơợ đêếc bhrợ liêm choom zâp xa nay bh’rợ âng Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước. Rơơm, ooy cr’chăl nâu a’tốh tước bhiệc bhrợ pa dưr Gươl âng đhanuôr Cơ Tu nắc âng đơơng liêm choom chrooi pa xoọng zư lêy c’léh bh’rợ âng Gươl đoọng Gươl tất lang nắc râu hâng hơnh lâng ta luôn nặc râu ma bhưy chr’nắp âng vel bhươl manứih Cơ Tu zr’lụ da ding Quảng Nam./.

TIẾNG VỌNG GƯƠL XƯA…

Vài năm trở lại đây, Nhà sinh hoạt cộng đồng Cơtu ở một số nơi được đầu tư xây dựng mới với mái lợp bằng tôn, tường xây gạch, sàn đúc bê tông- không còn điêu khắc gỗ đầu hồi. Liệu điều này có trở thành xa lạ, hay thậm chí quay lưng lại với Gươl truyền thống của họ?!

Gươl là nơi hội họp, trao đổi công việc làng, bàn chuyện sản xuất, tiếp khách, là chỗ để người lớn dạy trẻ con, người già kể chuyện ngày xưa, là chất liệu cho không gian văn hóa- môi trường nuôi dưỡng văn hóa và nền tảng truyền bá giá trị truyền thống cho các thế hệ của tộc người Cơtu. Thật không ngoa khi ví Gươl là “mảnh hồn làng”. Mỗi thôn dù giàu hay nghèo đều phải có Gươl. Gươl là ngôi nhà chung của cộng đồng, được xây dựng nên bằng công sức của mọi người trong làng. 

Nhìn vào tổng thể, Gươl được lợp bằng lá cọ hoặc lá tranh, với khung sườn gỗ vững chãi, được làm theo hình mai rùa có cột ở giữa và xung quanh là các cột nhà, thể hiện sự đoàn kết các làng với nhau. Trên nóc nhà có điêu khắc tượng con gà trống là con vật linh thiêng, như vị thần bảo hộ của người Cơtu. Trên những tấm lan can, vách ngăn quanh Gươl là nơi các nghệ nhân người Cơtu sáng tác mỹ thuật, chủ yếu là chạm trổ, điêu khắc. 

Khi sáp nhập thôn, Đông Giang từ 90 thôn xuống còn 40 thôn. Bà con không có nơi để hội họp, giao lưu, sinh hoạt văn hóa … Để đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân, huyện đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng cho mỗi thôn, mô phỏng theo kiến trúc Gươl của người Cơtu. Tuy nhiên hiện nay nhà SHCĐ mái được lợp bằng tôn, nền láng xi măng, tường xây hoặc bê tông cốt thép, không còn phát huy những giá trị nội lực hay chất liệu bản địa.

Nhiều già làng và người Cơ Tru cao tuổi ở Đông Giang tỏ ra buồn rầu: Gươl truyền thống Cơtu  đang bị biến dạng. Ông Đinh Thái Long- Nguyên Chủ tịch huyện Đông Giang nói: “Suy nghĩ của tuổi già chúng tôi nó không giống như bọn trẻ bây giờ; chúng tui vẫn thích Gươl truyền thống- mái lợp lá cọ, lá nón, hoặc lá tranh, khung sườn thì làm bằng gỗ, thân thiện môi trường. Khi làm Gươl thì cả làng cùng bàn bạc cùng làm, rồi người già bày cho lớp trẻ làm, để giữ vững văn hóa người Cơ Tu. Nhưng chừ tìm nguyên liệu nguyên bản làm gươl rất kỳ công, tốn kém; nên xây nhà cộng đồng theo lối hiện đại bê tông hóa. Nhưng nếu số đông người dân chấp nhận bê tông hóa Gươl thì phảilàm theo ý dân, vì người dân là người thụ hưởng. Không thể lấy con mắt của người khác làm mắt của mình, rồi áp đặt  bắt người dân Cơ Tu phải theo”.

Đành rằng, sự giao thoa- hòa nhập văn hóa, hay chỉ là tiếp nhận những yếu tố mang tính tiện nghi, ánh sáng hiện đại… là xu thế của sự phát triển, nhưng giá trị của quá khứ đôi khi cũng để lại chút gì quyến luyến. Ngày hôm nay rong ruổi qua những làng Cơtu xưa không còn thấy mái lá ẩn hiện sau màn sương hay những vạt khói lam chiều, cũng khiến lòng ngậm ngùi tiếc nuối…

Có Gươl, thì bắt buộc phải có múa tân tung, Da Dặ, có sinh hoạt văn hóa truyền thống. Bạn nghĩ như thế nào về trách nhiệm của bạn trẻ Cơ tu để giữ được cái hồn ấy của Gươl? Một bạn trẻ ở xã Sông Kôn nói: “ Em nghĩ rằng, bên cạnh cái kiến trúc như thế thì điều cốt lõi phải là các hoạt động văn hóa như nói lý, hát lý, như múa tân tung da dặ hay là đánh trống chiêng, hát babooch v.v… Không có những thứ đó thì mai một văn hóa hết. Ở thôn em thì nhiều bạn trẻ cũng đang cố gắng học mấy người lớn tuổi để giữ cái đó. Không học thì mai kia mấy ông bà già đó mất đi mình biết học ai? Quan trọng là nhận thức của giới trẻ bây giờ phải thấy được điều này”

Nên chăng, hãy trả Gươl về với giá trị vốn có của nó- đó chẳng phải là mục tiêu của công tác bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống hay sao? Thiết nghĩ, rất cần hợp tác công- tư trong công tác bảo tồn, phục dựng Gươl. Rất cần sự hỗ trợ tích cực từ phía quản lý nhà nước và nhà nghiên cứu văn hóa- bảo tồn để trao cơ hội cho cộng đồng bản địa phát huy được nội lực, để chủ thể có không gian sáng tạo và giữ hồn văn hóa Cơtu trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Ông Đỗ Hữu Tùng, PCT UBND huyện Đông Giang cho biết: “Đến tháng 5/2024 huyện đã xây dựng được 28 nhà SHCĐ. Hiện nay chủ trương cấp trên không cho khai thác gỗ, không tìm được vật liệu nguyên bản, vì vậy nay xây dựng Gươl nguyên bản là không thể. Với Gươl truyền thống dễ mục nát, nhanh hư hỏng, để bảo tồm gươl cần chi phí rất lớn. Nên huyện họp dân thống nhất xây dựng nhà SHCĐ mới, nhưng nghiên cứu tạo nét hoa văn truyền thống Cơ tu bên trong nhà. Nhà SHCĐ hiện nay không chỉ là nơi tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tổ chức lễ hội của người Cơ tu, mà còn là nơi để phòng tránh bão lũ”.

Cũng theo ông Tùng, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng theo xu hướng bê tông hóa hiện nay đang có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên điều quan trọng, khi có nhà SHCĐ người dân cần phải thực hiện bảo tồn, trang trí hoa văn đúng nguyên bản văn hóa Cơ tu, sao cho giữ được hồn gươl. Khi mọi việc được người dân Cơtu đồng thuận, phát huy được công năng vốn có của Gươl thì dần dần nó sẽ trở thành thiết chế văn hoá.

Điều đáng quý đó là lợi thế cần cộng hưởng cho phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Cần tạo động lực, khuyến khích đồng bào Cơtu xây dựng Gươl theo kiểu truyền thống bằng đối ứng công sức, trí tuệ, giá trị văn hóa và nhân văn của chủ thể cùng với các nguồn từ chương trình tài trợ của các tổ chức, từ chương trình mục tiêu quốc gia thông qua quản lý nhà nước. Vận động đồng bào Cơtu xây dựng đời sống văn hóa mới với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, lành mạnh tại Gươl để từ đó thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hy vọng, trong thời gian tới việc khôi phục Gươl của đồng bào Cơtu sẽ đem lại hiệu quả cao góp phần bảo vệ, gìn giữ hình tượng Gươl để Gươl mãi là niềm tự hào và nó luôn là “linh hồn làng” của người Cơtu vùng núi Quảng Nam./.

CTV Ngọc Vy

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC