ĐOỌNG PÂN ĐIL ACOON CÓH TING PRÁ XAY LÂNG BHIỆC TR’VAY TR’LIN CÓH PR’LOỌNG ĐÔNG
Thứ ba, 08:54, 01/10/2024 PV Minh Hoa- Vơ Ních Oang/VOV-Miền Trung PV Minh Hoa- Vơ Ních Oang/VOV-Miền Trung
Đợ c’moo hanua, Đảng, Nhà nước ơy pa glúh bấc xa nay bh’rợ, chính sách zooi đoọng pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon cóh. Tu cơnh đêếc, pr’ắt tr’mung âng đhanuôr, ooy đâu vêy đhanuôr acoon cóh ting t’ngay ting pa dưr dal.

 

Đhr’năng tr’vay tr’lin cóh pr’loọng đông lâng apêê a’đhi amoó cung xiêr bấc. Lấh mơ, zâp bh’rợ âng dự án 8 “Bhrợ liêm ma mơ pân jứih pân đil lâng bhrợ pa liêm đợ bhiệc đấh hân lâng pân đil p’noên” âng xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung pa dưr pa xớc tr’mung tr’méh zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai cr’chăl c’moo 2021 - 2030 ơy chrooi pa xoọng pa dưr dal bh’rợ pr’dzoọng âng pân đil cóh pr’loọng đông lâng cóh ngoai xã hội. Tơợ bêl k’chít k’pân, ặt zâng, xoọc đâu bấc apêê a’đhi amoó manứih acoon cóh ơy pân prá xay, zêl cha groong lâng tr’vay tr’lin cóh pr’loọng đông.

 

 

Đhiệp 28 c’moo ha dợ, hân đhơ cơnh đêếc Bhling Thị Hiếu cóh vel A Hu, chr’val A Tiêng, chr’hoong Tây Giang nắc váih 4 p’nong k’coon ơy. Pr’loọng đông bấc k’coon, zên bơơn bhrợ lấh mơ nắc g’nưm ooy zên phụ hồ âng k’diịc lâng bơr pêê ha rêê âng pr’loọng đông nắc pr’ắt tr’mung zr’nắh k’đhạp bấc cơnh. Đoọng vêy pa xoọng zên đươi dua cóh đông, xang bêl lướt ooy ha rêê, vêy bêl amoó Hiếu chấc bơơn k’páih đoọng t’taanh. Pr’loọng đông dzợ đha rứt zr’nắh hân đhơ cơnh đêếc diịc điêl ặt ma mung liêm ta níh, apêê k’coon đha nui tr’út, năl zooi k’căn k’conh lâng t’bhlâng học hành. Lêy pr’ắt tr’mung pr’loọng đông amoó xoọc đâu cắh vêy bấc ngai năl, amoó nắc ặt ma mung zr’nắh k’đhạp, bấc râu mốp loom, vêy bêl k’noọ tước ooy hi la mr’nghêê đoọng doọ dzợ zr’nắh tu k’diịc ta luôn vay zi nắh: “Bêl ahay, diịc điêl zi tr’lin tr’vay bấc chu. Acu ta vay zi nắh bấc cơnh. Hân đhơ cơnh đêếc, nâu cơy doọ dzợ váih. K’diịc cu năl t’bhlâng bhrợ cha, xiêr ooy phố t’bơơn zên, hân đhơ zr’nắh a’đoo cung t’bhlâng k’rang lêy đoọng ha pr’loọng đông”.

Bấc apêê a’đhi amoó Cơ Tu tơợ ahay moon, ơy bơơn k’diịc nắc váih mưy manứih cóh đông k’diịc năl lêy zư k’rang lêy bhrợ zâp râu bhiệc ga mắc k’tứi cóh đông k’diịc. Lấh mơ k’diịc, da da vêy râu k’đươi moon, vay zi nắh zâp cơnh cung cắh choom ơơi moon. Amoó Bhling Thị Oóch, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’val A Tiêng, chr’hoong Tây Giang đoọng năl, nắc tu râu cr’noọ cắh liêm crêê lâng ặt zâng, pa ngoọp âng apêê a’đhi amoó nắc râu tu bhrợ bhiệc tr’vay tr’lin cóh pr’loọng đông zr’lụ acoon cóh ting ặt váih đenh cắh choom lứch: “Bêl ahay pân jứih apêê k’noọ bêl bơơn k’diịc, zâp râu bhiệc cóh đông zêng k’điêl bhrợ, ha dợ a’đay nặc mưy ặt cha, ộôm búah bia. Pân đil ting ặt zâng bấc râu zr’nắh zr’dô”.

Đoọng lơi jợ cr’noọ bh’rợ cắh liêm crêê cóh pr’loọng đông lâng vel bhươl, cr’chăl hanua Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Tây Giang ơy pa zưm lâng ban, ngành, đoàn thể lâng chính quyền zâp vel đông pa dưr k’rơ bhiệc xay moon đắh zêl cha groong tr’vay tr’lin cóh pr’loọng đông, zêl cha groong vay zi nắh p’niên k’tứi tước zâp vel đông cóh k’coong ch’ngai. T’coóh Pơloong Bùi, cán bộ văn hoá chr’val Ga Ry đoọng năl, ooy zâp g’lúh prá xay gián tiếp, trực tiếp lâng p’rá a’duôn đh’rứah lâng p’rá acoon cóh, đhanuôr ơy năl liêm ghít lấh mơ ooy liêm ma mơ pân jứih pân đil. Vêy đợ apêê a’đhi amoó grơơ nhool dưr xay moon đắh tr’vay tr’lin cóh pr’loọng đông: “Bêl váih công văn tợơ chr’hoong hân đhơ t’ngay hi dưm azi cung lướt tước ooy vel đông xay moon. Đợ bêl lướt ooy đông cắh bơơn lưm nắc lướt tước đhị pợ ha rêê đoọng xay moon ha đhanuôr, lưm ha đhị xay moon đhị đếêc. Azi ta luôn xay moon lâng loa kẹo kéo, file âm thanh, pano, áp phích... Azi xay moon liêm ghít tước mơ đhanuôr năl”.

P’căn Briu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Tây Giang đoọng năl, cr’chăl g’lúh prá xay, pa choom, ra văng đoọng đắh c’năl bh’rợ zêl cha groong bêl tr’vay tr’lin, zi nắh pân đil, p’niên k’tứi, đợ c’moo đăn đâu, Hội ơy bhrợ pa dưr bấc hội, c’bhúh, tổ truyền thông vel bhươl, câu lạc bộ zêl cha groong tr’vay tr’lin lâng pr’loọng đông... Lâng cr’liêng xa nay, bh’rợ lêy bhrợ lalua, pr’hay, zâp bh’rợ nâu ting t’pấh apêê a’đhi amoó ting pấh. Ooy đâu, chrooi pa xoọng pa dưr dal c’năl bh’rợ âng apêê a’đhi a’moó cóh pr’loọng đông lâng xã hội. Đhr’năng tr’vay tr’lin cóh pr’loọng đông, tr’pay diịc điêl bêl cắh tước c’moo lâng crêê đhi noo bhúh xoọng vêy pa xiêr ting c’moo. Ghít lêy, c’moo 2008 cóh vel đông chr’hoong vêy lấh 250 tu bhiệc tr’vay tr’lin cóh pr’loọng đông, ha dợ xoọc đâu nắc xiêr dzợ dưp 10 tu bhiệc zâp c’moo: “Đhị bêl prá xay, ahêê bhrợ pa liêm đợ bhiệc bha lâng ha đhị. Cơnh đhr’năng tr’vay tr’lin ta luôn dưr váih bêl diịc điêl vêy râu cắh năl liêm ghít, ha dang mưy cha nặc lướt pa bhrợ ch’ngai, cắh cậ ooy cr’chăl bhrợ cha cắh liêm choom nắc tr’vay tr’lin. Râu 3 nắc tr’vay tr’lin âng da da lâng ma mai... tơợ đợ bhiệc cơnh đêếc, azi ta luôn pa zưm lâng zâp cơ quan, ban ngành cơnh Tư pháp, toà án viện kiểm sát... lướt xay moon, pa dưr dal c’năl bh’rợ ha đhanuôr đắh zêl cha groong tr’vay tr’lin pr’loọng đông. Azi cung p’loon bêl hân noo ch’noọng tr’lưm lâng apêê a’đhi học sinh đoọng xay moon ooy đắh bhiệc tr’pay bêl cắh tước c’moo lâng đợ cr’liêng xa nay lơơng”.

Quảng Nam vêy 9 chr’hoong k’coong ch’ngai, ooy đâu vêy 6 chr’hoong k’coong ch’ngai. Ting cơnh p’căn Nguyễn Thị Liên, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil tỉnh Quảng Nam, đh’rứah lâng bh’rợ “Zooi đoọng bh’rợ liêm ma mơ pân jứih pân đil zr’lụ đhanuôr acoon cóh cr’chăl c’moo 2018 - 2025” bơơn xay bhrợ liêm choom đhị zâp chr’hoong k’coong ch’ngai, xoọc, Hội xoọc bhrợ dự án 8 “Bhrợ têng liêm ma mơ pân jứih pân đil lâng bhrợ pa liêm đợ bhiệc đấh hân lâng pân đil p’niên”. Dự án nâu âng xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai cr’chăl c’moo 2021 - 2030. Xang lấh 2 c’moo xay bhrợ, tr’nơợp zâp bh’rợ âng Dự án nâu ơy tr’xăl liêm choom cóh c’năl bh’rợ âng apêê a’đhi amoó đắh liêm ma mơ pân jứih pân đil. P’căn Nguyễn Thị Liên đoọng năl, cr’chăl nâu a’tốh Hội t’bhlâng pa dưr k’rơ bhiệc xay moon zâp Luật crêê tước liêm ma mơ pân jứih pân đil. P’căn Nguyễn Thị Liên đoọng năl, cr’chăl hanua, Hội t’bhlâng pa dưr k’rơ bhiệc xay moon zâp Luật crêê tước liêm ma mơ pân jứih pân đil, zêl cha groong tr’vay tr’lin cóh pr’loọng đông, Luật hôn nhân - gia đình... đoọng ha pân đil k’coong ch’ngai. Lâng t’bhlâng bh’rợ lêy cha mêết bhiệc bhrợ zâp chính sách nâu. Ooy đâu, zooi pân đil zr’lụ đhanuôr acoon cóh pa dưr dal c’năl bh’rợ, ting bhr’dzang pa đăn đươi liêm zâp pr’đơợ pa dưr pa xớc, chrooi pa xoọng lơi jợ tr’vay tr’lin cóh pr’loọng đông, lêy chô bhrợ pa dưr pr’loọng đông liêm ma mơ, tiến bộ, k’bhộ ngăn: “Azi t’bhlâng bhrợ pa dưr, pa choom c’bhúh báo cáo viên xay moon pháp luật tơợ tỉnh tước vel đông lâng bấc cơnh bh’rợ. Azi cung pa zưm bấc bh’rợ zooi đoọng pân đil ta vay zi nắh cơnh: Câu lạc bộ pr’loọng đông têêm ngăn, CLB zêl cha groong tr’vay tr’lin pr’loọng đông, CLB k’căn k’conh băn zư k’coon liêm choom, đhị c’năl tin đươi cóh đhanuôr... Lấh mơ, azu bhrợ bh’rợ p’cắh mặt, zư lêy quyền lâng râu chr’nắp liêm ha pân đil; k’đươi cán bộ ting pấh zâp CLB xay moon pháp luật, zâp tổ hoà giải... đoọng bhrợ pa liêm zâp đơn tư crêê tước tr’vay tr’lin cóh pr’loọng đông; đấh loon k’đươi moon zâp ngành chức năng lêy bhrợ pa liêm tu bhiệc”./.

ĐỂ PHỤ NỮ DTTS LÊN TIẾNG VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của bà con, trong đó có phụ nữ dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện, nâng cao. Tình trạng bạo lực gia đình đối với chị em qua đó cũng giảm đáng kể. Đặc biệt, các hoạt động thuộc dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Từ chỗ tự ti, cam chịu, nay nhiều chị em dân tộc thiểu số đã dám lên tiếng, đấu tranh với bạo lực gia đình.

Mới 28 tuổi nhưng Bling Thị Hiếu ở thôn A Hu, xã A Tiêng, huyện Tây Giang đã là mẹ của 4 đứa con. Gia đình đông con, nguồn thu nhập chính dựa vào tiền phụ hồ của chồng và mấy sào rẫy của gia đình nên cuộc sống khá chật vật. Để có thêm tiền chi tiêu cho gia đình, sau giờ lên rẫy, thi thoảng chị Hiếu nhận thêm len và chỉ về dệt. Gia đình còn nghèo khó nhưng vợ chồng hòa thuận, các con ngoan ngoãn, biết giúp đỡ mẹ cha lại chăm chỉ học hành. Nhìn cuộc sống của gia đình chị hiện nay ít ai nghĩ rằng, chị đã từng trải qua những năm tháng bị trầm cảm, uất ức, từng có ý định tìm đến lá ngón để giải thoát bản thân do thường xuyên bị chồng bạo hành, ngược đãi: “Trước đây, vợ chồng tôi cãi nhau như cơm bữa. Tôi bị hành hạ tinh thần khủng khiếp. Nhưng giờ, chuyện đó đã là quá khứ rồi. Chồng tôi đã biết lo làm ăn, xuống phố kiếm tiền, dù vất vả ổng cũng cố gắng chăm lo cho gia đình”.

Nhiều chị em Cơ Tu xưa nay quan niệm, đã lấy chồng là người của nhà chồng thì phải chăm lo, cáng đáng mọi việc lớn bé trong gia đình chồng. Thậm chí chồng, mẹ chồng có sai khiến, chửi mắng, hành hạ, đánh đập vì bất cứ lý do gì cũng không có quyền lên tiếng. Chị Bling Thị Ooch, Chủ tịch Hội LHPN xã A Tiêng, huyện Tây Giang cho rằng, chính suy nghĩ lệch lạc và sự nhẫn nhịn, chịu đựng trong im lặng của các chị là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng bạo lực gia đình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cứ đeo bám, kéo dài không dễ gì giải quyết dứt điểm: “Trước đây đàn ông họ có quan niệm, khi cưới vợ về, mọi việc nặng nhẹ trong nhà đều do vợ đảm nhiệm, còn mình phải được hưởng thụ và đi uống bia, uống rượu. Phụ nữ chịu bạo lực về tinh thần rất lớn”.  

Để xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tây Giang đã phối hợp với ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại trẻ em đến từng thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa. Ông Pơloong Bùi, cán bộ văn hóa xã Ga Ry cho biết, thông qua các buổi tuyên truyền, tư vấn gián tiếp, trực tiếp bằng cả tiếng phổ thông và tiếng dân tộc, bà con đã hiểu hơn về giới và bình đẳng giới. Có những chị em đã mạnh dạn lên tiếng với bạo lực gia đình: “Khi có công văn từ trên xuống dù ngày hay đêm chúng tôi đến tận thôn để tuyên truyền. Những lúc đến nhà không gặp thì mình đến duông trên rẫy để tuyên truyền cho bà con, gặp đâu tuyên truyền đó. Chúng tôi cũng tuyên truyền bằng loa kẹo kéo, file âm thanh, pano, áp phích…  Chúng tôi tuyên truyền cặn kẽ, kỹ lưỡng đến khi bà con hiểu rồi thôi”.

Bà B’riu Thị Nem, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tây Giang cho biết, bên cạnh các cuộc hội thảo, tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng ứng phó khi bị bạo hành, xâm hại cho phụ nữ, trẻ em gái, những năm gần đây, Hội đã thành lập nhiều hội, nhóm, tổ truyền thông cộng đồng, câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình… Với nội dung, hình thức sinh hoạt thiết thực, hấp dẫn, các mô hình này ngày càng thu hút chị em tham gia. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, vị thế và vai trò của chị em trong gia đình và ngoài xã hội. Tình trạng bạo lực gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nhờ đó, giảm dần qua từng năm. Cụ thể, năm 2008 trên địa bàn huyện ghi nhận hơn 250 vụ bạo lực gia đình thì nay giảm chỉ còn trên dưới 10 vụ mỗi năm: “Qua tuyên truyền, chúng ta giải quyết được vấn đề mấu chốt ở đâu. Như tình trạng bạo lực gia thường xảy ra khi vợ chồng hiểu lầm nhau khi có một trong hai người đi làm ăn xa, hoặc trong quá trình phát triển kinh tế thất bại xảy ra cãi vả. Thứ ba nữa là mẫu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu… Từ những sự việc xảy ra như thế, chúng tôi luôn phối hợp với các cơ quan, ban ngành như Tư pháp, tòa án viện kiểm sát… đi tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho bà co con về phòng chống bạo lực gia đình. Chúng tôi cũng tranh thủ vào dịp hè để gặp gỡ các em học sinh để nói về tình trạng tảo hôn và những nội dung liên quan.”

Quảng Nam có 9 huyện miền núi, trong đó 6 huyện vùng cao. Theo bà Nguyễn Thị Liên, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Nam, cùng với Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025” được triển khai khá hiệu quả tại các huyện miền núi, hiện, Hội đang thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Dự án này thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Sau hơn 2 năm triển khai, bước đầu các hoạt động thuộc Dự án này đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của chị em về giới và bình đẳng giới. Bà Nguyễn Thị Liên cho biết, thời gian tới, Hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các Luật liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân –gia đình…cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa. Đồng thời sẽ tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện các chính sách này. Qua đó, giúp phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức, từng bước tiếp cận đẩy đủ cơ hội phát triển, góp phần xóa bỏ dần bạo lực gia đình, tiến tới xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc: “Chúng tôi tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền pháp luật từ tỉnh đến cơ sở với nhiều hình thức đa dạng. Chúng tôi cũng tập trung nhiều mô hình hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình như: Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, CLB phòng chống bạo lực gia đình, CLB cha mẹ nuôi dạy con tốt, địa chỉ tin cậy cộng đồng…Ngoài ra, chúng tôi thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích  hợp pháp cho phụ nữ; cử cán bộ tham gia các CLB tư vấn pháp luật, các tổ hòa giải ..để giải quyết các đơn thư liên quan đến bạo lực gia đình; đồng thời kịp thời kiến nghị các ngành chức năng xử lý, giải quyết./.”

 

PV Minh Hoa- Vơ Ních Oang/VOV-Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC