LIÊM PR’HAY BHIỆC BHAN HƠNH DÉH HA ROO T’MÊÊ ÂNG MANỨIH TÀ RIỀNG
Thứ sáu, 16:26, 04/10/2024  (A Viết Sĩ)  (A Viết Sĩ)
Manứih Tà Riềng cóh chr’hoong k’coong ch’ngai Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vêy bấc bhiệc bhan ty chr’nắp, pr’hay pr’hươn âng đơơng bấc râu chr’nắp văn hoá acoon cóh, hơnh déh ha roo t’mêê nắc mưy bhiệc bhan cơnh đêếc.

Bhiệc bhan nâu nắc g’lúh đoọng manứih Tà Riềng lêy bhrợ đoọng chắp hơnh a’dích a’bhướp, tô bhúh lâng zâp a’bhô dang ơy đoọng ha pêê ma mung k’rơ, mưy hân noo bơơn bhrợ liêm bấc.

Manứih Tà Riềng cóh cr’hoong k’coong ch’ngai Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vêy pr’ắt tr’mung, bhrợ cha têêm ngăn, liêm crêê tơợ đenh ahay. Ooy cr’noọ âng manứih Tà Riềng, apêê ta luôn tin đươi ooy pr’ắt tr’mung vêy váih zâp a’bhô dang. Đoọng bh’rợ bhrợ cha liêm buôn, manứih Tà Riềng buôn lêy bhuốih zước đắh a’bhô dang đoọng zước boo đhí liêm crêê, bơơn bhrợ ha roo a’bhoo choor bấc. Ting cơnh t’coóh vel Chơ Rum Nhiêr, vel Đắc Tà Vâng, chr’val Đắc Tôi, chr’hoong Nam Giang, zâp bêl xoót ha roo liêm xang, manứih Tà Riềng lêy bhrợ bhiệc bhan hơnh déh ha roo t’mêê. Bêl đâu nắc bêl đoọng lêy bhrợ, chắp hơnh a’bhô dang, a’dích abh’ướp, tô bhúh ơy lêy đoọng ha pêê mưy hân noo bơơn bhrợ liêm bấc: “Zâp c’moo, moót cậ c’xêê 12 dương lịch nắc bêl manứih Tà Riềng xoót bơơn ha roo liêm xang. Manứih Tà Riềng buôn pa zưm hơnh déh ha roo t’mêê lâng Tết Nguyên đán mưy chu. Ting cơnh j’niêng bh’rợ, ha dang mưy hân noo xoót bơơn ha roo vêy bơơn  zâp 100 zong nắc vêy bhrợ hơnh déh ha roo t’mêê. Ha dang cắh zâp 100 zong nắc cắh vêy bhrợ. Cr’noọ bh’rợ nâu đoọng zước rơơm c’moo t’tưn vêy bơơn bấc lấh mơ dzợ”.

Zâp râu pr’đươi bh’rợ lêy ra văng đoọng hơnh déh ha roo t’mêê âng manứih Tà Riềng buôn váih a’vị đêệp t’mêê, ha roo t’mêê, búah n’dza, a’ọc, a’tứch, bhơi r’véh, a’xiu lâng zâp râu a’đắh dzăm cơnh a’mọ, a’chim, xong bhrông... Bêl zâp pr’đươi ch’na đh’nắh ra văng liêm zâp, nắc t’coóh vel lêy bhuốih zước, k’đươi a’bhô dang, a’bhướp a’dích, tô bhúh chô lêy đhanuôr bhrợ. Xang nặc, t’coóh vel glâm a’tứch gôông dzợ ma mung ooy cha nur đoọng zước đắh a’bhô dang.

Xang bêl bhuốih cáih, nắc bhrợ bhiệc bhan, chi ớh bhui har đợ xa nưl chiing cha gâr dưr chr’va xưl đh’rứah lâng xa nưl a’luốt đinh tút. Ooy xa nập xập n’đoóh a’doóh la liêm, ty chr’nắp, manứih Tà Riềng ting hát múa pr’múa Pêl - Túk Chiêm Hoong ty chr’nắp zr’lụ cha nur. Bêl đâu, t’coóh vel lâng zâp apêê t’coóh ga rựa, apêê bấc ngai chắp cóh vel đông ặt tớt đh’rứah ôộm búah, lưm ta moóh c’rơ tr’mung, ting prá pr’ma hơnh déh ha roo t’mêê âng vel bhươl. T’coóh Tơ Ngôl Phúc, cán bộ Văn hoá chr’val Đắc Tôi, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, bhiệc bhan hơnh déh ha roo t’mêê âng manứih Tà Riềng ta bhrợ đhị đông lăm, xang nặc vêy tước ooy vel bhươl. Ting lêy ooy pr’đơợ tr’mung âng đhanuôr cóh vel đông ha dợ bhiệc bhan hơnh déh ha roo t’mêê ta bhrợ đenh hay cắh. Xoọc đâu, ting c’lâng bh’rợ k’míah, bhiệc bhan hơnh déh ha roo t’mêê âng manứih Tà Riềng ta bhrợ ooy mưy t’ngay a’năm: “Lấh mơ bhiệc bhan hơnh déh ha roo t’mêê, manứih Tà Riềng dzợ vêy bấc bhiệc bhan văn hoá ty chr’nắp, pr’hay lơơng lêy zư đợc, cơnh: Móot đông t’mêê, xay xơ... dzợ vêy đhanuôr zư đợc tước đâu. Zâp c’moo, chính quyền chr’val ta luôn bhrợ zâp bhiệc bhan ty chr’nắp, bhrợ lớp pa choom bh’rợ tr’nêng ty chr’nắp đoọng ha zâp apêê pr’zợc p’niên cơnh đắh t’taanh dz’dzặc, ơ’íh”.

Cắh mưy bhiệc bhan hơnh déh ha roo t’mêê, zâp bhiệc bhan ty chr’nắp lơơng âng manứih Tà Riềng vêy bấc râu tr’xăl liêm crêê lấh, bhrợ liêm buôn lấh mơ, hân đhơ cơnh đêếc dzợ zư đợc zâp râu chr’nắp liêm âng văn hoá ty ahay. Ting cơnh t’coóh Trần Ngọc Hùng, Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, bh’rợ zư lêy lâng pa dưr pa xớc văn hoá vật thể lâng phi vật thể âng đhanuôr zâp acoon cóh đhị vel đông chr’hoong bơơn chính quyền vel đông đông k’rang lêy, bhrợ pa dưr. T’mêê đâu, chr’hoong Nam Giang ơy bhrợ pa dưr bhiệc bhan hơnh déh ha roo t’mêê âng manứih Tà Riềng đhị chr’val Đắc Tôi. Ooy bh’rợ nâu nắc đoọng bhrợ pa dưr râu cr’noọ chắp kiêng, pa dưr dal c’năl bh’rợ âng đhanuôr đắh bhiệc zư lêy, pa dưr pa xớc văn hoá acoon cóh. T’coóh Trần Ngọc Hùng đoọng năl: “K’noọ tước đâu, chr’hoong vêy bhrợ pa dưr bhiệc bhan xay xơ ty chr’nắp âng manứih Cơ Tu đhị chr’val Tà Bhing. Bhrợ pa glúh bấc xa nay bh’rợ đoọng chấc lêy t’bơơn, bhrợ pa dưr zâp bhiệc bhan văn hoá ty chr’nắp âng đhanuôr zâp acoon cóh đhị vel đông. Râu hơnh déh bhlâng ooy bh’rợ bhrợ pa dưr zâp bhiệc bhan nắc vêy ting pấh bhrợ liêm ta níh âng apêê p’niên. Đợ apêê nâu nắc c’bhúh ting p’têết pa dưr lâng zư lêy văn hoá âng đhanuôr zâp acoon cóh”.

Bhiệc bhan hơnh déh ha roo t’mêê âng manứih Tà Riềng cóh chr’hoong k’coong ch’ngai Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cắh mưy chr’năp liêm đoọng hơnh déh a’bhô dang, a’dích a’bhướp, tô bhúh, nắc dzợ g’lúh đoọng đhanuôr tr’lưm, ặt chi ớh prá xay pr’hay pr’hươn. Ooy đâu, bhrợ pa dưr liêm nhâm lấh mơ pr’ắt tr’mung cóh vel đông, đh’rứah pa dưr pr’ắt tr’mung têêm ngăn, k’bhộ k’van./.

Đặc sắc Lễ hội Mừng lúa mới của người Tà Riềng

Người Tà Riềng ở huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, điển hình là lễ hội Mừng lúa mới. Lễ hội là dịp để người Tà Riềng tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ cho dân làng sức khỏe, một mùa sản xuất bội thu.

Người Tà Riềng ở huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có truyền thống sống định canh, định cư từ lâu đời. Trong quan niệm của người Tà Riềng luôn tin rằng trong thế giới tự nhiên có nhiều vị thần tồn tại. Để sản xuất được thuận lợi, người Tà Riềng thường cúng xin thần linh để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Theo già làng Chơ Rum Nhiêr, ở thôn Đắc Tà Vâng, xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, đồng bào Tà Riềng lại tổ chức Lễ hội Mừng lúa mới. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, ông bà, tổ tiên đã ban cho họ được vụ mùa bội thu: “Hàng năm, cứ vào tháng 12 dương lịch là lúc người Tà Riềng thu hoạch lúa xong. Người Tà Riềng thường kết hợp lễ hội Ăn lúa mới với Tết Nguyên đán cổ truyền một lần. Theo phong tục, nếu vụ lúa thu hoạch trong năm được 100 gùi trở lên thì mới tổ chức Mừng lúa mới. Ngược lại, nếu không đủ 100 gùi thì không tổ chức lễ. Mục đích của lễ Mừng lúa mới là để cầu mong cho năm sau được bội thu hơn nữa”.

Các lễ vật trong nghi lễ Mừng lúa mới của người Tà Riềng thường có cơm nếp mới, lúa mới, rượu cần, heo, gà, rau rừng, cá suối và các loại thú rừng như thịt chuột, chim, sóc... Khi các lễ vật được đặt lên mâm đầy đủ cũng là lúc già làng tiến hành khấn, vái kính mời các vị thần, ông bà, tổ tiên về chứng giám lòng thành của dân làng. Tiếp đó, già làng dâng lễ vật hiến sinh (con gà trống còn sống) bằng cách tung con vật hiến sinh lên ngọn cây nêu để xin sự đồng ý của các vị thần.

Sau phần nghi thức cúng vái, hiến sinh là tới phần hội với tiếng trống chiêng nổi lên hòa cùng tiếng sáo đinh tút. Trong trang phục thổ cẩm truyền thống rực rỡ, đẹp mắt, bà con Tà Riềng bắt nhịp cất cao lời ca múa điệu Pêl - Túk Chiêm Hoong truyền thống xung quanh cây nêu. Lúc này, già làng, các cụ bô lão, người có uy tín trong cộng đồng ngồi quây quần với nhau uống rượu cần, thăm hỏi sức khỏe, hát đối đáp mừng Lễ hội lúa mới của làng. Ông Tơ Ngôl Phúc, cán bộ Văn hoá xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, lễ hội Mừng lúa mới của người Tà Riềng được tổ chức tại gia đình trước rồi tới lễ cúng chung của làng. Tuỳ vào điều kiện kinh tế của dân làng mà Lễ hội Mừng lúa mới diễn ra nhiều hay ít ngày. Hiện nay, trên tinh thần tiết kiệm, lễ hội Mừng lúa mới của người Tà Riềng chỉ diễn ra trong một ngày: “Ngoài lễ hội ăn Mừng lúa mới, người Tà Riềng còn có nhiều tục lệ văn hóa truyền thống hay, cần giữ gìn như: Lễ vào nhà mới, lễ cưới hỏi... vẫn được người dân lưu giữ đến nay. Hàng năm, chính quyền xã thường xuyên tổ chức các lễ hội truyền thống, mở lớp truyền dạy nghề truyền thống cho các bạn trẻ như đan lát, dệt thổ cẩm...”.

Không chỉ Lễ Mừng lúa mới mà các lễ hội truyền thống khác của người Tà Riềng có nhiều thay đổi, đơn giản, gọn nhẹ hơn nhưng vẫn giữ được các giá trị văn hoá truyền thống. Theo ông Trần Ngọc Hùng, Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn được chính quyền địa phương quan tâm, phục dựng. Mới đây, huyện Nam Giang đã tổ chức phục dựng Lễ hội Mừng lúa mới của người Tà Riềng tại xã Đắc Tôi. Qua đây nhằm khơi dậy tình yêu, nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc. Ông Trần Ngọc Hùng cho biết: “Tới đây, huyện tổ chức nghi thức Lễ cưới truyền thống của người Cơ Tu tại xã Tà Bhing. Đề ra các kế hoạch sưu tầm, phục dựng các lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Điều đáng mừng nhất thông qua công tác phục dựng các lễ hội đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của bạn trẻ. Đây chính là đội ngũ sẽ tiếp nối và bảo tồn văn hóa của cộng đồng các dân tộc”.

Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào Tà Riềng ở huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam không chỉ mang ý nghĩa tạ ơn thần linh, ông bà tổ tiên, đây còn là dịp người dân gặp gỡ, giao lưu, vui chơi. Qua đó, gắn kết tình làng, nghĩa xóm, cùng nhau nỗ lực phát triển kinh tế, đẩy lùi nghèo đói, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc./.

        

 (A Viết Sĩ)

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC