R’RỘ R’RĂM BHIỆC BHAN CHIING CHA GÂR NAM GIANG
Thứ năm, 09:31, 04/07/2024 Jumi Sĩ Jumi Sĩ
Đhị chr’hoong k’coong ch’ngai Nam Giang, tỉnh Quảng Nam t’mêê ta bhrợ đhị Liên hoan chiing cha gâr g’lúh 6 lâng pr’đợc “Nam Giang - Liêm pr’hay pr’hoọm văn hoá”.

 

 

 

Lâng pr’đợc “Nam Giang - Liêm pr’hay pr’hoọm văn hoá”, Liên hoan c’moo đâu vêy ting pấh âng 12 đơn vị lâng 800 nghệ nhân, diễn viên quần chúng tước tơợ 12 chr’val, thị trấn cóh prang chr’hoong.

Đhị bơr t’ngay bhrợ chi ớh Liên hoan, kr’bhâu đhanuôr lâng ta mooi hơnh déh ting pấh zâp bh’rợ văn hoá, nghệ thuật pr’hay chr’nắp. Đắh thi ch’na đh’nắh âng zâp acoon cóh vêy ra văng bhrợ liêm ghít, bhiệc ra pặ đợc đợ ch’na đh’nắh cung la liêm. Zâp râu ch’na đh’nắh cóh crâng k’coong, âng zâp vel đông cơnh lêệ t’priêng, zờ rá, a’vị hor cắh choom cắh váih. Lấh mơ, zâp đơn vị pấh bhrợ dzợ đợ p’cắh đợ râu pr’đươi pr’dua lịch sử, văn hoá, zâp bh’nơơn pr’đươi chr’nắp yêm âng zâp vel đông cơnh chứa, a’băng, a’điu, prớ a’riêu, đác a’mát... Lấh mơ, thi p’cắh xa nập xập ty chr’nắp, nghệ thuật chiing cha gâr - đinh tút lâng p’cắh c’nắt j’niêng bh’rợ hơnh déh ha roo t’mêê, xay xơ, bhuốih k’tiếc bhrợ pa dưr vel bhươl... t’pấh bấc ta mooi lâng đhanuôr pấh lêy. T’coóh Zơ Râm Plênh, cóh vel Pà Oi, chr’val La Êê đoọng năl, a’đay hơnh déh bhlâng vêy bơơn ting pấh bhiệc bhan bêl đâu: “Moon zr’nưm tơợ p’niên a’cu ta luôn pấh chi ớh zâp bhiệc bhan âng vel đông bhrợ, acu chắp hơnh bhlâng. Acu cung t’coóh đhưr, c’moo đâu k’noọ cắh dzợ ting pấh chi ớh, hân đhơ cơnh đêếc, tu bh’rợ zr’nưm lâng tu apêê p’niên ha y chroo nắc acu cung t’bhlâng pấh chi ớh. C’moo đâu acu bhrợ Tổ trưởng đội chiing cha gâr âng chr’val. Acu ta luôn moon p’too k’coon cha châu ha y chroo zư lêy lâng pa dưr đợ râu chr’nắp ty văn hoá âng acoon cóh đay”.

Râu chr’nắp pr’hay lấh mơ bêl Liên hoan chiing cha gâr Nam Giang c’moo đâu nắc bhiệc bhrợ p’cắh cớ đợ pr’hoọm văn hoá chr’nắp lalay âng chr’hoong Nam Giang lâng đợ Gươl ty chr’nắp. 12 bêệ Gươl âng đhanuôr Cơ Tu, Ve, Tà Riềng vêy bơơn apêê nghệ nhân âng zâp đơn vị bhrợ pa dưr, boọc pa chăm liêm crêê cơnh Gươl ty âng acoon cóh đay. Zâp râu pr’đươi pr’dua lịch sử, pr’đươi pr’dua buôn đươi dua zâp t’ngay cơnh đắh bh’rợ tr’nêng, tr’coọ xa nưl, xa nập xập... vêy bơơn zâp đơn vị đợc ra pặ liêm ghít cóh Gươl. Đhị Gươl, zâp bêl cung r’rộ r’răm xa nưl chiing cha gâr, xa nưl a’luốt đinh tút cắh cậ đợ pr’hát âng zâp apêê nghệ nhân chi ớh p’cắh đoọng ha ta mooi lâng đhanuôr pấh lêy bhiệc bhan. Cr’chăl râu bhiệc bhrợ t’mêê, bhrợ pr’đơợ chr’nắp âng Liên hoan, zâp Gươl ty chr’nắp nâu bhrợ pa dưr pr’ắt bh’rợ đoàn kết, đh’rứah chrooi đoọng c’rơ zư lêy văn hoá zr’nưm, lấh mơ nắc lâng lang p’niên. A’đhi Tôn Thị Công cóh chr’val Đắc Pring đoọng năl, bhiệc bhan bêl đâu vêy âng đơơng ha đay bấc râu liêm pr’hay: “Acu ting pấh bhiệc bhan nâu tr’nơợp xơợng bhui har bhlâng, xang nặc xơợng hâng hơnh lấh mơ. Acu k’noọ lêy bhrợ bấc bh’rợ pr’hay chr’nắp cơnh đâu đoọng lang p’niên bơơn lêy năl liêm ghít lấh mơ đợ văn hoá ty chr’nắp âng acoon cóh đay, ooy đâu zư pa dưr lấh mơ dzợ. Lấh mơ, bêl đâu cung nặc g’lúh đoọng zâp ngai ting pấh chi ớh, tr’lưm tr’moóh đh’rứah cung cơnh p’cắh ooy đợ râu chr’nắp liêm văn hoá ty âng đhanuôr đay. Acu chắp kiêng bhlâng”.

Liên hoan c’moo đâu dzợ vêy cr’noọ rơơm kiêng xay moon tước pr’zợc đhị zâp prang k’tiếc k’ruung lâng k’tiếc k’ruung lơơng ooy đợ râu liêm choom, c’rơ pa dưr pa xớc đắh văn hoá, du lịch âng Nam Giang đhị g’lúh xăl t’mêê lâng lướt moót zr’nưm. P’căn Sương Thu, ta mooi tước tơợ chr’hoong Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam bhui har bêl bơơn ting pấh bhiệc bhan nâu: “Bêl đâu g’lúh 2 acu lướt ooy đâu. Zâp bêl chô ooy đâu zêng vêy đợ râu lêy cha mêết chr’nắp t’mêê. Acu chăp kiêng văn hoá ty chr’nắp âng zâp acoon cóh chr’hoong Nam Giang, cơnh ooy zâp đắh ch’na đh’nắh, cắh cậ đợ n’đoóh a’doóh taanh bhrợ la liêm. Acu vêy xay moon đoọng apêê pr’zợc, đhi noo bhúh xoọng năl tước bhiệc nâu. Ha y chroo acu dzợ lướt ooy đâu bấc chu”.

Nam Giang nắc vel đông vêy bấc đhanuôr acoon cóh ắt ma mung cơnh Cơ Tu, Ve, Tà Riềng. Ting cơnh t’coóh Trần Ngọc Hùng, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin chr’hoong Nam Giang, Liên hoan bhiệc bhan chiing cha gâr chr’hoong Nam Giang vêy ta bhrợ 2 c’moo mưy chu. Bêl đâu cắh nặc mưy g’lúh đoọng k’rong pa zưm, giao lưu đợ râu chr’nắp văn hoá âng zâp acoon cóh nắc dzợ g’lúh đoọng vel đông p’cắh, xay moon đợ râu liêm choom đắh pr’ắt tr’mung, chr’nắp văn hoá lịch sử âng zâp acoon cóh đhị vel đông. Ooy đâu chrooi pa xoọng pa dưr pa xớc văn hoá, du lịch lâng pa dưr dal c’năl bh’rợ âng đhanuôr đắh bhiệc zư lêy lâng pa dưr đợ râu pr’hoọm văn hoá ty chr’nắp. T’coóh Trần Ngọc Hùng đoọng năl: “C’moo đâu lalay lâng zâp c’moo lăm. C’moo 2022 nắc mưy bhrợ pa dưr pợ cha tốp bạt đoọng ha zâp đơn vị. C’moo đâu t’bhlâng âng đơơng tước bhiệc bhan crêê cơnh lâng pr’hoọm văn hoá ty chr’nắp âng đhanuôr zâp acoon cóh đhị vel đông. 12 chr’val cắh dzợ bhrợ 12 pợ bạt, c’moo đâu nắc xăl lâng 12 bêệ Gươl, bhrợ p’cắh cớ mưy vel bhươl ty chr’nắp âng zâp acoon cóh chr’hoong Nam Giang lâng bơr đắh đông ra pặ pa zưm, đhị m’pâng vêy mưy bêệ cha nur. Azi kiêng bhrợ lêy chô tước Du lịch t’viêng, đươi zâp pr’đươi pr’dua liêm crêê lâng môi trường. Râu 2, azi kiêng bhrợ đoọng zâp apêê pr’zợc p’niên lêy năl tước vel bhươl ty chr’nắp ahay âng a’conh a’bhướp, tô bhúh ặt ma mung ha cơnh. Cr’noọ bh’rợ ga mắc bhlâng âng bhiệc bhan chiing cha gâr nâu nắc zư lêy lâng pa dưr đợ râu chr’nắp văn hoá ty. Lấh mơ, lêy chô bhrợ pa dưr zâp pr’đươi pr’dua văn hoá váih đợ bh’nơơn pr’đươi du lịch”./.

RỘN RÀNG LỄ HỘI ÂM VANG CỒNG CHIÊNG NAM GIANG

Tại huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vừa diễn ra Liên hoan Âm vang cồng chiêng lần thứ VI với chủ đề “Nam Giang - Lung linh sắc màu văn hóa”. Đây là sự kiện văn hóa độc đáo, mang đậm sắc màu vùng cao, thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia, trải nghiệm các hoạt động văn hóa - nghệ thuật gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. 

Với chủ đề “Nam Giang - Lung linh sắc màu văn hóa”, Liên hoan năm nay có sự tham gia của 12 đơn vị với 800 nghệ nhân, diễn viên quần chúng đến từ 12 xã, thị trấn trên toàn huyện.

Trong hai ngày diễn ra Liên hoan, hàng ngàn người dân và du khách hào hứng tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Phần thi ẩm thực truyền thống của các đơn vị được chuẩn bị khá công phu, hình thức sắp xếp món ăn bài bản, hấp dẫn. Các món ăn đậm chất núi rừng, gắn liền với địa phương như thịt xông khói, zờ rá, cơm lam không thể thiếu được. Ngoài ra, các đơn vị tham gia còn trưng bày hiện vật lịch sử, văn hóa, các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương như dứa, măng, kiệu, ớt A’riêu, tiêu rừng, mật ong... Đặc biệt, phần thi trình diễn trang phục truyền thống, nghệ thuật cồng chiêng - đinh tút và trích đoạn các nghi thức mừng lúa mới, cưới hỏi, cúng đất lập làng... thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Ông Zơ Râm Plênh, thôn Pà Oi, xã La Êê cho biết, ông rất vui khi được tham gia lễ hội lần này: “Nói chung từ nhỏ tôi thường xuyên tham gia các lễ hội do xã, huyện tổ chức, tôi rất vui mừng. Tôi cũng lớn tuổi rồi, đáng lẽ năm nay không tham gia nữa, nhưng vì tinh thần chung và vì lớp trẻ sau này nên tôi vẫn nhiệt tình tham gia. Năm nay tôi cũng được bầu làm Tổ trưởng đội cồng chiêng của xã. Tôi thường xuyên nhắc nhở con cháu sau này luôn giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc mình”.

Điểm nhấn của Liên hoan Âm vang cồng chiêng Nam Giang lần này là tái hiện sắc màu văn hóa đặc trưng của huyện Nam Giang với không gian Gươl truyền thống. 12 công trình Gươl của đồng bào Cơ Tu, Ve, Tà Riềng được các nghệ nhân của các đơn vị dựng, điêu khắc và trang trí đúng với nguyên bản Gươl truyền thống của đồng bào mình. Mọi hiện vật lịch sử, vật dụng sinh hoạt hằng ngày như nông cụ, nhạc cụ, trang phục... được các đơn vị trưng bày trong Gươl một cách bài bản, ngăn nắp. Tại Gươl, lúc nào cũng rộn ràng tiếng trống chiêng, tiếng sáo đinh tút hay những bài hát dân ca được các nghệ nhân trình diễn để phục vụ du khách và người dân tham gia lễ hội. Bên cạnh làm mới, tạo điểm nhấn cho Liên hoan, các công trình Gươl truyền thống cũng giúp khơi dậy tinh thần đoàn kết, cùng nhau góp sức bảo tồn văn hóa cộng đồng, nhất là với thế hệ trẻ. Em Tôn Thị Công ở xã Đắc Pring cho biết, lễ hội lần này mang lại cho em rất nhiều cảm xúc:  “Tham gia lễ hội này đầu tiên em cảm thấy rất vui, sau đó em thấy hãnh diện nữa. Em nghĩ nên có nhiều hoạt động bổ ích như thế này để giới trẻ được tiếp xúc nhiều và hiểu rõ hơn về văn hoá truyền thống của dân tộc mình, qua đó, lưu truyền và phát huy hơn nữa. Ngoài ra, đây cũng là dịp để mọi người giao lưu, học hỏi cũng như quảng bá về những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào mình. Em thật sự rất thích”.

Liên hoan năm nay còn kỳ vọng giới thiệu đến bạn bè trên mọi miền trong và ngoài nước về những tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, du lịch của Nam Giang trong công cuộc đổi mới và hội nhập. Bà Sương Thu, du khách đến từ huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam phấn khởi khi được trải nghiệm lễ hội: “Đây là lần thứ 2 tôi lên đây. Mỗi lần lên tôi đều có những trải nghiệm mới mẻ, thú vị. Tôi rất thích văn hoá truyền thống các dân tộc ở huyện Nam Giang, chẳng hạn về các món ăn hay những tấm thổ cẩm được dệt công phu, rất đẹp. Tôi sẽ đem những hình ảnh này giới thiệu cho người thân và bạn bè biết đến. Nhất định lần sau tôi sẽ lên đây nữa”.

Nam Giang là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Cơ Tu, Ve, Tà Riềng. Theo ông Trần Ngọc Hùng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nam Giang, Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” huyện Nam Giang tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Đây không chỉ là dịp để hội tụ, giao lưu những giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc mà còn là cơ hội để địa phương quảng bá, giới thiệu những tiềm năng kinh tế - xã hội, giá trị văn hoá lịch sử của các dân tộc trên địa bàn. Qua đó, góp phần phát triển văn hóa, du lịch và nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Ông Trần Ngọc Hùng cho biết: “Năm nay khác hẳn so với mọi năm. Năm 2022 chỉ dựng lều, che bạt cho các đơn vị. Năm nay quyết tâm mang đến lễ hội đúng với bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. 12 xã thay vì 12 cái lều bạt thì năm nay được thay thế bằng 12 cái nhà sàn, tái hiện lại một ngôi làng truyền thống đồng bào các dân tộc huyện Nam Giang với hai dãy nhà hình cánh cung và có một cây nêu ở giữa. Chúng tôi muốn hướng đến Du lịch xanh, dùng các vật tư vật liệt thân thiện với thiên nhiên. Thứ 2, chúng tôi muốn các bạn trẻ nhìn lại được mô hình làng truyền thống của ông cha ta ngày xưa sinh sống thế nào. Mục đích lớn nhất của Lễ hội Âm vang cồng chiêng lần này là bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Ngoài ra, hướng đến xây dựng các sản phẩm văn hoá thành những sản phẩm du lịch”./.

Jumi Sĩ

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC