CHR’NOH CHR’BÊỆT ÂNG DA DING CA COONG XIÊR OOY PHỐ
Thứ sáu, 08:53, 05/07/2024 Kim Cương Kim Cương
Zr’lụ pa câl chr’noh chr’bêệt âng đhanuôr da ding ca coong tỉnh Quảng Nam vêy mặt đhị số 64A Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ơy lâh 2 c’moo đâu. Đhơ zập c’xêê ta bhrợ muy chu ha dợ bấc apêê coh phố tước câl đươi chr’noh chr’bêệt ta đơơng tơợ da ding ca coong.

 

 

Zập thứ 5 lâng thứ 6, tuần thứ 2 âng zập c’xêê, đhanuôr đhị 9 chr’hoong da ding ca coong tỉnh Quảng Nam nắc tr’xăl đơơng chr’noh chr’bêệt xiêr ooy số 64A Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu đoọng pa câl ha đhanuôr thành phố Đà Nẵng đươi.

Xập xa nập âng ma nuyh Mường, amoó Bùi Thị Hồng ặt đhị chr’val Trà Bui, chr’hoong da ding ca coong Bắc Trà My xay moon zập rau pr’đươi âng đay đơơng pa câl đoọng ha t’mooi tước câl. Amoó Bùi Thị Hồng xay moon, nâu nắc g’luh tr’nơợp chr’val Trà Bui đơơng chr’noh chr’bêệt đhuônh ooy thành phố Đà Nẵng. Amoó k’juột lêy cơnh câl hàng âng đhanuôr phố biển. Zập cha nắc câl bhơi rơ veh ting ký, zập cha tơợ 1 tước 2 bữa, căh kiêng câl k’rong đơc. Amoó k’juột lâh nắc pazêng g’luh t’mooi câl bấc, ma nuyh tước t’tun nắc dzoọng ra pặ coh hoọng ma nuyh tước lalăm, doọ chấc đh’lựa, tr’zệêng câl: “Nâu nắc g’luh tr’nơợp a cu xiêr ooy phố, zập rau lêy cung cha chrih, lêy bấc ma nuyh. Acu cung lêy bhui har. Ha dang đanh đanh bơơn xiêr ooy phố nắc kiêng bhlầng. Lâh mơ dzợ, lướt cơnh đâu jưah pa căh bh’nơơn chr’noh âng vel đong, jưah ting pa choom bấc rau coh pr’ặt tr’mông”.

Pa têệt zr’lụ đơc chr’noh chr’bêệt chr’hoong Bắc Trà My nắc zr’lụ đơc bh’nơơn chr’noh âng Hội nông dân chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang. Zr’lụ ra pặ bh’nơơn chr’noh âng a đhi amoó Cơ Tu chr’val Sông Kôn vêy bấc rau lâh chr’hoong pr’zơc. Amoó Coor Nhương, Chi hội trưởng Hội Nông dân vel Bhlô Bền, chr’val Sông Kôn đoọng năl, nâu nắc g’luh 3 amoó đơơng pa câl bh’nơơn chr’noh Đông Giang xiêr ooy phố pa câl. Zập bh’nơơn chr’noh g’luh nâu vêy rau chơih pay, đơơng rau chr’noh âng thành phố kiêng bhlầng cơnh chứa, tu góc, pa neh, a băng điền trúc… Lâh mơ, ađhi amoó nắc dzợ đơơng pr’đươi OCOP, chr’năp yêm bhlầng âng zr’lụ cơnh chè Ra Zeh, prớ A riêu, đác g’dớ lâng zập rau a tuông, … đoọng pa căh pa câl tước ha đhanuôr đươi. Rau bhui har lâh mơ, nắc mơ chu xiêr ooy phố, amoó Nhương vêy ting pa xoọng kinh nghiệm tr’câl tr’bhlêy, năl ghit thị trường, pa căh pa câl bh’nơơn chr’noh đoọng t’pâh ma nuyh câl: “Acu chăp bhlầng đơn vị, vel đong ơy zooi đhanuôr bơơn tr’câl tr’bhlêy, tr’pác kinh nghiệm lâng apêê vel đong lơơng. Tơợ đêêc nắc a cu vêy kinh nghiệm đhị pa câl, choh chr’noh, băn bh’năn đoọng pa dưr kinh tế, pa dưr pr’ặt tr’mông đhanuôr. A cu kiêng lâng rau ting zooi bhrợ xoọc tr’nơợp âng dự án cơnh đâu, liêm crêê bhlầng”.

Zr’lụ pa câl bh’nơơn chr’noh chr’bêệt âng đhanuôr da ding ca coong Quảng Nam đhị số 64A Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu ta luôn t’pâh bấc ma nuyh tước câl. Amoó Đỗ Thị Yến ặt đhị phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu đoọng năl, amoó nắc tước zr’lụ pa câl chr’noh chr’bêệt tơợ rau xay moon âng zập ngai coh công ty lâh 1 c’moo hay. Tơợ đêêc tước nâu kêi, zập đoo c’xêê amoó cung p’loon tước câl rơ veh tơợ xang giờ pa bhrợ: “Acu câl bhơi gơ bạ, a ciêr, tâm phóc lâng bơr pêê rau lơơng dzợ. Acu tước đâu câl bấc chu, chr’năp dal lâh coh chợ ha dợ cu cung câl tu a đoo yêm lâh. G’luh lalăm a cu câl a puối, mướp lâng bấc rơ veh lơơng dzợ, cha yêm bhlầng”.

Zr’lụ pa câl bh’nơơn chr’noh chr’bêệt pa đhuônh tơợ da ding ca coong đhị thành phố Đà Nẵng ặt coh t’nooi bh’rợ âng Dự án pa dưr vel bhươl âng Tổ chức Trông dấc/Pa dưr bha lang k’tiếc (FIDR) zooi đhanuôr acoon coh đhị 9 chr’hoong da ding ca coong tỉnh Quảng Nam. Bh’rợ nâu đoọng pa dưr dal c’rơ chấc lêy thị trường, pa căh chr’năp âng zr’lụ lâng t’bhlầng giao lưu, pa hêệp bhlưa thị trường lâng da ding ca coong. P’căn Trần Thị Thu Oanh, Trưởng xay moon kỹ thuật, Tổ chức Trông dấc/Pa dưr bha lang k’tiếc (FIDR) văn phòng đhị Việt Nam đoọng năl, xa nay bh’rợ zooi đhanuôr acoon coh pa câl bh’nơơn chr’noh chr’bêệt đhị Đà Nẵng tơợ c’moo 2022 lâng nắc bhrợ đanh tước c’moo 2026. Đh’rưah lâng ra pặ đhị pa câl, xay moon chr’năp pa cala, cơnh pa câl, đơn vị dzợ zooi đhanuôr zên lướt chô, ặt cha coh 3 g’luh tr’nơợp ting pâh pa bhrợ: “Bh’rợ nâu nắc bêl zooi đhanuôr tr’câl tr’bhlêy, pa căh bh’nơơn chr’noh âng vel đong. Tơợ pazêng g’luh đơơng chr’noh xiêr ooy phố, đhanuôr vêy rau tr’xăl đhị tr’câl cơnh năl dáp chr’năp pa câl, pa câl la leh cơnh ooy, pa câl bấc cơnh ooy? Căh cợ nắc lêy chr’noh n’đoo đhanuôr Đà Nẵng kiêng đươi… Lalăm a hay, đhanuôr rau vêy nắc pa câl rau đêêc, bêl đơơng xiêr ooy phố nắc căh choom pa câl, bil bal bấc. Xoọc đâu, bh’rợ nâu azi zooi đhanuôr chô ooy Đà Nẵng pa câl bh’nơơn chr’noh. Zập bh’nơơn cơnh OCOP, rau a yêm chr’năp bhlầng âng vel đong ơy bơơn tôm nắc a zi t’moọt pa câl đhị cửa hàng đhị Đà Nẵng, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh đoọng pa căh”./.

NÔNG SẢN VÙNG CAO XUỐNG PHỐ

Gian hàng nông sản của bà con miền núi tỉnh Quảng Nam có mặt tại số 64A Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã hơn 2 năm nay. Mặc dù mỗi tháng chỉ diễn ra một lần nhưng gian hàng luôn nhận được sự chào đón của người dân thành phố yêu thích sản vật vùng cao.

Đều đặn thứ 5 và thứ 6, tuần thứ 2 hàng tháng, bà con ở 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam lại luân phiên nhau đưa nông sản, đặc sản về số 64A Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố Đà Nẵng.

Diện trang phục Mường truyền thống, chị Bùi Thị Hồng ở xã Trà Bui, huyện vùng cao Bắc Trà My vừa chào mời, vừa say sưa giới thiệu từng mặt hàng với khách. Chị Bùi Thị Hồng chia sẻ, đây là lần đầu xã Trà Bui mang nông sản về thành phố Đà Nẵng. Chị rất ngạc nhiên với cách mua hàng của người dân phố biển. Mọi người mua rau củ theo ký, đủ ăn từ 1 đến 2 bữa, không tích trữ nhiều. Điều chị bất ngờ hơn là những lúc khách mua đông, người đến sau chịu khó chờ người đến trước, không hề chen lấn: “Đây là lần đầu tôi về phố, cái gì cũng lạ, thấy rất là nhiều người. Tôi cũng vui. Nếu lâu lâu, được đi như thế này rất là thích. Hơn nữa, đi như thế này vừa quảng bá sản phẩm nông sản quê nhà, vừa học hỏi nhiều điều về cuộc sống xung quanh”.

Nối liền gian hàng nông sản huyện Bắc Trà My là gian hàng của Hội Nông dân xã Sông Kôn, huyện Đông Giang. Gian hàng của chị em Cơ Tu xã Sông Kôn khá bắt mắt, có phần đa dạng hơn huyện bạn. Chị Coor Nhương, Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Bhlô Bền, xã Sông Kôn cho biết, đây là lần thứ 3 chị mang các sản vật Đông Giang xuống phố bán. Các mặt hàng đợt này có sự chọn lọc, ưu tiên những sản phẩm người dân thành phố ưa chuộng, như dứa mật, rau dớn, mít, măng điền trúc,... Ngoài ra, chị em còn mang thêm một số sản phẩm OCOP, đặc sản của vùng, như chè dây, ớt a’iêu, mật ong rừng và các loại đậu,... để giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng. Điều phấn khởi nhất sau mỗi lần xuống phố, chị Nhương có thêm kinh nghiệm mua bán, nắm bắt thị trường, trưng bày, quảng bá sản phẩm để thu hút người mua: “Tôi rất cảm ơn đơn vị, địa phương đã hỗ trợ bà con cơ hội để buôn bán, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương khác. Từ đó, mình có kinh nghiệm buôn bán, nuôi trồng cây, con để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Tôi rất ủng hộ và thấy sự hỗ trợ ban đầu của dự án như thế này là hợp lý”.

Gian hàng nông sản của bà con miền núi Quảng Nam ở số 64A Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu luôn thu hút đông khách đến mua. Chị Đỗ Thị Yến ở phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu cho biết, chị biết đến gian hàng nông sản vùng cao qua lời giới thiệu của mọi người trong công ty hơn 1 năm trước. Từ đó đến nay, tháng nào chị cũng tranh thủ ghé mua ít rau củ cho gia đình sau giờ tan sở: “Nay tôi mua rau má, dưa leo, đậu phụng và một số thứ nữa. Tôi đến đây mua nhiều lần rồi, giá cao hơn ngoài chợ nhưng phải chấp nhận là nông sản ở đây ngon hơn nhiều. Đợt trước có mua cả ốc núi, mướp và nhiều loại rau khác nữa, ăn có vị ngọt, giòn và ngon hơn hẳn”.

Gian hàng nông sản vùng cao tại thành phố Đà Nẵng nằm trong chuỗi hoạt động thuộc Dự án phát triển nông thôn do Tổ chức Cứu trợ/Phát triển quốc tế (FIDR) hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số tại 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Hoạt động này nhằm nâng cao năng lực tìm hiểu thị trường, giới thiệu, quảng bá đặc sản của vùng và tăng cường giao lưu, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và miền núi.

Bà Trần Thị Thu Oanh, Trưởng tư vấn kỹ thuật, Tổ chức Cứu trợ/Phát triển quốc tế (FIDR) văn phòng tại Việt Nam cho biết, chương trình hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số bán nông sản tại Đà Nẵng từ năm 2022 và sẽ kéo dài đến năm 2026. Bên cạnh chuẩn bị mặt bằng, tư vấn giá, cách thức mua bán, đơn vị còn hỗ trợ người dân tiền đi lại, ăn, ở trong 3 lần đầu tham gia hoạt động: “Hoạt động này là cơ hội giúp bà con trao đổi, buôn bán, quảng bá nông sản, đặc sản địa phương. Qua những lần đưa nông sản về phố, người dân có sự thay đổi lớn, như biết cách tính giá, bán lẻ và sỉ thì để giá như thế nào? hoặc nhận thấy loại nông sản nào người ở Đà Nẵng ưa chuộng... Trước đây, bà con có gì bán nấy nên khi mang xuống đây không tiêu thụ được sẽ bị lỗ. Hiện tại, hoạt động này chúng tôi chỉ triển khai hỗ trợ bà con về Đà Nẵng bán nông sản. Các sản phẩm, như OCOP, đặc sản địa phương đã được đóng gói thì chúng tôi đưa vào các cửa hàng nông sản ở Đà Nẵng, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu, quảng bá”./.

Kim Cương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC