Zư lêy văn hoá moong chr’nắp ty ahay
Thứ năm, 00:00, 25/07/2019
Đợ đhr’nông moong-nắc đông ắt tớt đh’rứah zr’nưm chr’nắp ty âng pr’loọng đông manứih Cơ Tu cóh zâp chr’val Cà Dy, Tà Bhing, Tà Pơơ, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam bhrợ padưr đhị đông cóh truíh c’lâng lướt k’noong k’tiếc, n’jứah bhrợ padưr p’cắh râu liêm chr’năp đoọng ha ta mooi, n’jứah zúp lêy bhrợ padưr râu ty chr’nắp đenh đươnh âng đhanuôr cóh k’coong ch’ngai.

 

        Tơợ thị trấn Thạnh Mỹ, lướt truíh c’lâng chô ooy zâp chr’val k’coong ch’ngai Nam Giang, buôn bơơn lêy đợ đhị acoon đông moong âng đhanuôr bhrợ pa dưr đhị đông. Đợ đhr’nông moong nâu ta bhrợ tứi liêm, đhiệp mơ ặt đhêy, bếch tớt âng zâp pr’loọng đông lâng liêm crêê cơnh c’lâng bh’rợ ty chr’nắp đenh đươnh âng đhanuôr k’coong ch’ngai.

         Ting cơnh t’coóh Bhling Chon, Bí thư Chi bộ lâng nắc Trưởng vel Aliêng, chr’val Tà Bhing, đợ c’moo đăn đâu, tơợp dưr tơợ cr’noọ lêy ắt đhêy, prá xay âng pr’loọng đông, đhanuôr cóh vel đông nắc lêy tự bhrợ padưr đợ đhr’nông moong chr’nắp ty nâu đhị đông đay. Tơợ bêl đợ đhr’nông nâu bơơn bhrợ pa dưr, zâp t’ngay xang bêl pa bhrợ ga lêếh zr’nắh, đhanuôr nắc lêy chô ặt đhêy cóh đâu lâng đương hơnh déh ta mooi. Bấc pr’loọng đông nắc lêy đợc ha roo đhị moong nâu oó đoọng xong đông cha pa hư. Cơnh cóh vel Aliêng, bêl tr’nơ ợp nắc vêy 1, 2 pr’loọng lêy bhrợ pa dưr moong, tước đâu nắc ơy vêy k’zệt pr’loọng lơơng lêy bhrợ, chrooi pa xoọng bhrợ pa dưr đông ty chr’nắp  đhị đhr’năng k’noọ bil pất. T’coóh Chon đoọng năl cớ, hân đhơ bh’rợ chóh moong nâu bhrợ pa dưr ting cr’noọ âng cha nặc manứih, pr’loọng đông, nắc cung ơy chrooi pa xoọng bhrợ pa dưr văn hoá liêm chr’nắp, zúp đhanuôr vêy đhị ặt đhêy, k’rong pazưm prá xay, đương hơnh déh ta mooi, pr’zợc. Tu cơnh đêếc, vel đông ta luôn lêy hơnh déh đhanuôr bêl bhrợ pa dưr moong, lêy nắc đoo cơnh mưy bhiệc zư lêy padưr chr’nắp văn hoá ty ahay âng đhanuôr.

Ảnh: A Lăng Ngước

Lalay lâng gươl, moong nắc tứi lấh mơ lâng lêy bhrợ ba buôn lấh mơ gươl. Hân đhơ cơnh đêếc, lêy ooy đắh văn hoá ma bhưy chr’nắp nắc moong lâng gươl độp tr’cơnh. Tu bhrợ têng liêm dal, đha hư tưn taách nắc moong buôn ta đươi đoọng hơnh déh ta mooi, đhị đhêy ắt, chi ớh... âng zâp pr’loọng đông, bhúh xoọng. zâp đhr’nông moong choom tước 10, 15 cha nặc ắt tớt, ting manứih bhrợ têng, chr’tốp nắc lêy cha tốp lâng plăng, chi loọn nắc doọ vêy pứih.

       Đh’rứah lâng đợ đhị ắt liêm cóh tang đông, đhị 2, 3 zr’lụ, moong dzợ bơơn đhanuôr Cơ Tu cóh chr’hoong Nam Giang lêy pay bhrợ pa dưr đhị đăn c’lâng 14D, đha hư tưn taách bhlâng. Tu cơnh đâu, cr’chăl đâu, moong dzợ nặc đhị đêhy ắt liêm buôn ha ta mooi lướt lêy chi ớh, chấc lêy năl ooy đắh văn hoá, cung cơnh câl zâp pr’đươi pr’dua chr’nắp âng đhanuôr cóh k’coong ch’ngai. P’căn A Viết Xinh, Phó Chủ tịch UBND chr’val Tà Bhing, chr’hoong Nam Giang đoọng năl, cắh nặc mưy đhị ắt chi ớh, bhui har prá xay, moong xoọc đâu nắc đhị lêy ặt pr’hay chr’nắp đoọng ha ta mooi zâp bêl đhêy ắt cóh zr’lụ đhanuôr Cơ Tu, Tà Riềng ắt mamung. Lâng lấh mơ, nắc gít cr’noọ cr’niêng âng ta mooi, đhanuôr cóh k’coong ch’ngai nắc ơy o’loon lướt ooy ha rêê đoọng đơơng chô đợ pa nọ bhơi r’véh, p’lêê p’oo, prí, chứa... đương pa câl đhị moong nâu. Ting ặt cơnh đêếc, truíh c’lâng chấc lêy chô âng ta mooi, apêê nắc n’jứah đhêy ặt, n’jứah chấc lêy zâp pr’đươi lưu niệm, pr’đươi pr’dua chr’nắp liêm âng đhanuôr k’coong ch’ngai Nam Giang. P’căn A Viết Xinh đoọng năl, tơợ bhiệc bhrợ pa dưr moong, cr’chăl bhiệc chrooi pa xoọng zư lêy chr’nắp văn hoá ty ahay, nắc dzợ đhị đoọng đhanuôr đh’rứah giao lưu, tr’lưm lâng bhrợ đhị ắt đhêy liêm chr’nắp ha ta mooi. Nâu đoo cung nặc g’lúh lêy zúp đhanuôr p’cắh đợ râu liêm chr’nắp văn hoá ty ahay, cung cơnh vêy pa xoọng zên pa chô tợơ bhiệc pa câl bh’nơơn pr’đươi, lêy padưr pr’ắt tr’mung.

       Cắh mưy cóh Tà Bhing lầng Cà Dy, truíh c’lâng 14D lướt ooy zâp chr’val k’coong ch’ngai Tà Pơơ, Chà Vàl, Zuôih zâp đhị cung lêy đhanuôr bhrợ têng moong đhị đông bhứah liêm. đợ đhr’nông moong dal liêm bơơn bhrợ padưr pa dưr lâng n’loong, c’rêê, am, hi la chi loọn... laliêm chr’nắp... bêl hi bu đợ t’ngay p’răng đhí, cóh đhr’nông moong nâu, đhanuôr nắc đh’rứah ắt pazưm, đhêy ắt prá xay bhui har đhị đợ p’ngan đác, p’ngan búah, tà vạc têêm ngăn./.

 

Giữ văn hóa moong truyền thống

Những ngôi moong (nhà sinh hoạt truyền thống gia đình) của người Cơ Tu ở các xã Cà Dy, Ta Bhing, Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam dựng lên trước sân nhà dọc theo tuyến đường lên biên giới, vừa tạo nơi dừng chân lý tưởng cho du khách, vừa giúp khôi phục nét truyền thống lâu đời của đồng bào vùng cao.

Từ thị trấn Thạnh Mỹ, đi dọc theo tuyến đường dẫn lên các xã vùng cao Nam Giang, không khó để nhận ra không gian sinh hoạt truyền thống của từng gia đình được đồng bào dựng lên từ vài năm trở lại đây. Những ngôi moong được thiết kế nhỏ gọn, đáp ứng với nhu cầu về không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn của từng hộ và đảm bảo theo lối kiến trúc truyền thống lâu đời của đồng bào miền núi.

Theo ông Bh’ling Chon, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Aliêng, xã Ta Bhing, những năm gần đây, xuất phát từ nhu cầu nghỉ ngơi, tạo không gian sinh hoạt riêng cho gia đình, đồng bào địa phương đã tự dựng nên những ngôi moong truyền thống trên phần đất của gia đình mình. Từ khi những ngôi moong này được dựng lên, hàng ngày, sau buổi lao động vất vả, đồng bào lại tìm đến để nghỉ ngơi và tiếp đón khách. Nhiều gia đình, còn dành một phần moong để làm kho thóc, tránh  chuột phá hoại. Như ở thôn Aliêng, lúc đầu chỉ một vài hộ dựng moong, đến nay đã có hàng chục hộ khác cùng thực hiện, góp sức khôi phục nhà truyền thống trước nguy cơ mai một. Ông Chon cho biết thêm: “Mặc dù mô hình moong chỉ được dựng lên theo phong trào tự phát của những cá nhân, cộng đồng nhưng nó đã góp phần tạo nên không gian văn hóa vô cùng độc đáo, giúp đồng bào có thêm nơi để nghỉ ngơi, sinh hoạt, tiếp đón khách khứa, bạn bè. Vì thế, địa phương luôn khuyến khích đồng bào dựng moong, xem đó như một cách để bảo tồn và lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào mình.”

Khác với gươl, moong có kích thước nhỏ hơn và thường khuyết cột giữa, không gian trang trí không cầu kỳ như gươl. Dù vậy, xét về mặt văn hóa tâm linh thì moong và gươl đều giống nhau. Nhờ kiến trúc cao ráo, thoáng mát nên moong thường được dùng trong việc đón tiếp khách, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí... theo từng hộ (hoặc nhóm hộ) gia đình, dòng tộc. Mỗi ngôi moong có thể chứa 10 - 15 người lớn, tùy theo quy mô thiết kế của người làm, mái thường được lợp bằng lá cọ nên rất mát mẻ.

Cùng với những vị trí “đắc địa” thuộc phần đất trước nhà, ở một số vùng, moong còn được đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Giang chọn dựng cạnh tuyến đường Quốc lộ 14D, rất thoáng mát. Vì thế, thời gian gần đây, moong còn trở thành nơi dừng chân lý tưởng cho du khách tham quan, tìm hiểu kiến trúc văn hóa, cũng như mua sắm các mặt hàng nông sản đặc trưng của đồng bào miền núi. Bà A viết Xinh, Phó Chủ tịch UBND xã Ta Bhing, huyện Nam Giang cho hay, không chỉ là nơi vui chơi, giải trí, moong bây giờ còn là không gian độc đáo, đầy hấp lực cho du khách mỗi khi dừng chân ghé thăm vùng đất cộng cư của đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Tà Riềng. Và hơn bao giờ hết, nắm bắt trước nhu cầu của du khách, đồng bào vùng cao đã tranh thủ thời gian nương rẫy để mang về từng bó rau, quả dứa, nải chuối… bày bán ngay trên moong. Cứ thế, trên hành trình khám phá của mình, du khách vừa có thể dừng chân nghỉ ngơi, vừa tìm mua các sản vật lưu niệm, hàng nông sản mang đậm đặc sắc màu văn hóa vùng cao Nam Giang. Bà Aviết Xinh cho biết: “Từ việc dựng moong, bên cạnh góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, còn là nơi để người dân cùng giao, lưu gặp gỡ và tạo không gian dừng chân lý tưởng cho du khách. Đây cũng là cơ hội giúp bà con quảng bá được nét đẹp văn hóa truyền thống, cũng như có thêm nguồn thu nhập từ việc bán hàng nông sản, phục vụ nhu cầu cuộc sống.”

Không chỉ ở Ta Bhing và Cà Dy, dọc Quốc lộ 14D đi lên các xã vùng cao Tà Pơơ, Chà Vàl, Zuôih nơi đâu cũng thấy đồng bào dựng moong trước nhà khá thoáng rộng, đẹp đẽ. Những ngôi moong cao ráo, thoáng mát được làm nên bởi vật liệu gỗ, mây tre, lá cọ... rất ấn tượng và độc đáo. Buổi chiều những ngày hè nắng gió, dưới từng ngôi moong này, đồng bào lại cùng nhau quây quần hóng mát, nghỉ ngơi và vui say bên những chén rượu tà vạc ngọt dịu, ấm áp tình người vùng cao./.

                                                                              Theo baoquangnam.vn

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC