An Giang: Bilan aia ndik suai mai, rilo bhap bani lahik jien mek tame
Thứ ba, 00:00, 27/08/2019 jasi jasi
Meng rilo thun ini mai, bilan aia ndik mai, gam ba tui phù sa pasiam ka bruk pala drak gam ba mai rilo janih kaya ikan dalam aia ka bhap bani di bhum taneran kraong CL. Yau nan min, thun ini yam tame bilan 8 blaoh, min aia di kraong Tiền saong kraong Hậu tuk halei jeng daok di tanut biar, dom dhar di 2 baoh kraong ini oh daok aia, ngak kan kandah oh sit tal bruk ngak mbang pala drak, abih di nyu nan lac, ngan haong dom baoh sang luac thun diuk rai ndam gam haong bruk taong mek kaya ikan dalam aia laik tame kan kandah. Kadha vak di Phan Ánh ndom ka bruk ini di dom puk palei daok akaok halau di tỉnh An Giang.

Dom harei ini, nao tal palei ngak lợp ikan linh, di pulao Cóc, ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng, huyện An Phú sa palei daok akaok halau di tỉnh An Giang mboh pak ini biak joa lange, oh daok chreih chai bui sambai yau dom thun dahlau. Ong Nguyễn Văn Dân, labaih 30 thun pambuak pagam haong bruk ngak ini, saong lac urang duy nhất dalam Tổ ngak lợp ikan linh daok khik bruk ngak ini brei thau, dom thun dahlau tame tukvak ini sang ong saong yaok pluh baoh sang karei pak ini thei jeng jan van haong bruk ngak lợp pablei ka mikva dalam palei saong pablei tapa Campuchia. Yau nan min, thun ini, bhap bani pak ini jaik abih oh daok mboh thei ngak lợp, kayua oh hu aia nan ye njuak nao labik karei piah ngaj pah. Ong Nguyễn Văn Dân brei thau: “Dahlau diah Campuchia urang bleirilo, mikva jeng blei rilo kayua aia ndik prong; daok urak ini aia sit yau ini mikva urang nao duah bruk ngak karei abih paje. Dahlak thun halei jeng ngak , kayua dahlak oh nao ngak pak Bình Dương hu, daok urang karei nao ngak hu nan ye urang salih bruk abih paje. Harei dahlau taduan ngak lợp ka Campuchia lac tuk hu menuac ngak, tuk nan mikva oh ka nao ngak di Bình Dương; daok urak ini urang nao abih paje tok daok veik dom ong taha min”.

Daok ong Nguyễn Văn Tòng, thun ini umo 68 thun, daok di pulao Cóc, ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng gam lac Tổ trưởng tổ ngak lợp ikan linh, gam lac tổ trưởng tổ an ninh di ấp brei thau, dom thun dahlau diah, yaok bilan aia ndik, pak ini ngak jaik 40.000 baoh lợp jeng oh ginup piah pablei. Min thun ini aia biak biar yau dom harei di bilan 2 bilan 3. Oh mboh aia akaok halau mai nan ye mikva njuak nao ngak mbang pak atah. Ấp Phước Khánh hu jaik 600 urang, min urak ini tok daok jaik 30% di palei, rilo meng lac urang taha saong uranaih. Ong Nguyễn Văn Tòng khan lac: “Urak ini, di Campuchia jeng oh hu aia tra, duh hatai rilo. Oh hu aia ye duh hatai rilo; duh hatai kayua bhap bani nao abih mbong, sang oh hu thei khik; hu sang nao abih mbong, hu sang ye daok veik dom urang min. Harei dahlau sang hu ndam lakhah, sa baoh sang nao 2-3 urang; tuk nan daa 3 pluh salao talam ye urak ini trun paje, kayua urak ini sa baoh sang nao tok sa urang, gaok sang mai oh mboh thei mai kayua nyu nao ngak abih, nao ngak pak Bình Dương abih mbong.”

Yaok thun, meng bilan 6, aia ndik ba tui phù sa meng akaok halau mai dua baoh kraong prong nan lac kroang Tiền saong kraong Hậu; bhap bani jan van kuhria caga raok sa bilan aia ndik. Yau nan min, thun ini yam tapa bilan 8, aia di akaok halau jeng oh ka mai, bhap bani diuk rai meng bruk taong mek kaya ikan di akaok halau ye njuak ramik piah dom janih pandap taong mek ikan; gaok mai, dom baoh vó jeng njuak tuan tagok, baoh dớn ndih gindang ala kraong, daok manuac urang ye yaok harei tame tabiak mong akaok ka bilan aia mai. 

Tuk vak tapa, dom puk palei hu peih rilo bruk ngak mbang pambak tame bilan ai ndik, piah daong ka bhap bani grap tanat rai diuk yau: raong glang, raong pala kaya ikan dalam aia…Yau nan min, dom bruk ngak mbang ini oh mek hu hagait. Ong Dương Văn Hải, Phaoak akaok UBND xã Phú Hội, huyện An Phú brei thau, xã lac palei kathaot abih di huyện, bhap bani diuk rai meng bruk ngak nong saong taong mek kaya ikan dalam aia; thun ini aia di akaok halau oh mai, bruk ngak nong di mikva dak kan kadnah jang, abih di nyu lac dom baoh sang ngak mbang pambak tame bilan aia ndik. Ong Dương Văn Hải daok brei thau lac:“Xã Phú Hội jalan tapen negar biak atah, pak ini mikva diuk rai meng bruk ngak nong , thun ini bruk ngak nong gaok kan kandah, sang kathaot saong jaik kathaot biak glaong. Dalam tukvak tapa ye hu pato bruk ngak ka bhap bani, min oh hu bruk ngak halei hu kein laba, kayua yau nan ye bhap bani oh ngak tui, mikva klaak nao ngak di labik karei, nao jaik 70% dom menuac dalam umo ngak bruk.”

Tui dom urang khoa học, mbaok aia di akaok halau kraong Mekong biar jang dut haong dom thun dahlau, langiu di kayua BĐKH daok kayua manuac  sia. Meng nan brei mboh bilan aia ndik thun ini, lac biak biar. Oh hu aia meng akaok halau tuh trun; phù sa takik, kaya ikan jeng takik tui, oh ginup aia taba piah jhul aia mbak tabiak tasik saong oh rao hu tạp chất karei dalam taneh…ngak kan kandah tal bruk pala drak saong rai diuk di bhap bani.

Bilan aia ndik nyu ba mai kein laba ka bruk ngak nong, saong daok lac bilan duah jien tame ka yaok ribau bhap bani dalam hbum taneran kraong CL. Thun ini, oh hu bilan aia ndik, bhap bani gaok kan kandah dalam bruk ngak nong , saong daok gaok kan kandah dalam bruk ngak mbang ngak huak. Ini lac sa dalam dom makna ngak ka dam dara palei pala klaak palei nao tagok bal prong, dom khu công nghiệp piah duah bruk ngak duah jien diuk tapa harei./.

 

An Giang: Mùa nước nổi về trễ, nhiều người dân mất nguồn thu

 

Từ nhiều năm nay, mùa nước nổi về vừa mang phù sa phục vụ sản xuất về vừa mang nguồn lợi thủy sản lớn cho người dân trong khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, năm nay đã bước vào tháng 8, nhưng nước ở sông Tiền và sông Hậu luôn ở mức thấp, các nhánh của 2 con sông này luôn cạn kiệt, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, đối với các hộ dân quanh năm sống bằng nghề đánh bắt thủy sản rơi vào hoàn cảnh khó khăn. PV Phan Ánh có ghi nhận tại một số địa phương đầu nguồn tỉnh An Giang.

 

Những ngày này, đến làng nghề làm lợp cá linh, ở cồn Cóc, ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng, huyện An Phú một địa phương đầu nguồn của tỉnh An Giang không khí ở đây đìu hiu, không còn nhộn nhịp như những năm trước. Ông Nguyễn Văn Dân, đã hơn 30 năm gắn bó với nghề, và là người duy nhất trong Tổ đan lợp cá linh còn duy trì nghề truyền thống này cho biết, mọi năm dịp này gia đình ông và hàng chục hộ ở đây đang tất bật với việc đan lợp bán cho người dân địa phương và bán sang Campuchia. Tuy nhiên năm nay, người dân ở đây hầu như không ai làm lợp, do không có nước nên phải đi xa kiếm việc khác làm thuê. Ông Nguyễn Văn Dân tâm sự: “Hồi trước Campuchia họ đặt nhiều, dân đặt nhiều vì nước lớn; ảnh hưởng bởi con nước, nước nhỏ như thế này bà con người ta đi kiếm việc khác làm rồi. Tôi thì năm nào cũng duy trì, bởi tôi không có đi làm ở Bình Dương được, còn người khác đi làm được nên người ta đổi nghề hết rồi. Ngày trước nhận làm lợp cho Campuchia là công có sẵn, khi đó người dân chưa có đi Bình Dương; Còn bây giờ người ta đi hết rồi chỉ còn lại mấy ông già thôi”

   Còn ông Nguyễn Văn Tòng, năm nay 68 tuổi, ở cồn Cóc, ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng vừa là Tổ trưởng tổ lợp cá linh, đồng thời là tổ trưởng tổ an ninh của ấp cho biết, những năm trước đây, mỗi mùa nước nổi, ở đây sản xuất khoảng 40.000 cái lợp vẫn không đủ bán. Tuy nhiên năm nay nước rất thấp như những ngày của tháng 2 tháng 3. Không thấy nước đầu nguồn về nên bà con phải đi làm ăn xa. Ấp  Phước Khánh có khoảng gần 600 nhân khẩu, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 30% ở địa phương, chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Ông Nguyễn Văn Tòng chia sẻ:“Hiện nay, ở Campuchia mà còn không có nước mà. Cảnh không có nước là buồn nắm; buồn vì dân đi hết rồi, nhà không ai giữ hết; Có nhà đi hết luôn, có nhà thì chỉ còn 1-2 người à. Ngày trước có tổ chức đám cưới, một nhà đi 2-3 người; lúc đó mà mời 3 chục mâm thì bây giờ sụt xuống, vì bây giờ nhà đi có một người, có khi người ta không đến luôn vì phải đi làm, người ta đi Bình Dương hết rồi.”

Hàng năm, cứ bắt đầu từ tháng 6, nước lên mang phù sa từ thượng nguồn về 2 con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu; người dân tất bật chuẩn bị đón một mùa nước nổi. Tuy nhiên, năm nay đã bước qua tháng 8, nước thượng nguồn vẫn chưa về, người dân sống bằng nghề đánh bắt thủy sản ở đầu nguồn gần như phải xếp xó bếp các dụng cụ đánh bắt; thậm chí, những cái vó phải treo lơ lửng, cái dớn nằm chơ vơ dưới đáy sông, còn người thì hàng ngày ra ngóng vào trông mong cho mùa nước về.

Thời gian qua, các địa phương đã triển khai nhiều  mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ, nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống như: chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…Tuy nhiên, các mô hình này đều không hiệu quả. Ông Dương Văn Hải, Phó chủ tịch UBND xã Phú Hội, huyện An Phú cho biết, xã là địa phương nghèo nhất huyện, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp và đánh bắt thủy sản; Năm nay nước thượng nguồn không về, sản xuất nông nghiệp càng khó khăn hơn, nhất là các hộ dân sống nhờ vào mùa nước nổi. Ông Dương Văn Hải cho biết thêm: “Xã Phú Hội đường biên giới rất là dài, ở đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp, năm nay nông nghiệp lại thất mùa thất giá, kinh tế rất khó khăn, chỉ tiêu nghèo và cận nghèo rất cao. Trong thời gian qua thì có đào tạo nghề để cho người dân làm, nhưng mà ở đây không có mô hình nào làm ăn hiệu quả, do vây người đân không làm, nên người ta bỏ đi nơi khác, đi khoảng 70% trong độ tuổi lao động.”

Theo các nhà khoa học, mực nước tại thượng nguồn sông Mekong thấp hơn so với nhiều năm trước, ngoài tác động do BĐKH còn do tác động của con người. Từ đó cho thấy mùa nước nổi năm nay sẽ rất thấp.  Không có nước thượng nguồn đổ về; phù sa ít, lượng thủy sản ít, không có đủ nước ngọt để đẩy mặn ra biển và không rửa được tạp chất khác trong đất…làm ảnh hưởng  đến sản xuất và cuộc sống người dân.

Mùa nước nổi không chỉ mang lại lợi ích cho sản xuất nông nghiệp, mà còn là mùa sinh kế cho hàng ngàn người dân trong vùng ĐBSCL. Năm nay, không có mùa nước nổi, người dân không chỉ gặp khó trong sản xuất nông nghiệp, mà còn gặp khó trong việc mưu sinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thanh niên nông thôn phải rời làng quê lên đô thị, các khu công nghiệp mưu sinh./.

 

 

 

jasi
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC