Dom thun tapa, tỉnh An Giang hu ngak siam dom sarak bangsa , meng nan, rai duik, mbang ngui, dok dang di mik va dom bangsa takik hu patagok , mik va dak harei dak patruh eik patrun kathaot, tanit tanat rai duik. Kadha vak di Phương Nghi angaok mbao bangsa song bhum ceik hu ndom ka bruk ni
Ong Men Pholly, Akaok mban Bangsa tỉnh An Giang brei thau, peih ngak danak dak 135 (tuk vak 1999-2018), tỉnh An Giang padang ngak hu 402 công trình, saong yaom jien buh tame ngak abih jaik 300 tỷ đồng, pambuak song dom danak dak dong patagok pala drak, padang dom công trình thủy lợi, jalan điện, sang bac, drak pasa , bilai y tế, sang ilamu. Langiu di nan, peih ngak Quyết định 134/QĐ-TTg di Thủ tướng rajaei , tỉnh An Giang hu padang ngak 5.420 boh sang ka mik va bangsa takik kan kthaot, 54 danak dak pabak ia pandar di bhum atah bayah saong yaom jien abih tih 54 tỷ đồng.
Tuk Chôl Chnăm Thmây meng bloh, tỉnh An Giang hu dong ka 4.089 boh sang urang bangsa Khmer labaih 1,2 tỷ đồng… Tỉnh jeng hu patabik rilo sarak ieu pataom, dong ka dom xã biak kan kandah, dom xã tapen negar, xã hu rilo urang bangsa takik. Lingiu di nan, daok hu rilo jalan ngak piah paglaong jalan sahneng, dong duah bruk ngak, patagok kinh tế, iek glang pren yava, paglong rai duik ilamu ka bhum bangsa song bhum ceik …
Ong Men Pholly daok brei thau lac: meyah akaok thun 2012, An Giang dok hu 41.281 boh sang kathaot (meblah 7,84%), 32.045 boh sang jiak si kathaot (6,1%), dalam nan sang kathaot urang bangsa takik lac 5.950 boh sang (meblah 22,7% dom boh sang urang bangsa takik ) ye puac thun 2018 dok jiak 20 ribau boh sang kathaot, 31.690 boh sang jiak si kathaot , dalam nan sang kathaot urang bangsa takik lac 4.338 baoh. Tame phum sóc di urang Khmer harei ni, mbuan si mboh mbaok meta palei pala hu salih bahrau abih. Jaik abih dom jalan hu tuh nhựa atau tuh bê tông nao mai mbuan lagaih dalam bilan pandiak song bialn hajan. Bhap bini hu ia hacih pandar , dom sang urang Khmer pandar điện hu labaih 90%, rai duik , mbang ngui dok dang song ilamu di mik va Khmer hu tagok mboh di anak meta.
Meng dom danak dak, dự án di rajaei song tỉnh buh jien tabiak ngak patagok bhum bhap bini bangsa takik, bhum ceik, rilo puk palei, labik daok hu pasiam veik song padang bahrau. Ong Chau Dách daok di palei Bà Đen, xã An Cư, huyện Tịnh Biên chreih chrai lac: “Bhap bini Khmer daok di bhum tah bayah , biak bui sambai, kayua hu Đảng song karaj sangka ngak jalan talei điện truac hadah song pabak ia pandar, dong pajaih phun pala, athur raong. Mik va ba gauk padang puk paga, phum, sóc dak harei dak siam”.
Dok sang saai Chau Sinh, bangsa Khmer daok di palei An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn hu ngak veik bruk ngak saradang thốt nốt nan ye raik duik dak harei dak ginup meda jang. Saai Chau Sinh khan lac: “Dahlau deih , rai duik kan kandah, kurang phun jien ngak mbang nan ye bruk ngak saradang biak kan kandah. Meng hu mesraiy phun jien di gilang pariak 45 triệu đồng, sang hulin blei hu ginup pandap piah ngak saong caga hu nguyên liệu ka bruk ngk saradang thốt nốt. Langiu di 20 phun thốt nốt di sang , hulin dok blei hu dom pluh phun thốt nốt di mik va dalam phum sóc piah mek ia peih prong bruk ngak saradang meng kan, tagok jien duah hu, samar bayar abih sre di gilang pariak, tabiak truh kan kathaot ”
Dok di bhum bhap bini Chăm dalam tỉnh An Giang, dom danak dak buh jien tame ngak di karja pambuak song bruk xã hội hóa iek glang sản xuất song rai duik hu ngak brei salih bahrau biak rilo raidiuk di bhap bini. 8 xã bhum urang Chăm hu điện negar , hu sang mac ia; jalan palei pala hu tuh nhựa ginup abih, hu sang ilamu , bilai papar sap duh ka bruk ngak mbang, ngak huak di bhap bini, bruk tacei pato song ba tame pandar ilamu kỹ thuật, dong ka mik va Chăm ngak mbang dak harei dak siam, dak hu kein laba.
Meng peih ngak siam dom sarak bangsa, bhap bini dom bangsa takik di tỉnh An Giang tuk halei jeng jia tame sarak di Đảng hukum di karja, chreih chrai hu mbaok tame dom bruk pakacah gauk anit ranam taneh ia, dom bruk jak ba kayua tổ chức Đảng song karja dom pakat ba tabiak./.
PHƯƠNG NGHI -3.5.2019 ( Báo Dân tộc và miền núi)
An Giang: Đổi thay nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc
Thưa quý vị và các bạn!
Những năm qua, tỉnh An Giang thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từ đó đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được nâng lên, bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Bài viết của Phương Nghi đăng trên báo Dân tộc và miền núi nói về nội dung này:
Ông Men Pholly, Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang cho biết, triển khai Chương trình 135 (giai đoạn 1999-2018), tỉnh An Giang đã xây dựng 402 công trình, với tổng giá trị đầu tư gần 300 tỷ đồng, kết hợp với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng các công trình thủy lợi, công trình điện, trường, chợ, trạm y tế, nhà văn hóa. Ngoài ra, thực hiện Quyết định số 134/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh An Giang đã xây dựng 5.420 căn nhà cho đồng bào DTTS nghèo, 54 công trình cấp nước sinh hoạt tại vùng sâu, vùng xa, với tổng kinh phí 54 tỷ đồng.
Dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2019 vừa qua, tỉnh An Giang đã hỗ trợ 4.089 hộ nghèo người dân tộc Khmer hơn 1,2 tỷ đồng… Tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách kêu gọi, ưu đãi đầu tư đối với các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới, xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Đồng thời, có nhiều giải pháp sáng tạo trong nâng cao trình độ dân trí, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa vùng dân tộc và miền núi…
Ông Men Pholly cho biết thêm: nếu như đầu năm 2012, An Giang còn 41.281 hộ nghèo (chiếm 7,84%), 32.045 hộ cận nghèo (6,1%), trong đó hộ nghèo DTTS là 5.950 hộ (chiếm 22,7% tổng số hộ DTTS) thì cuối năm 2018 còn gần 20 ngàn hộ nghèo, 31.690 hộ cận nghèo, trong đó hộ nghèo DTTS là 4.338. Vào phum sóc của đồng bào Khmer hôm nay, dễ dàng nhận ra bức tranh nông thôn đã hoàn toàn thay đổi. Hầu hết các tuyến đường đều được trải nhựa hoặc bê tông đi lại dễ dàng cả 2 mùa mưa nắng. Đồng bào có nước sạch sinh hoạt, số hộ Khmer sử dụng điện đạt hơn 90%, đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí của đồng bào Khmer được nâng lên rõ rệt.
Với các chương trình, dự án của Chính phủ và tỉnh đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS, miền núi, nhiều tuyến, cụm dân cư được chỉnh trang và hình thành mới. Ông Chau Dách ở ấp Bà Đen, xã An Cư , huyện Tịnh Biên phấn khởi nói: “Đồng bào Khmer ở vùng sâu, rất phấn khởi, bởi được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển tuyến đường dây điện thắp sáng và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng. Bà con chung tay xây dựng xóm, ấp và phum, sóc ngày càng tiến bộ”.
Còn gia đình anh Chau Sinh, dân tộc Khmer ở ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn đã khôi phục nghề nấu đường thốt nốt nên cuộc sống ngày càng sung túc hơn. Anh Chau Sinh kể: “Hồi trước, cuộc sống khó khăn, thiếu vốn đầu tư nên công việc nấu đường khó khăn. Nhờ được vay vốn ưu đãi của ngân hàng 45 triệu đồng, gia đình tôi mua được đầy đủ dụng cụ nấu và chủ động nguyên liệu cho nghề nấu đường thốt nốt. Ngoài 20 cây thốt nốt của gia đình, tôi còn mua thêm vài chục cây thốt nốt của bà con trong phum sóc để lấy nước mở rộng nghề nấu đường truyền thống, tăng thu nhập, sớm trả hết nợ ngân hàng, thoát khỏi cảnh nghèo túng.”
Còn tại vùng đồng bào Chăm của tỉnh An Giang, các chương trình đầu tư của Chính phủ kết hợp với công tác xã hội hóa chăm lo sản xuất và đời sống đã thay đổi đáng kể đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. 8 xã vùng đồng bào Chăm có điện lưới quốc gia, có nhà máy nước; đường giao thông nông thôn được nhựa hóa hoàn toàn, có nhà văn hóa, trạm phát thanh phục vụ sinh hoạt cộng đồng; công tác chuyển giao và ứng dụng kỹ thuật, giúp đồng bào Chăm sản xuất ngày càng đạt hiệu quả tốt.
Từ thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, đồng bào các DTTS An Giang luôn tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do tổ chức Đảng và chính quyền các cấp phát động./.
PHƯƠNG NGHI -3.5.2019 ( Báo Dân tộc và miền núi)
Viết bình luận