Chỉ thị di Wa tacei tabiak cambaih dua asar kadha praong di Rayo Papar sap lac: Gah bruk dalam taneh ia, lac jalan ba khaw tin samar di abih, pambak praong di abih piah yaih khan dom jalan ngak, sarak di Đảng, Rajaei, khan brei thau sumu bruk dalam taneh ia saong dunya; lac talei pambuak trung ương saong palei, karja saong bhap bini. Daok gah bruk đối ngoại: riyak meda papar sap tapa biên giới negar, oh cang hu hộ chiếu, piah pluh tapa daning pacang di chủ nghĩa đế quốc ka bruk cách mạng di Viet Nam, javap calei dom bruk ngak sraw kadau di kol nyu saong piah ka manuac sia angaok dunya hu thau saong pachreih tui bruk cach mạng Viet Nam.
11tuk meteh, harei 7 bilan 9 thun 1945, Rayo sap ndem Viet Nam hu tabiak mbaok, meng danak dak camereip atah 90 minit, dalam nan hu asar kadah đối nội, đối ngoại, daoh takơ bo praong di nyu lac papar atah harak Tuyên ngôn Độc lập kayua Chủ tịch Hồ Chí Minh bac di Quảng trường Ba Đình biar harei 2/9/1945.
Dalam panuac peih akaok ka baoh tapuk Meteh abap Sap ndem Viet Nam, aruah Thủ tướng Phạm Văn Đồng hu vak lac: “Tukvak nan, tukvak sajarah nan tok rah tabiak dalam 90 minit, min miat miat daok dalam baoh hatai di urang Viet Nam.”
Dom harei camereip di Rayo sap ndem VN jeng lac dom harei bilan bo vận mệnh di bangsa, di karja Cách mạng yau “ribau kilo tuan angaok rak mbuk”. Biak kan si mboh, dalam ceik bruk đối nội, đối ngoại, pacang caga yaok harei, yaok tuk haong bruk yau Yuan lac “Thù trong giặc ngoài”, Wa Ho jeng hu caik tukvak ka Rayo sap ndem Viet Nam. Kayua Wa thau: Rayo papar sap negar tabiak rai dalam Cách mạng, min nao tagok meng plak tangin saoh, meng zero gah pandap panda, meng biak meda ka gah ilamu ngak báo ndom saong daok birau brang gah chính trị. Wa biak sangka asar pathau khan di angaok riyak. Wa thau saong sahaneng atah lac: riyak papar sap pakat negar lac labik ndem biai, labik taom gaok di urang lãnh tụ, urang ngak praong pan akaok saong bhap bini nan ye tuk taneh ia gaok kan kandah lac Wa nao tal Rayo papar sap, ndem biai tapak haong bhap bini, haong urang lin dalam negar.
Tuk daok di dunya, Wa Ho hu mai rivang Rayo sap ndom VN 6 mbang, yaok mbang Wa jao brei sa bruk ngak birau, sa panuac pato padar birau.
Panuac kakei dahlau abih di Wa lac pathau khan ngaok riyak njauk khik kajap nguyen tac, piah khik caga ka pahu bebat, yasa di taneh ia, gam khik brei hatai oh pandiak, thau pandar jalan ngak jhak gheih. Atau ndem tui panuac di urang meng kan bo Wa Ho rilo mbang ndem nao ndem mai tui pauac Yuan lac “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Hadei di 9 thun mesruh metak pacang kol Prang hu jayak, harei camereip mai veik Ban Ine, Wa Ho kakei urang jakar, biên tập viên, urang ngak bruk di Rayo sap ndom VN biak paglaong hatai sangka, klah di mbang njauk “keo saradang yamen” di kol khamang. Wa daok pato lac “ taneh ia daok kathaot nan ye brei kham ngak meng prein khang di drei, brei ngak bruk tui jalan anek sang kathaot, juai khin ralo di Karja”.
Daok gah pasram ngak bruk papar sap, Wa tacei cambaih: “Dom anai, dom cei tuk hlei jeng brei hadar lac drei ngak báo menyai, oh lac báo in angaok ba-ar Báo menyai atau báo vak tuk halei jeng caik ka drei panuac sua tangi lac: Vak ka thei? Vak piah ngak hagait? Vak bruk hagait saong vak yau habar? Ngak báo menyai brei caik hatai vak yau habar, ndem yau halei piah urang pang tapa min thau hu bruk drei khin meyai hagait, ngak habar ka urang mbuan pang, mbuan dar, mbuan ngak tui.”
Dom harei pauac abih ndih ruak, Wa Ho jeng daok pang Rayo, pang daoh dom asar kadha Hợp tác xã tapa sap di Nghệ sỹ Trần Thị Tuyết, sap daoh chèo lai la-ar bingi pang di nghệ sỹ Như Hoa. Wa meyaom lac siam saong pandar alin ka urang paneh, urang daoh. Ngan saong Wa, Rayo papar sap negar lac di bhap bini, ngak brei ka bhap bini.
Dalam dom thun bilan biak catang abih di 2 bruk mesruh metak pacang kol Pháp saong Mỹ meng thun 1947 tal thun 1968, bol bhap urang lin dalam negar, jeng yau urang Việt daok di negar langiu oh var cang pang ariya di Wa angaok riyak papar sap di melam Giao thừa.
Rayo sap ndom Việt Nam drut drui, gak gar tuk khan brei thau Wa ruak trak, bloh Wa plang lahik nao di harei “ menuac haok ia meta, langik haok hajan” blan thu thun 1969. Tabiak nao tui mukkei, Wa caik veik oh thau hadom anit ranam ka abih bhap bini, dalam nan hu dom rairah urang jakar, phóng viên Rayo sap ndem Viet Nam./.
Bác Hồ với Đài Tiếng nói Việt Nam
Trong những ngày sôi sục của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp, Bộ Tuyên truyền và đồng chí Xuân Thủy, một trong ba cán bộ lãnh đạo của Ủy ban Cánh mạng Lâm thời Bắc bộ là phải gấp rút thành lập bằng được Đài Phát thanh Quốc gia.
Chỉ thị của Người nêu rõ hai nội dung quan trọng của Đài Phát thanh: Về đối nội, là phương tiện thông tin nhanh nhất, rộng nhất để truyền bá những chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, phản ánh kịp thời tình hình trong nước và thế giới; là cầu nối giữa trung ương với địa phương, chính quyền với nhân dân. Về đối ngoại: làn sóng có thể vượt qua biên giới quốc gia, không cần hộ chiếu, để chọc thủng bức màn bưng bít của chủ nghĩa đế quốc về tình hình cách mạng ở Việt Nam, đáp lại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của chúng và nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
11 giờ 30 phút, ngày 7/9/1945, Đài Tiếng nói Việt Nam được ra mắt, đánh dấu bằng chương trình phát thanh đầu tiên dài 90 phút, bao gồm nội dung đối nội, đối ngoại, ca nhạc mà trọng tâm là long trọng phát đi toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình chiều 2/9/1945.
Trong Lời tựa cho cuốn sách Nửa thế kỷ TNVN – cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Khoảnh khắc thời gian ấy, giờ phút lịch sử ấy chỉ diễn ra trong 90 phút, nhưng mãi mãi in đậm vào ký ức của người Việt Nam”.
Những ngày đầu trứng nước của Đài TNVN cũng là những ngày tháng mà vận mệnh dân tộc, vận mệnh chính quyền Cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”. Thật là hiếm thấy, trong núi công việc đối nội, đối ngoại, đối phó hàng ngày, hàng giờ với “thù trong giặc ngoài”, Bác Hồ vẫn dành thời gian hiếm hoi cho Đài TNVN. Bởi Bác biết: Đài Phát thanh Quốc gia ra đời trong Cách mạng, nhưng đi lên từ “bàn tay trắng”, từ con số “0” về cơ sở vật chất, từ điểm đầu xuất phát về nghiệp vụ báo nói và quá non trẻ về bản lĩnh chính trị. Người quan tâm chặt chẽ về nội dung tuyên truyền trên làn sóng phát thanh. Bác thấu hiểu và ý thức sâu sắc rằng: làn sóng Phát thanh Quốc gia là diễn đàn, là nơi gặp gỡ giữa lãnh tụ, lãnh đạo và nhân dân nên khi có việc nước khó khăn, sự kiện lịch sử phức tạp là Người đến Đài phát thanh, trực tiếp nói chuyện với đồng bào, chiến sĩ cả nước.
Sinh thời, Bác Hồ đã đến thăm Đài TNVN 6 lần, mỗi lần Bác giao một nhiệm vụ mới, một lời khuyên nhủ mới.
Lời căn dặn đầu tiên của Người là tuyên truyền trên Đài cốt yếu phải giữ vững nguyên tắc, nhằm mục tiêu bất di bất dịch là bảo vệ cho được nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, đồng thời phải bình tĩnh, biết vận dụng sách lược mềm dẻo. Hay nói theo triết lý của người xưa mà Bác nhiều lần nhắc lại là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ngày đầu về lại thủ đô, Bác nhắc nhở cán bộ, biên tập viên, nhân viên Đài TNVN là hết sức cảnh giác, kẻo ăn phải “kẹo bọc đường” của các thế lực thù địch. Người còn chỉ dạy “đất nước còn nghèo nên phải tự lực tự cường, phải làm việc theo kiểu con nhà nghèo, chứ đừng đòi hỏi nhiều ở Nhà nước”.
Về rèn luyện nghề phát thanh, Bác chỉ rõ: “Các cô, các chú phải luôn luôn nhớ mình làm báo nói, chứ không phải là báo in trên giấy trắng mực đen. Báo nói hay báo viết thì cũng phải luôn luôn đặt cho mình câu hỏi: Viết cho ai? Viết nhằm mục đích gì? Viết về cái gì và viết như thế nào? Làm báo nói thì phải chú ý viết như thế nào, nói như thế nào để người nghe thoáng qua lại hiểu được đúng điều mình muốn truyền đạt, làm sao cho người nghe dễ nhớ, dễ làm theo”.
Những ngày cuối cùng trên giường bệnh, Bác vẫn nghe Đài, nghe được diễn ca điều lệ Hợp tác xã qua giọng ngâm của Nghệ sỹ Trần Thị Tuyết, giọng chèo ngọt ngào của nghệ sỹ Như Hoa. Bác khen tốt và đề nghị thưởng cho tác giả, diễn ca. Với Bác, Đài phát thanh Quốc gia là của dân, vì dân.
Trong những năm tháng khốc liệt nhất của 2 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ từ năm 1947 đến năm 1968, đồng bào chiến sỹ cả nước, cũng như kiều bào ở nước ngoài không bao giờ quên đón nghe thơ Bác qua làn sóng phát thanh vào đêm Giao thừa.
Đài Tiếng nói Việt Nam nghẹn ngào khi báo tin Bác ốm nặng, rồi Bác từ trần giữa ngày “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa” mùa thu năm 1969. Ra đi theo tổ tiên, Bác để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, trong đó có các thế hệ cán bộ, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam./.
Viết bình luận