Labaih 3 thun ini mai, Jabat lambaok gah Meraong di Hội Xuất bản Việt Nam gam saong dom gah pambuak tal di TPHCM hu peih ngak 1 dự án biak siam hu angan ieu lac “Tapuk gheih brei ka anek saih tiểu học”. Hadei di tuk pilih ruah yaok janih tapuk ka yaok umo thun meng dom tapuk daong di dom nhà xuất bản, labik ngak tapuk dalam taneh ia, dom urang dalam dự án ba gauk nao tal anek saih bhum atah bayah, Tal urak ini, dự án hu alin hadiah labaih 300 rabau baoh tapuk saong tạp chí ka anek saih kan kandah daok di 5 huyện lingiu ban di TPHCM saong 50 huyện kan kathaot di 20 tỉnh, ban karei dalam taneh ia. Ong Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam, urang dang akaok Jabat lambaok gah meraong brei thau, hu tame dalam bhum atah bayah meng thau hu bruk kurang gah văn hóa phẩm di dom anek saih. Kayua yau nan ye lingiu di bruk alin hadiah tapuk, dự án daok hu rilo bruk ngak karei, tacei pato uraniah jalan puac tapuk habar ka hu siam lagaih:“Kol dahlak pilih ruah tani tanat yaok baoh tapuk kayua caong khin dom adei dom ayut sahabat biak siam meng di tuk bahrau thau pauc tapuk. Bruk takre puac tapuk jeng je ngak brei bhian randap puac tapuk meng sit lac hu makna biak praong. Meng nan rik daong ngak jeng bhian randap puac tapuk di urang Việt Nam hadei ini.”.
Labaih 2 thun ini mai, danak dak “Harei pataom haong blah tapuk yam tal harei hadei” kayua Nhà Xuất bản Kim Đồng peih ngak hu ba mai ngin bahrau di labaih 50 sang bac tiểu học, trung học cơ sở di TPHCM saong dom tỉnh jaik taphia. Maong chào cờ di rilo sang bac hu pablak tame bruk taom gaok, ndom biai nao mai haong dom nhà văn, tác giả atau biên tập viên ngak tapuk, atau pang yaih khan ka dom baoh tapuk chreih chrai. Tapa nan hu biak rilo panuac tangi sua ka ilamu puac tapuk hu dom adei anek saih ba tabiak dalam dom danak dak yau nan.
Tui ong Lê Văn Thành, chuyên viên truyền thông Chi nhánh Nhà Xuất bản Kim Đồng di TPHCM, dalam danak dak ini, bruk parang iek atau pablei salih tapuk oh hu iek trak, bo bruk praong lac ngak habar ka anek saih mboh pachreih hatai haong akhar haroh, haong blah tapuk: Tapa nan daong ka anek saih duah thau ka bruk puac tapuk urak ini saong tapa nan brei mboh yaom glaong di bruk puac tapuk ngan saong bruk padangnhân cách saong jalan sahneng di yaok uraniah. Patui di nan, kol dahlak hu daong ka dom ayut bhian randap haong bruk puac tapuk, jalan puac tapuk saong pilih ruah tapuk yau habar ka nyu njauk”.
Oh ta-eng hagait dom đơn vị di gah xuất bản bo dom thun mai ini, rilo sang bac di TPHCM hu padang dom danak dak patagok bruk puac tapuk ka anek saih. Yau sang bac Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân di quận Thủ Đức bahrau hu sa harei pataom ka tapuk biak chreih. Lingiu di bruk pambuak gauk haong dom nhà xuất bản hu angan je piah pabak tapuk siam lagaih saong yaom daong ka anek saih, bo sang bac daok peih tabiak rilo mblang me-in biak chreih chrai piah raong bruk bhian randap puac tapuk ka ayut daok ranaih. Bùi Thị Minh Châu, Bí thư Đoàn trường Sang bac Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân, lambaok ka mban tổ chức brei thau, bruk pakacah thuyết trình saong vak cảm nhận lac kadha praong ngak jeng bruk chreih chrai di rilo anek saih:“Dom bruk pakacah yau nan camereip di abih nyu ngak ka anek saih mboh khin puac sa baoh tapuk halei nan piah hu tư liệu vak. Vak cảm nhận yau ye jalan yaih khan ka sa baoh tapuk. Tuk kol adei pataom hu 10 bài cảm nhận ka 10 baoh tapuk karei di gauk, kol adei meda yaih khan ka yaok rabau anek saih karei thau lac 10 baoh tapuk nan nyu gheih yau habar”.
Gam saong bruk yaih khan tapuk gheih, tapuk lagaih haong umo thun, harei pataom daok hu labik salih tapuk, alin hadiah tapuk piah ka dom anek saih hu rilo jang dom janih tapuk dalam tu tapuk di drei. Bruk njauk pok meyaom nan lac hu biak rilo anek saih hu alin hadiah dom baoh tapuk hu yaom glaong ka gilang tapuk saong hatai caong khin pambak praong haong tapuk. Tui ong Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng Sang bac Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân, mban peih bruk kham merat duah hu rilo janih tapuk, gam saong rilo bruk ngak gah lingiu piah daong ka anek saih thau hu yaom glaong di bruk puac tapuk:“Sang bac caong dom adei anek saih hu puac dom baoh tapuk gheih, tapuk njauk, hu labik patabiak cambaih laih saong daong jalan pasram ilamu puac tapuk. Kol dahlak caong daong dom adei thau jalan puac 1 baoh tapuk nan yau habar ka hu kein laba saong pilih ruah hu baoh tapuk lagaih haong umo thun, njauk haong asal kadha bo dom adei caik hatai sangka.”.
Meng jalan ngak biak karei di drei, yaok harei tapa nao, rilo sang bac saong kapul nyaom di TPHCM jeng daok kham merat abih drei haong bruk ngak hanjul min oh mbuan: nan lac pamedeih tagok hatai pachreih puac tapauk dalam dam dara, uraniah. Bruk bo dom urang nan caong khin, lac ngak yau habar ka uraniah Việt Nam takre ngak ayut sahabat haong tapuk, meng nan raong tagok saong pambak praong bruk puac tapuk dalam bhap bini, rahra./.
BÀI 1 - TPHCM: Đưa văn hóa đọc vào nhà trường
Nhằm hình thành thói quen đọc sách cho học sinh, vài năm trở lại đây, nhiều trường học, tổ chức tại TPHCM đã triển khai các hoạt động về văn hóa đọc. Nhiều sân chơi thú vị, nhiều chương trình giới thiệu tác giả - tác phẩm hay hoạt động tặng sách đã được thực hiện thường xuyên tại hệ thống trường học, đặc biệt là trường ở huyện ngoại thành, vùng sâu vùng xa. Nhờ được tạo môi trường phù hợp, ngày càng nhiều học sinh chọn sách làm bạn và không còn lạ lẫm với cái gọi là văn hóa đọc. Những nỗ lực này được Mỹ Dung, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại TPHCM nói đến trong bài viết sau.
Hơn 3 năm nay, Văn phòng đại diện phía Nam của Hội Xuất bản Việt Nam cùng các đơn vị liên quan tại TPHCM đã triển khai một dự án giàu tính nhân văn mang tên “Sách hay dành cho học sinh tiểu học”. Sau khi tự tay sàng lọc từng đầu sách cho mỗi lứa tuổi từ nguồn sách hỗ trợ của các nhà xuất bản, đơn vị làm sách trên cả nước, các thành viên dự án “tay xách nách mang” những người bạn tinh thần đến với học sinh vùng sâu, vùng xa. Đến nay, dự án đã dành tặng hơn 300 ngàn quyển sách và tạp chí cho học sinh khó khăn tại 5 huyện ngoại thành của TPHCM và 50 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam, Trưởng Văn phòng đại diện phía Nam cho biết, càng về vùng sâu vùng xa mới thấm thía sự thiếu thốn về văn hóa phẩm của các em học sinh. Vậy nên không chỉ tặng sách, dự án còn có nhiều hoạt động tương tác, hướng dẫn trẻ cách đọc sách hiệu quả:“Chúng tôi chọn lựa kỹ lưỡng từng quyển sách là vì muốn các em có những người bạn thực sự tốt từ khi còn chập chững biết đọc. Việc yêu thích đọc sách cũng như hình thành thói quen đọc sách ngay từ tuổi thơ rất quan trọng. Từ đó góp phần hình thành thói quen đọc sách của cộng đồng người Việt Nam sau này.”.
Hơn 2 năm nay, chương trình “Ngày hội cùng trang sách bước đến tương lai” do Nhà Xuất bản Kim Đồng thực hiện đã mang đến làn gió mới tại hơn 50 trường tiểu học, trung học cơ sở tại TPHCM và các tỉnh lân cận. Tiết chào cờ tại nhiều trường học được "hô biến" thành giờ tương tác, giao lưu với các nhà văn, tác giả hay biên tập viên làm sách hoặc nghe giới thiệu về những quyển sách thú vị. Sôi nổi, hào hứng và rất nhiều câu hỏi về văn hóa đọc đã được các em học sinh đặt ra trong các chương trình như thế.
Theo ông Lê Văn Thành, chuyên viên truyền thông Chi nhánh Nhà Xuất bản Kim Đồng tại TPHCM, ở chương trình này, việc trưng bày hay kinh doanh sách không được đặt nặng, quan trọng là làm sao khiến học sinh cảm thấy thích thú với con chữ, trang sách:“Câu chuyện xoay quanh buổi tương tác bao giờ cũng là cùng các em học sinh tìm hiểu về tình hình văn hóa đọc hiện nay cũng như lý giải vai trò quan trọng của việc đọc sách đối với việc hình thành nhân cách và tư duy của mỗi đứa trẻ. Tiếp đó, chúng tôi giúp các bạn hình thành thói quen đọc sách cũng như biết cách đọc và chọn sách như thế nào cho đúng.”.
Không riêng gì các đơn vị thuộc lĩnh vực xuất bản mà vài năm trở lại đây nhiều trường học tại TPHCM đã chủ động thiết kế các chương trình phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Như Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân ở quận Thủ Đức vừa có một ngày hội về sách rất thú vị. Không chỉ liên kết với các nhà xuất bản uy tín để cung cấp sách phù hợp với mức giá hỗ trợ cho học sinh mà nhà trường còn tổ chức nhiều sân chơi thú vị nhằm dưỡng nuôi thói quen đọc sách cho bạn trẻ. Bùi Thị Minh Châu, Bí thư Đoàn trường Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân, đại diện ban tổ chức cho biết, cuộc thi thuyết trình và viết cảm nhận là điểm nhấn tạo nên sự hứng thú của đông đảo học sinh:“Những cuộc thi như thế này đầu tiên sẽ khiến cho các bạn học sinh bỗng nhiên sẽ muốn đọc một quyển sách nào đó để có tư liệu viết. Viết cảm nhận như là cách quảng bá cho một quyển sách. Khi tụi em thu về 10 bài cảm nhận về 10 quyển sách khác nhau, tụi em có thể giới thiệu cho hàng ngàn bạn học sinh khác biết 10 quyển sách đó hay như thế nào.”.
Cùng với việc giới thiệu sách hay, sách phù hợp theo độ tuổi, ngày hội còn mở ra không gian trao đổi, tặng sách để các bạn học sinh làm phong phú thêm tủ sách của mình. Điều đáng quý là rất nhiều học sinh đã dành tặng những ấn phẩm giá trị cho thư viện trường với mong muốn lan tỏa với sách. Theo ông Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân, ban tổ chức đã nỗ lực tạo nên nguồn sách đa dạng, hấp dẫn cùng nhiều hoạt động bên lề để giúp học sinh hiểu được giá trị của văn hóa đọc:“Nhà trường muốn các em học sinh tiếp cận các tác phẩm chính thống, có kênh phát hành rõ ràng và hỗ trợ về mặt phương pháp để rèn cho các em kỹ năng đọc sách. Chúng tôi muốn giúp các em biết cách đọc một quyển sách như thế nào cho hiệu quả và lựa chọn được quyển sách phù hợp với lứa tuổi, chủ đề mà các em quan tâm.”.
Bằng những cách làm rất riêng, từng ngày trôi qua, nhiều trường học và tổ chức tại TPHCM vẫn miệt mài với công việc nhẹ nhàng nhưng không dễ: Đó là khơi gợi cảm hứng đọc sách trong giới trẻ. Điều họ mong muốn là làm sao để trẻ em Việt Nam thích làm bạn cùng sách, từ đó dưỡng nuôi và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng./.
Viết bình luận