Tui Thiếu tá, Tiến sĩ Xã hội học Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên sang bac Đại học An ninh nhân dân TPHCM, oh lac tal urak ni bruk xâm hại tình dục meng hu, min kayua dak harei nyu dak hu rilo nan ye nyu jeng bruk pandiak njauk báo động. Min mek bruk bạo lực mesruh veik bruk xâm hại oh tuk halei lac jalan ngak njauk kayua tuk khol drei pandik hatai rilo, uranaih oh hu khik caga bo gaok mai anek nyu phản ứng cagar veik“Hu biak rilo amaik ame song menuac urang dalam xã hội hu ba tabiak dom panuac bình luận, status brei mboh bruk pandik hatai di drei. Bruk pandik hatai nan, lac njauk min kadha prong lac khol drei brei mboh bruk pandik hatai nan yau habar song dok dalam giới hạn halei . Bruk palih ruah jalan ndom puac, bruk hu mbaok di menuac sia tui jalan xây dựng, sahneng mboh siam lagaih meda daong pacang caga bạo hành song xâm hại tình dục uranaih”.
Tiến sĩ Lê Hoàng Việt Lâm ndom lac, lingiu di lên án bruk kanjah jhak, yaok sang brei hu jalan khik caga, pato pakai anek drei. Xã hội brei hu sa hệ sinh thái ngan song rilo jalan ngak samu gauk piah dong ka uranaih hu ginup ilamu khik caga rup drei eng.
Rilo thun ngak bruk tư vấn, điều trị gah tâm thần ka urang njauk xâm hại tình dục, chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến, giảng viên sang bac Đại học Y Dược TPHCM, cố vấn khoa Tâm Thể- sang iek ruak Thủ Đức brei thau jalan ngak suan di abih bo rilo urang dok pandar nan lac ngak brei uranaih mboh biak anit. Dak pandik harao jang tuk bruk pataom mek chứng cứ rilo meng hu peih ngak cứng nhắc ngak ka rilo nạn nhân song boh sang biak sốc tâm lý, palih ruak jalan daok kandang. Hadei di tong abih dom pandik harao, bruk uranaih njauk hu lac sa labik siam mekre salamat oh lac bruk phản ứng biak khang song meta mong anit: “Uranaih njauk hu abih gauk ranam biak biai oh lac mboh anit. Khol drei brei ranam njauk jalan lac brei ka uranaih labik siam mekre salamat meng bruk khik caga uranaih, pato tacei atau pahadar anek dom jalan khik caga tuk tabiak gah langiu, habar lac jalan ngak siam di abih ka rup drei .…”.
Tui chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến, di sang bac, uranaih brei hu pabak kỹ năng song yaom glaong di rai duik, abih di nyu nan lac dom kỹ năng prong yau pacang caga bạo hành, xâm hại tình dục. Bac brei nao gam hong ngak piah jeng phản xạ. Kayua meyah oh ngak ye lý thuyết jeng oh hu makna hagait. Tuk laik tame bruk kanjah jhak uranaih tuk halei jeng mboh huac, srau kadau jalan sahneng, nan ye oh daok hadar kanal lac njauk ngak hagait. …
Piah pasiam bruk nan, tui Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Hằng, giảng viên sang bac Đại học Nguyễn Tất Thành, sang bac song gah pato megru njauk salih jalan pato kỹ năng sống, brei hu ralo labik piah ka uranaih trải nghiệm. Pak ni, urang gru hu labik dang praong piah pambuak pagam, dong ka dom adei anek saih thau hu bruk saong langyah nyu. Dom bruk ngak tui phong trào, khẩu hiệu njauk klaak abih, salih tame nan lac dom danka dak cambaih laih, chreih chrai meng dui pachreih hu uraniah pataom mbaok tame.
Jeng hu hatai sahaneng yau nan, ong Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng sang bac Trung học phổ thông Nguyễn Du daok di quận 10 ndom lac bruk pato kỹ năng ka anek saih ka bruk nhạy cảm ni oh brei nóng vội bo brei ngak biak tinh tế meng hu siam lagaih. Tuk vak atah nan njauk hu bruk pambuak gauk di rilo gah, oh lac ta-eng gru pato atau amaik ame anek saih ye oh ngak truh hu: “Sang bac njauk patagok parilo dom mbang ndom biai nao mai hong amaik ame saong pambuak haong amaik ame dalam bruk pato anek saman 4.0. Gam saong nan, sang bac harei ni njauk pato hukum, ba dom bruk hu biak tame pato piah ka anek saih nyu samar thau . Meyah sang bac song amaik ame ngak siam bruk ni hu dong ka uranaih tuk prong tagok hu hatai sahneng mboh dom bruk piah pacang caga siam .”.
Gam song bruk kham merat meng sang bac song dom kapul nyaom, amaik ame jeng hu labik dang praong dalam bruk dong ka uranaih thau kỹ năng pacang caga bạo hành, xâm hại. Tuk amaik ame caik tuk vak sangka saong tui pang, uranaih mboh bui sambai klah rabha dom bruk drei dok gaok. Bruk anit ranam gauk dalam sang hu dong ka amaik ame samar thau dom kadha knjah jhak mbuan rah tabiak piah samar ba tangin tame pacang caga dahlau di tuk bruk biak pandik harao rah tabiak./.
TPHCM: Rèn kỹ năng chống xâm hại – Đừng nửa vời
Thưa quý vị và các bạn! Việc trở thành nạn nhân trong các vụ bạo hành, xâm hại tình dục là điều chẳng ai mong muốn. Thế nhưng, theo các chuyên gia, thay vì né tránh, hoảng sợ, các bậc phụ huynh cần tự trang bị kiến thức cho bản thân và rèn kỹ năng giúp trẻ nhận biết các tình huống rủi ro để kịp thời xử lý hay nhờ hỗ trợ khi gặp nguy hiểm. Quá trình giáo dục này cần sự phối hợp của cả 3 bên là nhà trường, gia đình và xã hội mới mong đạt hiệu quả thiết thực, tránh kiểu hô hào khẩu hiệu rồi đâu lại vào đó. Bài viết của Mỹ Dung, phóng viên thường trú tại TPHCM đề cập nội dung này.
Theo Thiếu tá, Tiến sĩ Xã hội học Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên Trường Đại học An ninh nhân dân TPHCM, không phải đến bây giờ xâm hại tình dục mới xuất hiện, nhưng chính sự dã man trong hành vi cùng tần suất dày đặc khiến nó trở thành vấn đề nóng đáng báo động. Tuy nhiên, dùng bạo lực chống xâm hại chưa bao giờ là cách đúng vì khi chúng ta thể hiện sự bức xúc thái quá, trẻ không được bảo vệ mà đôi khi con gây phản ứng ngược:
Băng 23 giây: “Rất nhiều phụ huynh và cá nhân trong xã hội đã đưa những dòng bình luận, status để thể hiện sự bức xúc của mình. Việc thể hiện sự bức xúc là đúng nhưng vấn đề mấu chốt là chúng ta thể hiện sự bức xúc đó như thế nào và ở trong giới hạn nào. Việc lựa chọn cách phản ứng, sự tham gia dư luận bằng tinh thần xây dựng, tư duy tích cực thì sẽ góp phần phòng chống bạo hành và xâm hại tình dục trẻ em”.
Tiến sĩ Lê Hoàng Việt Lâm cho rằng, bên cạnh việc lên án cái xấu, mỗi gia đình cần có cách bảo vệ, giáo dục con em mình. Xã hội cần có một hệ sinh thái với nhiều giải pháp đồng bộ để giúp trẻ có đủ kiến thức, kỹ năng tự vệ khi cần.
Nhiều năm làm công tác tư vấn, điều trị về mặt tâm thần cho người bị xâm hại tình dục, chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến, giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM, cố vấn khoa Tâm Thể- Bệnh viện Thủ Đức cho rằng cách sai lầm nhất mà nhiều người đang áp dụng là cho đứa trẻ thấy mình đáng thương, tội nghiệp. Càng đau đớn hơn khi việc thu thập chứng cứ đa phần được thực hiện cứng nhắc khiến nhiều nạn nhân và gia đình liên tục sốc tâm lý, chọn cách im lặng. Sau tất cả những mất mát, điều trẻ cần là một môi trường an toàn chứ không phải là phản ứng thái quá và cái nhìn tội nghiệp:
Băng 20 giây: “Trẻ cần được mọi người thương yêu đúng nghĩa chứ không phải là sự tội nghiệp. Chúng ta hãy yêu thương đúng cách là cho trẻ môi trường an toàn bằng cách bảo vệ trẻ, nhắn nhủ hay dặn dò con những cách phòng vệ khi ra ngoài, sao là cách tốt nhất cho bản thân…”.
Theo chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến, ở trường, trẻ cần được trang bị kỹ năng và giá trị sống thường xuyên, đặc biệt là những kỹ năng quan trọng như phòng chống bạo hành, xâm hại tình dục. Học phải đi đôi với hành để hình thành phản xạ. Bởi nếu không thì lý thuyết sẽ trở thành vô nghĩa, nửa vời. Khi rơi vào tình huống xấu trẻ bao giờ cũng hoảng sợ, thậm chí bấn loạn nên không thể nhớ bước 1 là gì, bước 2 nên thế nào…
Để thay đổi tình hình, theo Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Hằng, giảng viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, nhà trường và ngành giáo dục cần thay đổi cách dạy kỹ năng sống, cần tạo nhiều sân chơi, môi trường để trẻ trải nghiệm. Ở đây, giáo viên đóng vai trò quan trọng để gắn kết, giúp các em học sinh nhận biết tình huống, xử lý vấn đề. Những hoạt động chỉ mang tính phong trào, khẩu hiệu cần được loại bỏ, thay vào đó là các chương trình thiết thực, sinh động thì mới thu hút được trẻ tham gia.
Đồng quan điểm, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du ở quận 10 cho rằng việc giáo dục kỹ năng cho học sinh về vấn đề nhạy cảm này không được nóng vội mà phải thật tinh tế thì mới hiệu quả. Quá trình dài hơi đó cần sự phối hợp nhiều bên chứ bản thân thầy cô hay phụ huynh không thể kham nổi:
Băng 20 giây: “Nhà trường cần tăng cường các buổi đối thoại với phụ huynh và đồng hành cùng phụ huynh trong việc dạy con thời 4.0. Đồng thời nhà trường ngày hôm nay phải dạy luật, phải đưa các tình huống thực tế vào trong bài dạy để học sinh có điều kiện cọ xát. Nếu nhà trường và gia đình làm tốt việc này sẽ giúp đứa trẻ khi trưởng thành có đủ tố chất, yêu cầu nhận dạng các tình huống để phòng ngừa tốt.”.
Cùng với sự nỗ lực từ nhà trường và các tổ chức, phụ huynh đóng vai trò then chốt trong việc giúp trẻ hình thành kỹ năng phòng chống bạo hành, xâm hại. Khi cha mẹ dành thời gian quan tâm và lắng nghe, trẻ sẽ thoải mái chia sẻ những vấn đề mình đang gặp phải. Sự gần gũi trong mối quan hệ gia đình giúp các bậc phụ huynh sớm phát hiện những mối nguy tiềm ẩn để kịp thời can thiệp trước khi sự cố đáng tiếc xảy ra./.
Viết bình luận