Dom thun jaik di ini, rilo labik angaok pulao oh hu aia hacih piah pandar. Dom labik tanu glaong saong atah sang mac aia di huyện yau thôn Tân Hải (xã Long Hải), thôn Phú An (xã Ngũ Phụng), thôn Triều Dương (xã Tam Thanh)… bhian kurang aia kayua sang mac oh ginup aia pabak brei. Bhap bani yaok melam njuak cang pataom mek yaok tanjaoh aia meng sang mac jeng oh ginup piah pandar. Rilo baoh sang njauk pandar kan nao blei aia meng dom sruh tadaih bồn pajeng mai ngan haong yaom meng 60-70 ribau đồng sa m3 biakabih rilo jien ndo saong glaih glar. Bahrau ini, mai veik labik kurang aia trak abih di pulao nan lac thôn Tân Hải, xã Long Hải, khaol dahlak biak tatuak drei kayua bhap bani pak ini hu aia hacih piah pandar saong daok pandar piah pruh ka bein njam.
Sang di amuk Võ Thị Duông bahrau tut angan ngak jalan nding raok saong đồng hồ aia bahrau di sang mac aia tư nhân. Jalan nding ini nduac gam gam haong jalan nding klak. Amuk Duông brei mboh bui sambai tuk hu aia meng tư nhân mai tal labik: “Blei veik aia di tư nhân pandar biak lagaih. Bui sambai rilo. Tuh hadom jeng hu, drei pruh ka phun pala jeng hu, menei gei jeng hu.”
Sa-ai Nguyễn Văn Tình daok jaik nan jeng brei mboh hatai bui mbai di drei tuk hu aia hacih mai tal sang. Sa-ai peih khóa, dalam tukvak katut panak, aia hacih bak thùng, pandar piah ngak mbang ngak huak, menei gei tui hatai; oh daok bruk nao blei yaok kan sit yau dom thun dahlau diah. Meng nding aia mac pabak tal sang, baoh sang sa-ai Tình urak ini jeng patak pataom hu sa yaom jien prong. Sa-ai lac: “Dalam sa thun abih 9-10 triệu jien blei aia biak kan kandah. Min urak ini hu doanh nghiệppabak ia yau nan mboh biak bui sambai. Gam patak pataom hu jien ndo gam hu aia pandar tui hatai. Urak ini oh daok glaih glar ka aia tra.”
Phú Quý nan lac pulao kaoh di tỉnh Bình Thuận daok angaok tasik Đông, atah baoh taneh 56 hải lý. Yaok thun tame bilan tua riya pandiak bhang, dom baoh bingun kuac di bhap bani thu lagu abih. Dom sang mac aia pandar Ngũ Phụng – Long Hải di huyện ngan haong công suất labaih 2.200 m3 harei melam jeng oh pabak hu aia pandar di labaih 28.000 menuac angaok pulao kayua halau aia kurang biak triak.
Meng anak bruk yau nan, gam haong jalan pabak ia kayua karja buh jien padang ngak, huyện đảo Phú Quý daok hu brei ka dom doanh nghiệp tư nhân buh jien tabiak padang ngak sang mac aia pandar pabak ka bhap bani, dalam nan brei ngak dahlau ka dom labik hu blaoh bingun kuac meng dahlau. Di xã Long Hải, labik pabak aia Tam Long hu nao dahlau dalam bruk ini. Ong Lê Minh Tỹ, po labik pabak aia ini brei thau: “Hu jalan ba tabiak ngak di huyện blaoh, tuk nan khaol dahlak ngak đơn, ngak harak gar payua tame ka Sở Tài nguyên – Môi trường likau adat. Sở Tài nguyên – Môi trường jeng likau ý kiến huyện pulao, hadei di nan brei adat ka cơ sở dalam bilan 8 thun 2018 piah padang ngak sang mac.”
Hu blaoh bingun kuac duh ka bruk ngak nong ngan haong halau aia rilo, ong Tỹ gam haong 3 urang karei rik pataom phun jien jaik 1 tỷ đồng piah padang ngak sang mac xử lý pabak aia ngan haong công suất 120m3/ sa harei melam. Akaok mereip, jaik 300 baoh sang di thôn Tân Hải hu pabak aia hacih meng labik ini ngan haong yaom 8.000 đồng sa m3. Yaom aia grap tanat, oh kuhria tui yaom bậc thang, nan ye hu bhap bani pachreih tui. Labik ini urak ini daok takac jalan nding pabak aia peih prong ka bhap bani di dom palei karei.
Gam haong Cơ sở pabak aia Tam Long di xã Long Hải, urak ini angaok pulao Phú Quý daok hu 4 cơ sở tư nhân karei (di xã Tam Thanh saong xã Ngũ Phụng) pabak aia ka yaok ribau baoh sang di dom labik bhian kurang aia daok langiu jalan nding di karja. Meng hu yau nan, bhap bani oh daok glaih glar yau dom thun dahlau tra. Ong Bùi Thế Nhân, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quý brei thau: “Khaol dahlak taong yaom glaong bruk xã hội hóa pabak aia hacih ka bhap bani angaok pulao. Jalan nding aia hacih di karja oh ka pabak hu ka bhap bani daok di dom labik kan kandah nan, ye bruk ngak ini biak siam, pabak hu bruk pandar aia hacih di bhap bani.”
Dalam tuk jien padai di karja daok takik, bruk ieu pataom pren khang dalam xã hội tame bruk pabak aia hacih ka bhap bani angaok pulao nan lac jalan ngak njauk saong samar drah di huyện Phú Quý. Anak tal, karja huyện pulao daok patagok bruk khik iek chất lượng, saong pachreih dom cơ sở tư nhân peih prong bruk pabak aia piah pabak hatai caong khin di bhap bani saong tuai mai rivang ma-in du lịch angaok pulao Phú Quý./.
Dân trên đảo Phú Quý bớt “khát” nước sạch nhờ xã hội hóa
Đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận những năm qua đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt do thời tiết khắc nghiệt và năng lực của cụm nhà máy nước trên đảo còn hạn chế. Nhưng gần đây nhờ chủ trương xã hội hóa hoạt động cấp nước sinh hoạt, người dân trên đảo không còn khát nước sạch như thời gian trước. Bài viết “Dân trên đảo Phú Quý hết khát nhờ xã hội hóa cấp nước sinh hoạt” của Việt Quốc, phóng viên Cơ quan thường trú TPHCM sẽ giới thiệu về mô hình hiệu quả này.
Những năm trước đây, nhiều nơi trên đảo không có nước sạch để dùng. Các vị trí ở cao và xa nhà máy cấp nước của huyện như thôn Tân Hải (xã Long Hải), thôn Phú An (xã Ngũ Phụng), thôn Triều Dương (xã Tam Thanh)… thường xuyên thiếu nước do nhà máy không đủ nguồn cấp. Người dân hằng đêm phải chờ đợi chắt chiu từng giọt nước từ nhà máy cấp luân phiên vẫn không đủ dùng. Nhiều gia đình phải dùng can mua nước từ các xe bồn chở tới với giá từ 60-70 ngàn đồng/m3 rất tốn kém và khổ sở. Mới đây, trở lại khu vực thiếu nước nhất đảo là thôn Tân Hải, xã Long Hải, chúng tôi thật bất ngờ vì người dân ở đây đã có nước sạch dùng thoải mái trong sinh hoạt và thậm chí dùng để tưới vườn rau.
Gia đình bà Võ Thị Duông vừa đăng ký lắp đường ống và đồng hồ nước mới của cơ sở tư nhân. Đường ống này song song với đường ống cũ. Bà Duông bày tỏ niềm vui khi có nguồn nước cấp của tư nhân đến tận nơi: “Bắt lại nước của tư nhân xài thoải mái luôn. Vui lắm. Đổ bao nhiêu cũng được, mình tưới thoải mái, tắm rửa cũng thoái mái luôn.”
Anh Nguyễn Văn Tình ở cách đó không xa cũng bày tỏ niềm vui khi có nguồn nước sạch đến tận nhà. Anh mở khóa, trong chốc lát, nước sạch đã đầy thùng, gia đình dùng để ăn uống, tắm giặt thoải mái; không còn cảnh mua từng can nhỏ chắt chiu như những năm trước. Nhờ hệ thống nước máy cấp tới nhà, gia đình anh Tình nay cũng tiết kiệm được một số tiền lớn. Anh nói: “Trong một năm phải tốn 9-10 triệu tiền mua nước rất khó khăn. Nhưng bây giờ có doanh nghiệp đầu tư cấp nước như vậy rất mừng rất vui. Vừa tiết kiệm được tiền mà còn có nước dùng thoải mái. Giò không còn chật vật vì nước nữa.”
Phú Quý là hải đảo của tỉnh Bình Thuận nằm trên biển Đông, cách đất liền 56 hải lý. Hằng năm cứ đến mùa nắng nóng, phần lớn các giếng đào của người dân khô cạn. Cụm nhà máy nước sinh hoạt Ngũ Phụng – Long Hải của huyện với công suất hơn 2.200 m3 ngày đêm cũng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của hơn 28.000 dân trên đảo do nguồn cấp nước thô thiếu hụt trầm trọng.
Từ thực tế đó, song song với hệ thống cấp nước do nhà nước đầu tư, huyện đảo Phú Quý đã có chủ trương cho các doanh nghiệp tư nhân tự đầu tư nhà máy nước sinh hoạt cung cấp cho người dân, trong đó ưu tiên cho các cơ sở đã có giếng khoan từ trước. Tại xã Long Hải, Cơ sở cấp nước Tam Long đã tiên phong thực hiện chủ trương này. Ông Lê Minh Tỹ, chủ cơ sở cho biết: “Có chủ trương của huyện xong, lúc đó chúng tôi làm đơn, làm các thủ tục gửi vào trong Sở Tài nguyên – Môi trường xin cấp phép. Sở Tài nguyên – Môi trường cũng hỏi ý kiến huyện đảo, sau đó cấp phép cho cơ sở vào tháng 8 năm 2018 để xây dựng nhà máy.”
Có sẵn giếng khoan phục vụ nông nghiệp với nguồn nước dồi dào, ông Tỹ cùng ba thành viên khác góp vốn gần 1 tỷ đồng để xây dựng nhà máy xử lý cấp nước công suất 120m3/ngày đêm. Bước đầu, gần 300 hộ dân tại thôn Tân Hải đã được cung cấp nước sạch từ cơ sở này với giá 8.000 đồng/m3. Giá nước ổn định, không tính theo giá bậc thang, nên được người dân đồng tình ủng hộ. Cơ sở hiện đang tiếp tục đào đường ống cấp mở rộng cho người dân ở các thôn khác.
Cùng với Cơ sở cấp nước Tam Long ở xã Long Hải, hiện nay trên đảo Phú Quý còn có 4 cơ sở tư nhân khác (ở xã Tam Thanh và xã Ngũ Phụng) cấp nước cho hàng ngàn hộ dân ở các khu vực thường xuyên thiếu nước nằm ngoài khả năng của hệ thống nhà nước. Nhờ đó, người dân không còn vất vả như những năm trước. Ông Bùi Thế Nhân, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quý nói: “Chúng tôi đánh giá rất cao khả năng xã hội hóa cung cấp nước sạch cho người dân trên đảo. Hệ thống cấp nước của nhà nước chưa có thể phục vụ cho người dân ở các vị trí khó khăn đó, thì việc này rất kịp thời, rất là tốt, đáp ứng được nhu cầu bức xúc của nhân dân.”
Trong lúc nguồn lực nhà nước còn hạn chế, việc huy động nguồn lực xã hội vào hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân trên đảo là chủ trương đúng đắn và kịp thời của huyện Phú Quý. Tới đây, chính quyền huyện đảo tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng, đồng thời khuyến khích các cơ sở tư nhân tiếp tục mở rộng quy mô nguồn cấp để đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân và khách du lịch trên đảo Phú Quý./.
Viết bình luận