Dahlau di nan, abih bruk mek cuah angaok krong Đồng Nai labik nao tapa dom tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng song Bình Phước njauk gah chức năng pandar padeih . Makna lac kayua bruk mek cuah ngak glut jaleih trak, pambak tal mblang taneh prong dok pala drak di bhap bini daok tapen krong, pambak tal Bein pakat negar Cát Tiên. Bruk brei padeih mek cuah lac tal harei 31/12/2018. Tal akaok thun 2019, dom tỉnh jeng dok padeih mek cuah angaok krong Đồng Nai piah tong yaom veik bruk pambak tal kayua mek cuah, hadei di nan hu nao tal bruk brei adat mek veik atau brei padeih.
Min, bahrau ni, urang pal akaok 3 tỉnh hu krong Đồng Nai nduac tapa hu ginum biai song njauk gauk lac brei adat ka dom doanh nghiệp dok tuk vak mek cuah tui harak adat hu ngak veik. Bruk ni ba tal huac lac glut jaleih veik kayua mek cuah rilo, oh pasang iek hu.
Bein pakat negar Cát Tiên jeng lac labik akaok meti pok sap cagar veik bruk brei adat mek cuah veik angaok krong Đồng Nai. Tacei tabiak dom bruk di dom thun dahlau deih, dom doanh nghiệp mek cuah, (dalam nan hu dom menuac mek cuah oh hu adat) mek biak rilo, dom sruh kapan công suất prong patuh jamriak njuk mek cuah luac harei melam, oh padang cọc tiêu brei thau labik mek cuah, mek langiu labik hu brei adat… ngak ka takai krong Đồng Nai glut jaleih trak, hệ sinh thái bein pakat negar njauk ảnh hưởng biak trak.
Ong Trần Văn Bình, Hạt phó Hạt Kiểm lâm bein pakat negar Cát Tiên lac:
Tui meta maong di gah khik ramik ye bein pakat negar Cát Tiên oh pachreih tui bruk ni. Tui quy định mek cuah brei cắm phao, cắm vạch yau dalam harak adat . Min dalam tuk vak meng bloh dom doanh nghiệp oh ngak bruk ni . Bein hu pathau khan cambaih laih, yaok labik, yaok tọa độ nyu glut jaleih yau habar. Bein hu pasang iek saong mboh cambaih , oh hu bruk njuk mek cuah ye nyu oh glut , bo njuk cuah ye nyu jaleih
Ong Bình ba tabiak dom thaot binguk dom labik glut jaleih trakdahlau deih di gah bein pakat negar. Meyah dom thun dahlau, glut jaleih ngak ka krong jeng dom daneing haluk dang tapak, lam lahik abih taneh rija, phun pala dalam bein, tok hadei di sa thun padeih mek cuah, bruk glut jaleih nyu dang veik, taneh oh glut tra, phun hajao tamuh pacang sre dom “danieng haluk” – lac bruk mai meng dom sruh gaiy njuk mek cuah công suất prong caik veik.
Kayua krong Đồng Nai nduac tapa 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước nan ye bruk khik ramik, pambuak bruk di dom puk palei hu rilo tavak tavaiy. Hu tuk Đồng Nai brei padeih tong abih tih bruk mek cuah, min Lâm Đồng dok brei adat ngak yau nan ye langyah bruk ngak suan biak kan kandah. Mbiah tal tuk 3 tỉnh hu ginum biai njauk gauk, bruk mek cuah ngak glut jaleih jeng hu langyah.
Tui ong Nguyễn Hữu Ký, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú, bruk padeih mek cuah meda ba tal rilo kan kandah karei ka bruk patagok kinh tế - xã hội di dom puk palei dalam bhum. Ong Ký brei thau, hadei di tuk bruk mek cuah brei padeih, ye yaom cuah dalam bhum tagok khang, ba tal bruk kurang cuah piah padang ngak.
Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú Nguyễn Hữu Ký ndom lac, jalan ngak di huyện lac oh salih bruk patagok kinh tế bo klak tapa bruk khik caga môi trường. Song bruk mek cuah lac bruk njauk ngak, min gah chức năng brei hu roh duah, taong yaom ginup, pasang iek catang bruk mek cuah, ngak yau habar ka bruk ngak njauk quy định, mek di dom labik hu cuah rilo piah oh pambak tal môi trường, oh jhak tal tanehpala drak, taneh glai di negar:jalan ngak lac oh kayua patagok kinh tế bo klaak tapa môi trường. Dom labik mek cuah oh ảnh hưởng, khik hu trữ lượng song njauk adat ye njauk daong palagaih piah patagok kinh tế di puk palei. Khol hulin biak sangka ngak habar oh ảnh hưởng tal puk palei ,tal hệ sinh thái glai.
Urak ni negar drei oh ka hu dom quy chuẩn cambaih laih ka dom pandap panda salih ka cuah dalam bruk padang ngak, kayua yau nan ye cuah jeng daok lac janih prong dalam bruk padang ngak, sản xuất, patagok kinh tế. Bruk ba tabiak lac bruk mek janih khoáng sản prong ni brei hu tong yaom ginup, jhui ngak jhak tal môi trường, jhui ngak meriak gauk bruk kein lagaih di doanh nghiệp mek cuah song bhap bini hu taneh pala drak jang yau taneh glai. Bruk tui iek dom doanh nghiệp mek cuah jeng njauk ngak “khang tangin”, oh ngak cadu yau dahlau daih, oh caik ka doanh nghiệp pal harak adat dalam tangin yau sa “lá bùa hộ mệnh” bloh njuk mek cuah rilo, oh caik hatai hagait tal adat hukum./.
Tái cấp phép khai thác trên sông Đồng Nai: Lại lo sạt lở
Thưa quý vị và các bạn!
Chỉ sau một thời gian ngắn ngưng toàn bộ hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai phía thượng nguồn (đoạn ráp ranh giữa 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước), tình trạng sạt lở bờ sông đã được giảm thiểu rõ rệt. Tuy nhiên mới đây, khi 3 địa phương nói trên họp bàn, đi đến chủ trương sẽ tái cho phép các doanh nghiệp, thì nỗi lo sạt lở lại trở nên hiện hữu. Về vấn đề này, phóng viên Xuân Lượng, thường trú tại TP. Hồ Chí Minh có bài viết đề cập:
Trước đó, toàn bộ hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai đoạn qua các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước đã bị cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng. Lý do là việc khai thác cát gây sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến diện tích đất canh tác của cư dân ven sông, thậm chí uy hiếp cả Vườn quốc gia Cát Tiên. Quyết định tạm ngừng khai thác cát có hiệu lực đến ngày 31/12/2018. Đến đầu năm 2019, các địa phương vẫn tiếp tục tạm dừng khai thác cát trên sông Đồng Nai để đánh giá lại tác động của hoạt động khai thác, sau đó sẽ đi đến quyết định cho phép khai thác trở lại hoặc dừng hẳn.
Tuy nhiên, vừa qua, lãnh đạo 3 tỉnh có sông Đồng Nai đi qua đã họp bàn và đi đến thống nhất chủ trương sẽ cho phép các doanh nghiệp còn thời hạn khai thác theo giấy phép tiếp tục được hoạt động. Việc này lại dấy lên lo ngại tái diễn tình trạng sạt lở do khai thác ồ ạt, không có kiểm soát.
Vườn quốc gia Cát Tiên chính là đơn vị đầu tiên lên tiếng phản đối việc cho phép khai thác cát trở lại trên sông Đồng Nai. Lấy dẫn chứng những năm trước đây, các doanh nghiệp khai thác, (kể cả các đối tượng khai thác cát lậu) hoạt động rầm rộ, những chiếc thuyền công suất lớn nổ máy ầm ĩ hút cát cả ngày lẫn đêm, cũng chẳng cần cắm cọc tiêu giới hạn phạm vi khai thác, vô tư hoạt động ngoài khu vực được cấp phép… khiến bờ sông Đồng Nai sạt lở nghiêm trọng, hệ sinh thái vườn quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề.
Ông Trần Văn Bình, Hạt phó Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên nói:
Băng 28s: Đứng ở góc độ công tác quản lý bảo tồn thì Vườn quốc gia Cát Tiên không ủng hộ việc này. Theo quy định khai thác cát phải có cắm phao, cắm vạch như trong giấy phép. Thực tế là trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp không làm việc này. Vườn đã có những báo cáo rất cụ thể, từng điểm, từng tọa độ nó sạt lở như thế nào. Bản thân Vườn khảo sát và trên hiện trường nó thể hiện rõ, không có hoạt động hút cát thì nó không lở, mà cứ hút cát thì nó lở.
Ông Bình dẫn chứng bằng hình ảnh những vị trí sạt lở nghiêm trọng trước đây bên phía vườn quốc gia. Nếu như những năm trước, sạt lở khiến bờ sông trở thành những vách tường đất dựng đứng, nhấn chìm cả đất đai, cây cối trong vườn, thì chỉ sau hơn 1 năm dừng khai thác cát, tình trạng sạt lở đã dừng lại, đất không lở thêm, cây xanh đã mọc che kín những “vách đất” - hậu quả những chiếc tàu hút cát công suất lớn để lại.
Do sông Đồng Nai chảy qua 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước nên việc quản lý, phối hợp giữa các địa phương có nhiều điều bất cập. Có thời điểm Đồng Nai cấm hoàn toàn việc khai thác nhưng Lâm Đồng lại vẫn cho phép hoạt động nên xử lý vi phạm rất khó khăn. Chỉ đến khi 3 tỉnh ngồi lại với nhau, tìm được tiếng nói chung thì vấn nạn khai thác cát gây sạt lở mới tạm thời được giải quyết.
Theo ông Nguyễn Hữu Ký, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú, việc dừng hoàn toàn khai thác cát sẽ gây ra nhiều hệ lụy khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực. Ông Ký cho hay, ngay sau khi hoạt động khai thác cát bị tạm dừng, lập tức giá cát trong vùng tăng vọt, gây ra tình trạng khan hiếm vật liệu làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động xây dựng.
Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú Nguyễn Hữu Ký khẳng định, quan điểm của địa phương là không đánh đổi phát triển kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường. Song việc khai thác cát là cần thiết, tuy nhiên ngành chức năng sẽ phải có nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, đồng thời giám sát chặt hoạt động khai thác, làm sao hoạt động đúng quy định, khai thác ở các vị trí có trữ lượng để không ảnh hưởng đến môi trường cũng như gây hại đến đất sản xuất, đất rừng quốc gia:
Băng 23s: Quan điểm là không phải vì hoàn toàn phát triển kinh tế mà bỏ qua môi trường. Những địa điểm khai thác không ảnh hưởng, đảm bảo trữ lượng và đúng quy định thì cũng nên tạo điều kiện để phát triển kinh tế của địa phương. Chúng tôi cũng rất quan tâm, làm sao không ảnh hưởng đến địa phương, không ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng.
Hiện nước ta vẫn chưa có các quy chuẩn rõ ràng về các vật liệu thay thế cát trong lĩnh vực xây dựng, do đó có thể nói cát vẫn là nguồn vật liệu quan trọng trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, phát triển kinh tế. Vấn đề đặt ra là việc khai thác nguồn khoáng sản quan trọng này phải được đánh giá đầy đủ, không được gây hại đến môi trường, không gây xung đột giữa lợi ích của doanh nghiệp khai thác với người dân có đất sản xuất cũng như đất rừng. Việc giám sát các doanh nghiệp khai thác cũng cần được làm “mạnh tay” thay vì hời hợt như đã từng xảy ra trước đây, không thể để doanh nghiệp cầm giấy phép trong tay như một “lá bùa hộ mệnh” rồi ngang nhiên hút cát ồ ạt, tràn lan bất chấp quy định pháp luật./.
Viết bình luận