Sa-ai Nguyễn Thị Hải, daok di xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi TPHCM hu sang iek ruak di palei ba tagok Khoa Hồi sức cấp cứu pacang cakak jru mek urang prong, sang iek ruak Ruak Nhiệt đới TPHCM dalam tuk kanjik katam kalik, kan suak yava, hatian barah. Dom bác sĩ pak ini brei thau, ruak pandiak tabiak darah kayua jamaok vằn njaom mbak virus Dengue ba tal ruak gan saong rilo nội tạng di urang ruak.
Sang iek ruak Ruak Nhiệt đới urak ini daok iek ruak ka 200 urang njuak ruak pandiak tabiak darah, hu urang prong saong urang sit. Dalam nan, di Khoa Hồi sức cấp cứu pacang cakak jru mek di urang prong daok iek ruak ka 5 urang trak dreh yau urang ruak Nguyễn Thị Hải, hu ba mai meng dom sang iek ruak gah ala saong dom tỉnh jaij taphia. Pak ini, hu dom urang ruak njuak tổn thương gan triak, kanjik katam kalik, daok hu urang njuak viêm glo akaok kayua virus Dengue ba tal rối loạn meta mong, ndaoh thần kinh...
Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hảo, Akaok khoa Hồi sức cấp cứu pacang kak jru mek di urang prong, Sang iek ruak Ruak Nhiệt đới TPHCM brei thau: ruak pandiak tabiak darah dengue triak meng harei ruak ka 4 tal harei ka 7. Dom harei akaok mereip, urang ruak mboh pandiak, pandik rup babhap min hadei di nan nyu triak jang. Cambaih laih, urang ruak njuak haok aia huyết tương tabik langiu thành mạch ba tal sốc sốt xuất huyết dengue, atau rối loạn đông darah ngak ka urang ruak haok darah jalan tung pruac, nao ma-ik tabiak darah, nduac darah di tagei, di idung, oh pacang darah hu atau rong kinh, xuất huyết âm đạo di urang kamei. Gaok mai ba tal tổn thương tạng, bhian gaok nan lac tổn thương gan, thận, ndih kam ndih tapik oh thau hagait…Jeng hu min takik urang ruak xuất huyết glo akaok.
Tui bác sĩ Hảo, meyah urang ruak oh mboh hagait, meda tui iek ruak pak sang jeng hu, yaok harei nao tái khám di dom duk khám atau sang iek ruak, oh njuak nao tame sang iek ruak. Daok meyah dom urang ruak mboh yau ruak pandiak tabiak darah dengue atau dom mbuan ba tal ruak trak jang ye njuak tame ndih iek ruak di sang iek ruak: Hu dom urang ruak njauk parabha ruak pandiak tabiak dendgue mboh hu pandik hatian, taglaoh ta-aok rilo, nduac darah idung, nduac darah di tagei, atau mboh yau rối loạn đông darah, thử darah mboh giảm tiểu cầu, dung tích hồng cầu tagok, tuk nan njuak tame sang iek ruak. Yau nan meng trun hu quá tải, ka 2 nan lac urang ruak jeng hu tui mong tui iek.
Khoa Hồi sức Nhi, Sang iek ruak Ruak Nhiệt đới, dom harei jaik di ini, khoa hu 5-6 urang ruak njuak sốc pandiak tabiak darah yaok harei. Urak ini di khoa jeng daok iek ruak ka 5 uranaih njuak biến chứng trak, dalam nan hu dom uranaih mbuan ba tal ruak trak yau ye lamek labaih kilo, ruak hen suyễn, động kinh, nan ye dom y bác sĩ njuak tui iek dấu hiệu sinh tồn yaok tuk piah khik siam pren yava ka uranaih.
Bác sĩ Huỳnh Trung Triệu – Phaok khoa Hồi sức Nhi, Sang iek ruak Ruak Nhiệt đới brei thau: dom urang njuak ruak tuk tame sang iek ruak hu njuak sốc pandiak tabiak darah biak dalam, ngak ka bruk iek ruak biak kan kandah. Kayua yau nan ye, tui bác sĩ Triệu, njuak hu bruk chẩn đoán ruak samar, piah tui iek njuak saong samar drah. Bhiak di nyu, uranaih njuak sốc nan kayua lac darah cô đặc rilo, yau nan ye urang ngak amaik ame juai iek ruak ka anek drei pak sang bo njuak ba tame dom labik iek ruak.. Urak ini, dom sang iek ruak quận huyện jeng hu pathram biak rilo ka jalan xử lý, duah mboh dom dấu hiệu sốc pandiak tabiak darah: Dom urang ngak amaik ame, tuk mboh anek di drei njuak ruak triak ye biak pandik hatai, blaoh ngak jeng áp lực ka urang jakar y tế, kayua yau nan ye drei njuak jia tame kapul urang jakar y tế, dom urang ini abih hatai mong iek. Urak ini phác đồ hu ba tabiak saong hu pato pathram. Nan ye bruk điều trị jeng tui sa tiêu chuẩn.
Di bal raya HCM – labik hu manuac urang njuak ruak pandiak tabiak darah glaong abih dalam negar, kuhria tal adit 28 di thun 2019 hu labaih 27.100 urang njuak ruak, tagok labaih 165% dut haong tukvak ini thun 2018. Dom chuyên gia brei thau, jamaok vằn lac jalan pambak prong ruak panduak tabiak darah meng urang ruak tapa urang khang kadang. Lac labik hu menuac sia biak rilo, tốc độ đô thị hóa galong yau bal raya HCM meda mbuan tagok bruk njaom mbak ruak pandiak tabiak darah meng jamaok vằn.
Kayua ruak pandiak tabiak darah oh ka hu vắc xin pacang caga, nan ye gah y tế kakei lac njuak palahik dom labik ba tal njaom mbak ruak yau: pametai anek lăng quăng, pametai jamaok, gam sil dom janih pandap padang aia piah ka jamaok oh tame mebaoh hu. Bhap bani njuak caik hatai salih aia di dom kalaok caik bingu, buh sara tame panjin aia caik ala takai chạn, palao ikan tame dom janih pandap padang caik aia prong, pataom mek, am cuh klaak dom pandap panda oh daok pandar dalam sang saong vin taom dhar sang, taguak úp dom janih pandap padang caik aia tuk oh pandar tal.../.
Cảnh báo gia tăng sốt xuất huyết dạng nặng
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 105.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 10 trường hợp tử vong. Riêng tại TPHCM và các tỉnh khu vực miền Nam, số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng tiếp tục gia tăng. Đặc biệt các bác sĩ cảnh báo, sốt xuất huyết Dengue nguy cơ tử vong cao. Bài viết của nhóm Phóng viên Kim Dung và cộng tác viên Kiều Trinh thường trú tại TPHCM ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới – trung tâm điều trị bệnh truyền nhiễm khu vực phía Nam:
Chị Nguyễn Thị Hải, ngụ xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi TPHCM được bệnh viện địa phương chuyển đến Khoa Hồi sức cấp cứu chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM trong tình trạng vàng da, khó thở, bụng trướng. Các bác sĩ tại đây cho biết, sốt xuất huyết do muỗi vằn truyền virus Dengue gây ra đã ảnh hưởng đến gan và nhiều cơ quan nội tạng khác của bệnh nhân.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới hiện đang điều trị cho 200 ca sốt xuất huyết gồm cả người lớn và trẻ em. Trong đó, tại Khoa Hồi sức cấp cứu chống độc người lớn đang cứu chữa cho 5 trường hợp nặng giống bệnh nhân Nguyễn Thị Hải, được chuyển đến từ các bệnh viện tuyến dưới và các tỉnh lân cận. Tại đây, có những bệnh nhân bị tổn thương gan nặng, vàng da, còn có trường hợp bị viêm não do virus Dengue dẫn đến rối loạn thị giác, co giật thần kinh...
Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hảo, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết: Sốt xuất huyết dengue diễn biến nặng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7. Những ngày đầu, bệnh nhân chủ yếu là sốt, đau nhức cơ nhưng sau đó có thể chuyển nặng. Cụ thể, người bệnh bị thoát huyết tương ra ngoài thành mạch dẫn đến sốc sốt xuất huyết dengue, hoặc rối loạn đông máu khiến bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, đi tiểu ra máu, chảy máu răng, máu mũi, không thể cầm máu hoặc rong kinh, xuất huyết âm đạo ở phụ nữ. Nhiều khi có tình trạng tổn thương tạng, thường gặp là tổn thương gan, thận, hôn mê…Có một số trường hợp hiếm gặp là có xuất huyết não.
Theo bác sĩ Hảo, nếu bệnh nhân không có dấu hiệu nặng, thì có thể theo dõi cho điều trị ngoại trú, mỗi ngày tái khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện, không cần phải nhập viện. Còn nếu bệnh nhân có những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết dengue hoặc các trường hợp có nguy cơ cao thì mới nhập viện: Có một số trường hợp người ta phân loại sốt xuất huyết dendgue có dấu hiệu cảnh báo như bị đau bụng, ói mửa nhiều, chảy máu cam, chảy máu răng, hoặc dấu hiệu rối loạn đông máu, thử máu thấy giảm tiểu cầu, dung tích hồng cầu tăng, lúc đó mới cần phải nhập viện. Như vậy mới giảm được quá tải, thứ 2 là bệnh nhân vẫn được theo dõi sát.
Khoa Hồi sức Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, những ngày gần đây, khoa tiếp nhận từ 5-6 ca bị sốc sốt xuất huyết mỗi ngày. Hiện tại khoa cũng đang điều trị cho 5 trẻ bị biến chứng nặng, trong đó có một số trẻ có nhiều yếu tố nguy cơ như bị béo phì, bệnh hen suyễn, động kinh, buộc các y bác sĩ phải theo dõi dấu hiệu sinh tồn từng giờ để đảm bảo tính mạng cho trẻ.
Bác sĩ Huỳnh Trung Triệu – Phó khoa Hồi sức Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết: một số bệnh nhi khi nhập viện đã bị sốc sốt xuất huyết rất sâu, khiến cho công tác điều trị vô cùng khó khăn. Vì vậy, theo bác sĩ Triệu, cần phải có sự chẩn đoán bệnh sớm, để theo dõi đúng và kịp thời. Thông thường, trẻ bị sốc là do máu cô đặc quá, cho nên phụ huynh không được tự ý điều trị cho trẻ mà cần đưa đến các cơ sở y tế để được theo dõi. Hiện nay, các bệnh viện quận huyện cũng đã được tập huấn rất nhiều về xử lý, phát hiện các dấu hiệu sốc sốt xuất huyết: Về phía gia đình, khi các cháu chuyển nặng thì rất lo lắng, mà lại gây thêm áp lực cho nhân viên y tế, do đó mình phải tin tưởng đội ngũ nhân viên y tế, người ta sẽ tích cực điều trị. Hiện nay phác đồ đã được ban hành và huấn luyện. Do đó, việc điều trị cũng theo một tiêu chuẩn.
Tại TPHCM - địa phương có số ca mắc cao nhất cả nước, tính đến tuần 28 của năm 2019 đã có hơn 27.100 ca mắc, tăng hơn 165% so với cùng kỳ năm 2018. Các chuyên gia cho biết, muỗi vằn là thủ phạm lây lan sốt xuất huyết từ người bệnh sang người lành. Với khu vực có mật độ dân cư đông đúc, tốc độ đô thị hóa cao như TPHCM sẽ làm tăng nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết từ muỗi vằn.
Do sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh, nên ngành y tế khuyến cáo cần diệt nguồn lây truyền bệnh như: diệt lăng quăng, diệt muỗi, thực hiện đậy kín dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Người dân chú ý thay nước ở các bình hoa, thả muối vào chén nước kê chân chạn, thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.../.
Viết bình luận