Di akaok thun ni, Harei patom khan bai việt Nam mbang ka sa hu peih tabiak dii Đăk Nông piah pok meyaom ilamu song piah khik ramik bruk ngak meng kan. Min, anak meta mboh lac bruk menyim khan bai meng khan dak harei dak lihik nao meng hu bruk menyim công nghiệp. Ngan song urang Ê-Đê di Đắk Lắk song buôn Hra B, huyện Cư M’Gar, menyim khan bai lac bruk ngak hu meng lavik rai.. Min, kayua bruk pandar dalam yaok boh sang oh dok rilo, rai ranaih oh daok mbak carak song bruk ngak, ba tal bruk menyim khan bai di urang Ê-đê dak harei dak takik saong mbuan si lahik abih. anak bruk yau nan daok ngak ka dom nghệ nhân mboh biak duh hatai . Kadha vak di H Nuin Niê urang pambuak bruk song rayo sap ndom VN dok di bhum Tây Nguyên hu khan ka bruk ni, daa mik va song tong abih gauk tui pang.
Meng hatai khin khik ramik ilamu meng kan di bangsa, muk H’Mưi Ayun (aduôn Djiêr) daok di buôn Hra B, xã Ea Tul, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk hu kak kajap song bruk menyim khan bai labaih 35 thun. H’Mưi Ayun brei thau, ngan song urang Êđê, khan bai ngak tabiak gam piah pandar dalam sang, gam ngak pandap alin brei dalam tuk likhah caga, uan sang bahrau, pandap lưu niệm ka tuai damuai. Piah ngak tabiak HU blah khan bai siam ye abih biak rilo tuk vak, pren yava, urang menyim brei kham merat, gheih tangin. Ngan song muk, bruk menyim hu jeng bhian randap song urak ni kayua umo prong, nan ye yaok thun tok ngak hu 60-70 blah. Dalam nan hu, 1blah khan aow urang kamei Ê-Đê yaom 1 triệu 400 ribau đồng, dok aow likei Ê-Đê yaom 1 triệu 2 rituh ribau đồng, dok dom pandap karei yau khan atau địu hu yaom 500 ribau đồng tagok, daok dom janih pandap karei yau khan mesam yaom meng 500 ribau đồng tagok, tui pandap. Min, pandap bo muk H’Mưi menyim tabiak, rilo meng lac piah pandar dalam sang. Lavik lavik jeng hu urang mai blei piah ngak pandap likhah caga song piah bak nek. Tui muk H’Mưi, meng bruk blei takik yau na, urang ranaih dalam buôn Hra B oh dok pachreih piah bac bruk: “Tong abih dom urang kumei bahrau prong di saman khol hulin tuk nan thei jeng thau nyim, biak kham merat dalam bruk menyim, mboh amaik ame menyim YE klaik meta maong khin menyim song khin thau menyim brei hu. Dok urak ni, rai ranaih oh dok pachreih hagait haong bruk ngak meng kan ong muk caik veik, urang oh dok caik hatai sangka, daok bruk khan aow ngui cuk, khol nyu mboh pandpa meng kan, khol nyu oh dok khin cuk, huac lo lahik nao adat cambat bo po langik hu alin brei ka bangsa Ê-Đê drei.”
Ong Y’Roanh Ayun (ama Ngựa), Akaok buôn Hra B brei thau, palei hu 193 boh sang, urak ni tok hu 8 boh sang dok khik bruk menyim, dalam nan yaok sang hu 1 nghệ nhân song rilo meng lac urang taha. Bruk menyim khan bai oh dok rilo, abih di nyu nan lac rai ranaih tok takre ngui cuk tui thời trang bahrau. Yaom lac karja hu pachreih khik ramik song patagok bruk menyim khan bai meng kan , min urak ni jien duah hu meng bruk ni oh duik hu. Hu sa hợp tác xã hu padang tabiak, min bruk pablei pandap gaok rilo kan kandah. Akaok palei Y’Roanh Ayun duh hatai lac, tui bruk yua urak ini, bruk ngak meng kan di urang Ê-Đê dalam palei mbuan si lahik nao.“Bruk menyim khan bai dalam palei dok biak takik, mboh biak duh hatai, saong urang dok tui bruk tok hu dom urang taha, hu labaih 30 thun menyim. Dok rai ranaih hu rilo meng hu bruk ngak karei di drei, saong rai ranaih nyu oh caik hatai hagait tal bruk menyim khan bai tra..”
jeng hu hatai khin khik ramik song patagok bruk menyim khan bai meng kan, urak ni muk H’Blon Niê (aduôn H Rim, bangsa Ê-Đê) daok di palei Hra B, xã Ee Tul, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk lắk hu jiak 40 thun kak kajap song bruk menyim khan bai. Muk H’Blon Niê brei thau , urak ni kayua pambak tui raidiuk bahrau, ba tal dom pandap khan bai meng kan takik hu urang pandar nan ye bruk pablei pandap biak kan kandah. Yaom lac yau nan, Min muk jeng dok khik bruk menyim song cong khin sa harei halei nan bruk ngak ini hu dui tagok: “Hulin dok khik bruk ngak meng kan di ong muk drei caik veik, nyu daok dalam glaow akaok meng lavik ye. Palei Hra B urak ni jeng oh ka hu tal pato menyim halei, cong khin meng urak ni mbiah tal harei hadei, meyah hu bruk dong brei, Hulin cong khin peih hu tal pato menyim khan bac piah pato veik ka rai ranaih urak ni song harei hadei. Dalam bruk menyim jeng cong hu drak pasa pablei salih tani tanat, ni lac bruk bo hulin cong khin, pandap pablei hu, ye hu pok sara atau bột ngọt jeng sambai ye. Hu yau nan adei saai nghệ nhân jeng hu pren jang song bruk ngak”
Cong khin lac jalan patom yaom glaong meng kan di palei Hra B oh daok lac hu 8 nghệ nhân yau urak ni, bo harei hadei meda hu dom rai rah patui bac megru song abih hatai jai song bruk menyim jang. Meng nan khan bai di bangsa Ê-Đê hu tagok veik songmiet miet khik veik ka rai rah harei hadei./.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống nỗi trăn trở của đồng bào Ê Đê Buôn Hra B
Thưa quý vị và các bạn!
Vào đầu năm nay, Lễ hội thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức tại Đăk Nông nhằm tôn vinh giá trị văn hóa và bảo tồn nghề truyền thống. Thế nhưng, thực tế nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang dần bị lãng quên bởi dệt công nghiệp. Đối với người Ê-Đê tại Đắk Lắk nói chung và buôn Hra B, huyện Cư M’Gar nói riêng, dệt thổ cẩm là nghề truyền thống từ lâu đời. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng trong mỗi gia đình không còn nhiều, thế hệ trẻ không mặn mà với nghề, khiến dệt thổ cẩm Ê-đê đang dần bị mai một và có nguy cơ thất truyền. Thực tế này khiến các nghệ nhân lo lắng và trăn trở. Bài viết của H Nuin Niê CTV Đài TNVN thường trú khu vực Tây Nguyên đề cập nội dung này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Với ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc, bà H’Mưi Ayun (aduôn Djiêr) ở buôn Hra B, xã Ea Tul, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk đã gắn bó với nghề dệt thổ cẩm hơn 35 năm. H’Mưi Ayun cho biết, với người Êđê, thổ cẩm làm ra vừa để sử dụng trong gia đình, làm quà tặng cho các dịp cưới hỏi, mừng nhà mới, quà lưu niệm khách quý. Để làm ra được sản phẩm thổ cẩm đẹp phải tốn rất nhiều thời gian công sức; đòi hỏi người dệt phải kiên trì, khéo léo. Đối với bà,việc dệt đã thành thói quen và bây giờ do tuổi đã cao nên mỗi năm chỉ làm được khoảng 60-70 sản phẩm. Trong đó, 1 bộ đồ nữ Ê-Đê bình thường có giá 1 triệu 400 nghìn đồng, còn áo nam Ê-Đê với giá là 1 triệu 2, còn những sản phẩm khác như chăn hay địu có giá từ 500 nghìn đồng trở lên,tùy sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm mà bà H’Mưi dệt ra, chủ yếu để sử dụng trong gia đình. Lâu lâu cũng có người tới đặt để làm quà cưới hỏi và để địu con. Theo bà H’Mưi, với mức độ tiêu thụ ít như vậy, người trẻ trong buôn Hra B không còn động lực để học nghề:
Băng: “Tất cả những cô gái mới lớn của thời chúng tôi bấy giờ đều biết dệt, rất cố gắng trong nghề dệt, thấy cha mẹ dệt có khi trộm chỉ muốn dệt và muốn biết dệt cho bằng được. Còn hiện tại thì giới trẻ không có hứng thú gì với nghề truyền thống ông cha để lại, họ không còn quan tâm, đến chuyện trang phục, tụi nó thấy đồ truyền thống tụi nó cũng không còn muốn mặc, sợ lắm mất đi phong tục mà ông trời đã ban cho dân tộc Ê-Đê mình.”
Ông Y’Roanh Ayun (ama Ngựa), Buôn trưởng buôn Hra B, cho biết, buôn có 193 hộ, hiện chỉ có 8 hộ đang duy trì nghề dệt, trong đó mỗi hộ có 1 nghệ nhân và hầu hết là người lớn tuổi. Nhu cầu nghề dệt thổ cẩm không còn nhiều, đặc biệt thế hệ trẻ chỉ ưa chuộng thời trang hiện đại. Mặc dù nhà nước khuyến khích duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nhưng thực tế nguồn thu nhập từ công việc này không đảm bảo cho cuộc sống. Đã có một hợp tác xã được thành lập, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Buôn trưởng Y’Roanh Ayun lo lắng, với tình hình này, nghề truyền thống của người Ê-Đê trong buôn có nguy cơ thất truyền.
Băng: “Nghề dệt thổ cẩm trong buôn đang diễn ra rất tiêu cực, số lượng duy trì nghề dệt còn rất hạn chế và là con số rất đáng lo ngại, độ tuổi đang theo nghề chỉ có những người cao tuổi, khoảng có thâm niên gần 30 năm trong nghề trở lên. Còn giới trẻ đa số có công việc riêng của mình, với lại giới trẻ không quan tâm mấy với nghề dệt nữa.”
Cũng với tinh thần lưu giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống, đến nay bà H’Blon Niê (aduôn H Rim, dân tộc Ê-Đê) ở buôn Hra B, xã Ee Tul, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk lắk đã có gần 40 năm gắn bó với thổ cẩm. Bà H’Blon Niê, cho biết, hiện nay do bị ảnh hưởng bởi môi trường hiện đại, dẫn đến các sản phẩm thổ cẩm truyền thống dần bị lãng quên khiến việc tiêu thụ rất khó khăn. Tuy vậy bà vẫn tiếp tục duy trì nghề dệt và mong một ngày nào đó nghề này sẽ được vực dậy.
Băng: “Tôi thì tôi vẫn duy trì nghề truyền thống của ông cha ta để lại, nó đã in sâu trong tiềm thức từ lâu rồi. Buôn Hra B hiện tại vẫn chưa có lớp học dệt nào cả, mong từ bây giờ cho đến sau này,nếu được sự hỗ trợ, tôi hi vọng mở được lớp học dệt để truyền nghề cho thế hệ trẻ hiện tại và về sau. Trong nghề dệt thì cũng mong có được thị trường tiêu thụ ổn định, đây là điều mà tôi mong mỏi. sản phẩm bán được, thì có được bịch muối hay bột ngọt cũng vui rồi. Nhờ đó thì chị em nghệ nhân cũng có động lực hơn với nghề.”
Hy vọng chặng đường thu nhặt những giá trị truyền thống ở buôn Hra B sẽ không chỉ có 8 nghệ nhân như bây giờ, mà tương lai sẽ có những thế hệ bước tiếp học hỏi và tâm huyết với nghề dệt hơn. Từ đó bản sắc thổ cẩm của dân tộc Ê-Đê sẽ được vực dậy và mãi lưu truyền cho các thế hệ sau./.
Viết bình luận