Harei Dunya urang ngak, harei roya di dom urang ngak angaok dunya, hu peih ngak di harei 1/5 yaok thun. Dalam bruk đấu tranh di tư bản haong urang ngak, mong ngak bruk hu mana biak praong. Hadei di tuk padang Quốc tế I thun 1864, Mác iek bruk dui katut mong ngak bruk, lac kadha đấu tranh di giai cấp vô sản. Di nyaom roya I Quốc tế I họp di Giơ-ne-vơ bilan 9-1866, bruk đấu tranh ka harei ngak bruk 8 mong hu maong lac bruk di anak meta. Khẩu hiệu harei ngak 8 mong samar hu mboh dalam dom labik di taneh ia Anh – lac taneh ia hu bruk ngak kong cakrok patagok aval di abih. Bruk ini livik livik harei nyu pambak tapa dom taneh ia karei.
Bruk ndok ngak bruk 8 mong tagok khang di taneh ia Mỹ meng thun 1827 nao gam haong bruk cakrok patagok gah Công đoàn. Thun 1868, karja Mỹ njauk brei tapa hukum lac harei ngak 8 mong dalam dom cơ quan, xí nghiệp di Rajaei. Min xí nghiệp tư nhân jeng daok khik harei ngak bruk 11 tal 12 mong.
Bilan 4-1884 di ban công nghiệp praong Si-ca-gô, Nyaom roay Liên đoàn lao động Mỹ brei tapa Sarak ndom cambaih: meng harei 1-5-1886 harei ngak bruk di taong abih urang ngak lac 8 mong.
Harei 1-5-1886, urang ngak dalam ban Si-ca-gô ba gauk bãi công, padeih ngak bruk, 40 ribau menuac oh nao tal sang mac. Urang peih mittinh, trun jalan haong biểu ngữ “Meng harei ini oh hu urang halei ngak bruk tapa 8 mong sa harei! Njauk ngak tui bruk 8 mong ngak bruk, 8 mong padeih padei, 8 mong bac megru”, bruk đấu tranh dui pachreih dak harei dak rilo menuac tame. Gam saong nan, dom Pasak ngak kong di taneh ia Mỹ patuh tabiak 5.000 bruk bãi công padeih ngak ngan saong 340 rabau urang ngak hu mbaok tame. Di dom labik yau Niu-Oóc, Pi-Xbớc, Ban-ti-mo, Oa-sinh-tơn… hu labaih 120 rabau urang ngak meblah hu quyền ngak bruk 8 mong sa harei, khẩu hiệu “Harei ngak bruk 8 mong” hu jeng sap ndom di taong abih giai cấp công nhân. Di rilo labik, cảnh sát kateik greik, taong paoh dom bruk trun jalan, biểu tình, abih di nyu nan lac di ban Si-ca-gô cảnh sát taong paoh tal haok darah bruk đấu tranh, ngak ka labaih 100 urang metai, rilo urang dang akaok Công đoàn njauk chap mek saong njauk án tử hình.
Yaom lac bruk bãi công padeih ngak di Si-ca-gô njauk kateik greik, taong paaoh khang, min meng bruk khang hatai oh huac metai lahik di urang ngak saong meng dom siam lagaih di bruk đấu tranh ngak tatuan megei khang dalam giai cấp công nhân dunya, urang ngak di rilo taneh ia ba gauk pachreih tui urang ngak di Si-ca-gô. Kayua yau nan ye Nyaom roya padang Quốc tế II kayua Ph.Ăng-ghen dang akaok họp di harei 14-7-1889, dom urang lambaok ka giai cấp công nhân brei tapa Sarak mek harei 1-5 yaok thun ngak harei jum pataom di giai cấp vô sản angaok dunya.
Ngak tui sarak nan, thun 1890, mbang akaok meti Harei Dunya Urang ngak 1-5 hu peih ngak praong di dunya. Harei 1-5 di dom taneh ia xã hội chủ nghĩa, hu maong lac harei uan jayah mek hu, brei mboh hatai kham merat ngak ka pahu bruk bahrau saong brei thau bruk jum pataom haong dom urang ngak di dom taneh ia karei. Di dom taneh ia tư bản chủ nghĩa, harei 1-5 lac harei pok je urang ngak, đấu tranh ka hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Di taneh ia drei, meng tuk Đảng Cộng sản tabiak rai (thun 1930), giai cấp công nhân Việt Nam hu mek harei 1-5 yaok thun ngak harei tabung glaong di bruk dang tagok pacang thực dân-đế quốc, meblah độc lập, tự do, dân chủ, meblah dom quyền lợi kinh tế-xã hội. Urak ini, harei Dunya Urang ngak hu jeng harei roya praong di giai cấp công nhân saong urang ngak Việt Nam. Ini jeng lac harei brei mboh bruk jum pataom haong giai cấp công nhân saong urang ngak di dunya, ba gauk dang tagok ka jayah di hòa bình, tự do, dân chủ saong tiến bộ xã hội./.
Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế lao động 1/5
Ngày Quốc tế lao động, ngày hội của những người lao động toàn thế giới, được tổ chức vào 1/5 hàng năm. Trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và lao động, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng. Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội I Quốc tế I họp tại Giơ-ne-vơ tháng 9-1866 vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ trước mắt. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh – nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827 đi đôi với sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ.
Tháng 4-1884 tại thành phố công nghiệp lớn Si-ca-gô, Đại hội Liên đoàn lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: từ ngày 1-5-1886 ngày lao động của tất cả công nhân sẽ là 8 giờ.
Ngày 1-5-1886, công nhân toàn thành phố Si-ca-gô tiến hành bãi công, 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mittinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ học tập”, cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cùng ngày đó, các Trung tâm công nghiệp ở nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở một số nơi như Niu-Oóc, Pi-Xbớc, Ban-ti-mo, Oa-sinh-tơn… có khoảng 12 vạn rưỡi công nhân giành được quyền làm việc 8 giờ một ngày, khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ” trở thành tiếng nói chung của toàn thể giai cấp công nhân. Ở nhiều nơi cảnh sát đã đàn áp các cuộc biểu tình, đặc biệt ở thành phố Si-ca-gô cảnh sát đã tàn sát đẫm máu cuộc đấu tranh, làm hơn một trăm người chết, nhiều thủ lĩnh Công đoàn bị bắt và bị kết án tử hình.
Mặc dù cuộc bãi công ở Si-ca-gô bị trấn áp, nhưng khí phách anh hùng của công nhân và yêu cầu thiết thực của cuộc đấu tranh đã gây chấn động lớn trong giai cấp công nhân thế giới; công nhân nhiều nước đã đồng tình và hưởng ứng yêu sách của công nhân Si-ca-gô. Vì thế tại Đại hội thành lập Quốc tế II do Ph.Ăng-ghen lãnh đạo họp ngày 14-7-1889, Đại biểu của giai cấp công nhân thông qua Nghị quyết lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày đoàn kết đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.
Thực hiện Nghị quyết trên, năm 1890 lần đầu tiên ngày Quốc tế lao động 1-5 được tổ chức trên quy mô thế giới. Ngày 1-5 ở các nước xã hội chủ nghĩa, đã coi là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ở các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa, ngày 1-5 là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Ở nước ta, từ khi Đảng Cộng sản ra đời ( năm 1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân-đế quốc, giành độc lập, tự do, dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế-xã hội. Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội./.
Viết bình luận