Hu 12 tỉnh trun hu labaih 4.000 baoh sang kan kathaot lac urang bangsa takik dalam sa thun, dom tỉnh nan lac: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắc Lắk, Trà Vinh và Sóc Trăng. Dalam nan, Sóc Trăng saong Trà Vinh lac dua tỉnh hu ralo urang bangsa Khmer di abih dalam bhum Tây Nam Bộ, daok Hà Giang, Tuyên Quang dahlau daih lac dom bhum biak kan kandah min urak ini jeng hu jalan ngak siam lagaih daong ka bhap bini trun kathaot.
Anak dom jak jeng dalam bruk trun kathaot di Việt Nam, Gilang pariak Dunya taong yaom lac: Việt Nam mek hu dom jak jeng praong dalam bruk patrun kathaot saong paglaong raidiuk ka yaok triệu menuac. Baoh sang kathaot dalam dom bangsa takik daok trun takik veik nan lac bruk biak njauk pok meyaom, dom kham merat pataom tame bruk paglaong jien mek tame ka dom bangsa takik meda peih tabiak jalan lagaih ka dom urang nan saong trun bruk oh sumu gauk dalam suai lavik.Yaom lac ngak hu dom jak jeng praong, hu bhap bini dalam taneh ia njauk hatai, manuac sia dunya taong yaom glaong, min bruk patruh iek patrun kathaot di taneh ia drei jeng oh ka biak khang kajap suai lavik, bruk kan kathaot saong kaya meda jeng daok atah di gauk saong daok mbuan tagok jang. Anak bruk nan, Đảng, Karja hu ba tabiak rilo jalan ngak birau piah jhul patagok bruk trun kathaot khang kajap.
Jalan salih birau ini, lac daong hu điều kiện, oh caik ka urang kathaot pagam pambak tame, ba mbuan lagaih ka urang kathaot thau kham merat yam tagok tabiak truh kathaot, patagok bruk eng drei kham merat, daong ka urang yam tagok tabiak truh kathaot meng rilo gah saong khang kajap. Ngak siam dom danak dak patruh eik patrun kathaot jeng hu daong tani tanat, patagok kinh tế - xã hội di yaok puk, palei, xã, rik tame ngak siam dom tanut padang ngak palei pala birau di bhum biak kan kandah, piah dak harei dak dui jaik gauk veik raidiuk kaya meda saong kathaot rambah di dom palei, dom bhap bini, ngak tui bruk ba tabiak lac: “Abih gauk dalam taneh ia ba tanghin tame daong ka urang kathaot, oh caik ka thei daok veik gah likuk.”
Yau ye Danak dak patrun kathaot khang kajap pakat negar tuvak 2016-2020 hu Thủ tướng Rajaei patabiak tui Quyết định ka 1722/QĐ-TTG harei 2/9/2016. Danakdak ini piah ngak brei trun kathaot khang kajap, rik tame ngak brei cak rok kinh tế, khik kajap an sinh xa hoi, salih birau raidiuk, paglong jien mek tame di bhap bini, abih di nyu lac dom bhum palei kan kathaot, daong palagaih ka urang kathaot, baoh sang kathaot taduan hu dom dịch vụ yau: y tế, pato megru, sang daok, ia pandar, sang jamar saong thau hu dom bruk daok rah tabiak.
Birau ini, di Nyaom biai pataom iek 6 bilan peih ngak dom Danak dak pakat negar, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Akok Mban tacei jalan dom Danak dak pakat negar brei panuac iew dom mentri, dom gah, dom tỉnh ban thau cambaih, peih ngak dom danak dak, dom jalan ngak piah hu ba tabiak blaoh. Dalam nan, pataom tame ramik labik daok ka bhap bini, jaok brei taneh ngak mbang, jao glai khik iek, cak rok dom bruk ngak birau, kinh tế kapol nyaom, HTX tui jalan ba ilamu ky thuat tame ngak saong pambuak haong darak pasar, doanh nghiệp, padang ngak palei pala birau pambuak saong cak rok du lịch piah hu rilo jang jalan ngak mbang ka bhap bini…
Phó Thủ tướng jeng brei bruk ka Gilang pariak Karja dang tabiak, tacei pato Gilang pariak Sarak karja pambuak saong dom mentri, dom gah ba tabiak dom sarak brei mesre phun jien meng ini tal thun 2020 saong 5 thun patui di nan, patagok bruk brei mesre phun jien ka Danak dak trun kathaot pakat negar saong Danak dak padang ngak palei pala birau tui jalan oh brei pabak, bo brei tui bruk ieu pataom phun jien brei mesre xã hội, salih gauk mesre.
Lingiu di nan, Phó Thủ tướng tacei dom mentri, dom gah, dom tỉnh ban jhul khang bruk peih phun jien brei mesre di karja ka Danak dak trun kathaot khang kajap pakat negar saong padang ngak palei pala birau piah patui sumu bruk tani tanat an sinh xa hoi ka bhap bini, abih di nyu lac dom baoh sang kathaot./.
Nhiều chủ trương mới thúc đẩy giảm nghèo bền vững
Thưa quý vị và các bạn! Số liệu từ Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho thấy, năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước còn khoảng 5,35%, giảm 1,35% so với cuối năm 2017. Trong năm 2019, cả nước tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,5%, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3 - 4%. Bài của Hạnh Quỳnh- phóng viên TTX Việt Nam nói về những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy giảm nghèo bền vững, mời đồng bào cùng nghe:
Có 12 tỉnh đã giảm được trên 4.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số trong một năm, bao gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắc Lắk, Trà Vinh và Sóc Trăng. Trong đó, Sóc Trăng và Trà Vinh là hai vùng có số lượng đồng bào dân tộc Khmer đông nhất vùng Tây Nam Bộ, còn Hà Giang, Tuyên Quang từng là những vùng rất khó khăn nhưng hiện cũng đã có cách làm hiệu quả giúp người dân giảm nghèo.
Trước những thành tựu về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận: Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Tỷ lệ hộ nghèo trong các dân tộc thiểu số tiếp tục giảm là kết quả rất đáng khích lệ, những nỗ lực tập trung vào việc tăng cường thu nhập cho các dân tộc thiểu số có thể gia tăng cơ hội cho nhóm người này và giảm sự bất bình đẳng kéo dài.
Mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng, được nhân dân trong nước đồng tình, dư luận quốc tế đánh giá cao, nhưng xóa đói giảm nghèo ở nước ta vẫn chưa thật sự bền vững, khoảng cách giàu nghèo vẫn rộng và có xu hướng gia tăng. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước đã và đang đưa ra nhiều chủ trương mới nhằm thúc đẩy giảm nghèo bền vững.
Hướng đổi mới này là hỗ trợ có điều kiện, không tạo tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người nghèo, tạo điều kiện để người nghèo có ý chí vươn lên thoát nghèo, phát huy tinh thần tự lực, giúp họ tự vươn lên thoát nghèo đa chiều và bền vững. Làm tốt các chương trình xóa đói giảm nghèo cũng từng bước góp phần ổn định, phát triển kinh tế- xã hội trên từng địa bàn thôn, bản, xã, góp phần hoàn thành tiêu chí nông thôn mới ở địa bàn đặc biệt khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các địa bàn, nhóm dân cư, thực hiện mục tiêu: “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Dẫn chứng là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1722/QĐ-TTG ngày 2/9/2016. Chương trình này nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản như: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh và tiếp cận thông tin.
Vừa qua, tại Hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, triển khai hàng loạt đề án, giải pháp đã được ban hành. Trong đó, tập trung thực hiện sắp xếp dân cư, giao đất, giao rừng, phát triển các mô hình sản xuất mới, kinh tế tập thể, hợp tác xã trên nền tảng ứng dụng khoa học kỹ thuật và kết nối với thị trường, doanh nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch để tạo thêm sinh kế cho người dân...
Phó Thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với các bộ, ngành đề xuất khung khổ thể chế về tín dụng chính sách từ nay đến năm 2020 và 5 năm tiếp theo, nâng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên nguyên tắc không làm tăng cấp bù, mà là trên cơ sở huy động tín dụng xã hội, quay vòng vốn…
Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới để bảo đảm kịp thời phát huy ý nghĩa an sinh xã hội đối với người dân, nhất là các hộ nghèo./.
Viết bình luận