Dom menuac ngak brei medeih Mỹ Sơn: Ong Prang hiệp sĩ daong inem krung
Chủ nhật, 00:00, 08/09/2019 Mộng Trang Mộng Trang
Kazik lac angan ieu anit ranam bo menuac urang Quảng Nam ieu kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski – urang negar Ba Lan, (ndih tapui thun 1944 saong palang lahik di thun 1997). Ong lac urang hu labaih 10 thun daok di VN saong abih di nyu nan lac hu sa tukvak suai lavik daok veik di Mỹ Sơn piah tacei pato bruk pasiam dom bimaong klak ini. Kadha vak hadei ini di Hoàng Sơn hu daong ka kol drei thau cambaih jang ka hatai anit ranam saong dom rik daong hu yaom glaong di Kazik brei ka bruk pasiam veik dom bimaong kalan Mỹ Sơn:

Bilan 6.1981, urang dang akaok Sở ilamu - brei thau Quảng Nam - Đà Nẵng taduan raok sa urang tuai biak đặc biệt, nan lac, 1 chuyên gia pasiam inem krung. Ong mai tal Mỹ Sơn piah pasang iek bruk kuhria caga pasiam veik thun 1982 tui danak dak pambuak bruk ilamu VN - Ba Lan hu peih ngak.

Phó giám đốc Sở ilamu-TT-DL  Quảng Nam hadar veik panuac di tiến sĩ khảo cổ học urang Ý angan Patrizia Zolese tuk ndom tal dom bruk ngak abih hatung hatian di aruah kiến trúc sư urang Ba Lan Kazik brei ka Mỹ Sơn: “Meyah oh hu Kazik, kol drei oh daok dom baoh bimaong piah roh duah saong pasiam veik”. Ong daok hu suai lavik di labik kan kandah, kurang rilo janih yau di Mỹ Sơn. Ong anit Mỹ Sơn lô, hu dom melam ia bulan hadah, ong sa drei tabiak bimaong B1 bloh maong iek abih labik di bimaong. Ong Tịnh khan lac: Dalam luac tukvak ngak bruk di Mỹ Sơn, Kazik oh huac hajan ngin, glaih glar rambah rambup, ong mbang huak, ndih daok, ngak bruk di Mỹ Sơn yau menuac pak nan, ong thau cambaih yaok jalan haluk, yaok baoh craoh dalam thung lũng Mỹ Sơn.

Dalam dom thun 1986 - 1990, dom baoh bimaong di nyaom A hu pakhang pasiam. Yaok rabau mét khối kiak pacah hu panduan ba saong dak veik. Hadei di tuk pakhang pasiam yau nan, Kazik pandar veik kiak klak laik trun meng dom bimaong bloh mek xi măng ngak ka nyu gam veik piah pasiam dom daning bimaong jaleih. Ayut di Kazik lac urang roh duah ilamu Cam Trần Kỳ Phương jeng biak anit bruk diukrai mbuan mbiah di Kazik. Ong Phương hadar veik: “Oh thau habar Kazik anit Mỹ Sơn lo. Dom thun oh hu jien piah ngak, ong nao palei veik. Min ong bhian mai veik veik Mỹ Sơn, ong lac ong uan Mỹ Sơn lo...”. Ong Trần Kỳ Phương daok brei thau lac, bruk ngak ka ong mboh iek praong ong Kazik lac bruk gheih mekre dalam dom công trình. Meng akaok sahneng mboh biak glaong di drei, Kazik oh ngak karei nao dom bimaong kalan bo daok ngak ka dom baoh bimaong nan gheih mekre jang. Bruk kan di abih lac khik hu yau tamo dom inem krung bo hadei di nan  Mỹ Sơn pabak hu dom tanut ba tabiak di UNESCO piah vak angan tame inem krung ilamu di menuac sia dunya.

Dalam baoh tapuk Kazimierz Kwiatkowski – hadar veik sa urang đặc biệt, nhà văn Ba Lan Jacek Zygmunt Matuszak vak: “Menuac urang daok caik angan brei ka ong lac “menuac meng glai ram” kayua glai ram vil val dom bimaong saong tuk camereip Kazimierz daok dalam sang sit ngak meng kreim la-a. Meng bruk khang hatai oh huac rambah rambup di ong piah daong ka labik ini jeng yau khik caga inem krung sajarah karei di VN nan ye ong hu ieu lac “hiệp sĩ di inem krung”. Ong oh damen prein yava, jien padai piah daong saong meng di tuk hu mbaok di Mỹ Sơn, ong ndom lac, dom bimaong ini meda hu ba tame angan inem krung dunya di UNESCO”.

Bruk njauk ndom tal abih di Kazik pak Mỹ Sơn lac bruk ong ba tabiak jalan ngak piah pakhang veik dom bimaong, piah plaih jaleih hadei di sa tukvak suai lavik njauk bom mìn di mesruh metak. Ong Hồ Xuân Tịnh brei thau, lac 1 urang hu ilamu rilo thun dalam gah pasiam veik inem mek di châu Âu, Kazik biak tani tanat tuk ngak bruk pasiam veik sa janih kiến trúc oh ka bhian mboh. Ngan saong dom bimaong njauk phun kayau pacang, gha kayau mbang tapa rup bimaong, Kazik brei ka urang ngak puh ramik bloh mek abih gha kayau tabiak. Hadei di nan, ong brei khoan neo, bloh mek talei cáp kak rup bimaong tame veik. Meng jalan ngak ini, rilo labik huan di bimaong hu gam khang veik.

Dom urang jakar ngak bruk khik ramik di Quảng Nam, Đà Nẵng hu patuah jamo hu ngak bruk haong Kazik, hu bac di ong bruk thận trọng, khoa học saong cầu thị, tuk halei jeng caik hatai tui pang hatai sahneng di rilo menuac bloh meng ngak. Meng abih hatai ka bruk ngak, oh huac glaih glar piah khik inem krung ilamu, ong hu pabak hatai takre ka dom menuac hu mbaok tame bruk pasiam veik Mỹ Sơn tuk nan.

17 thun kak kajap haong Việt Nam, kak kajap haong dom bhum taneh Mỹ Sơn, Hội An, Huế… urang kiến trúc sư gheih ghang angan Kazik hu caik veik rup binguk hadah hadai dalam hatai sahneng di ayut sahabat, dom rik daong di ong miat miat daok veik haong thun bilan, miat miat hu sarak tame dom candaih kiak di bimaong, sarak tame  rêu xanh angaok tabung kiak di Hoàng Thành, dom jalan sit labik Chùa Cầu phố Hội…./.

 

NHỮNG NGƯỜI ĐÁNH THỨC MỸ SƠN: ÔNG TÂY HIỆP SĨ CỨU DI TÍCH

 

Kazik là tên gọi thân mật mà người Quảng Nam gọi kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski quốc tịch Ba Lan, (sinh năm 1944 và mất năm 1997). Ông là người có đến hơn 10 năm ở tại VN và đặc biệt là lưu lại một thời gian dài tại Khu đền tháp Mỹ Sơn để chỉ đạo công tác trùng tu các tháp cổ. Bài viết sau đây của Hoàng Sơn giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu và những đóng góp có giá trị của kiến trúc sư Kazik đối với công tác trùng tu Khu đền tháp Mỹ Sơn:

 

Khoảng tháng 6.1981, lãnh đạo Sở VH-TT Quảng Nam - Đà Nẵng đón một vị khách đặc biệt, đó là Kazik, một chuyên gia trùng tu di tích. Ông đến Mỹ Sơn để kiểm tra việc phát quang và chuẩn bị kế hoạch trùng tu năm 1982 theo chương trình hợp tác văn hóa VN - Ba Lan được thực hiện. Phó giám đốc Sở VH-TT-DL, Quảng Nam nhắc lại lời của tiến sĩ khảo cổ học người Ý Patrizia Zolese khi nói về những cống hiến của cố kiến trúc sư người Ba Lan Kazik đối với Mỹ Sơn: Nếu không có Kazik, chúng ta không còn những ngọn tháp để nghiên cứu và trùng tu”. Ông có thể thích nghi và bám trụ trước cảnh sống thiếu thốn, khắc nghiệt tại Mỹ Sơn. Ông rất yêu Mỹ Sơn, yêu đến độ có những đêm trăng sáng, ông một mình ra tháp B1 rồi ngắm toàn bộ khu đền tháp. Ông Tịnh kể: Trong suốt thời gian làm việc ở Mỹ Sơn, Kazik không nề hà nắng mưa, cực khổ, ông cùng ăn ở và làm việc tại Mỹ Sơn như một người dân bản xứ, thông thuộc từng con đường mòn, từng nhánh suối trong thung lũng Mỹ Sơn.

Giữa năm 1986 - 1990, những ngôi tháp thuộc nhóm A được gia cố. Hàng ngàn mét khối gạch vỡ được di dời và sắp xếp lại. Sau khi gia cố theo cách đã nêu, Kazik đã sử dụng lại gạch xưa rơi ra từ các tháp và dùng xi măng gắn kết để phục hồi các tường tháp đổ. Người bạn thân thiết của Kazik là nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Trần Kỳ Phương cũng quý mến bản tính bình dân của Kazik. Ông Phương nhớ lại: “Không hiểu sao Kazik yêu Mỹ Sơn một cách kỳ lạ. Những năm không có kinh phí đành gián đoạn công tác trùng tu, ông phải về nước. Khi có cơ hội là ông đến Mỹ Sơn liền, ông nói ông nhớ Mỹ Sơn...”. Ông Trần Kỳ Phương cho biết thêm, điểm khiến ông nể phục nhất ở Kazik chính là tính thẩm mỹ trong các công trình. Với đầu óc thẩm mỹ rất cao của mình, Kazik đã không làm biến dạng các đền tháp mà còn góp phần làm cho các tháp đẹp lên. Điểm khó nhất là giữ được tính chân xác của di tích mà sau này Mỹ Sơn đã chinh phục được tiêu chí của UNESCO để ghi tên vào danh sách di sản văn hóa của nhân loại.

Trong cuốn sách Kazimierz Kwiatkowski - Hồi ức một con người đặc biệt, nhà văn Ba Lan Jacek Zygmunt Matuszak viết: “Mọi người còn gọi ông là “người từ rừng rậm” bởi vì cánh rừng rậm bao quanh các quần thể đền thờ và ban đầu Kazimierz sống trong túp lều bằng tranh nứa. Vì sự chiến đấu anh dũng của ông để cứu nơi này cũng như công việc bảo vệ di tích lịch sử khác của VN nên ông còn được gọi là “hiệp sĩ của di tích”. Ông không tiếc công sức, thời gian và sức khỏe để chiến đấu cứu chúng” và “Ngay từ ngày đầu có mặt ở Mỹ Sơn, ông luôn nói rằng, quần thể này sẽ được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO”.

Dấu ấn quan trọng nhất của Kazik tại Mỹ Sơn chính là việc ông đưa ra giải pháp gia cố các tháp để tránh sập đổ sau một thời gian dài chịu đựng bom mìn của chiến tranh. Ông Hồ Xuân Tịnh nhận định, là một người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực trùng tu di tích ở châu Âu, Kazik rất thận trọng khi thực hiện việc tu bổ một loại hình kiến trúc còn mới lạ. Đối với các tháp bị cây cối che phủ, rễ cây xuyên qua thân tháp, Kazik cho công nhân dọn dẹp rồi rút hết rễ cây ra. Sau đó, ông dùng phương pháp khoan neo, rồi dùng dây cáp siết thân tháp co ngót lại. Với cách này, nhiều khoảng trống, rời rạc của tháp được ép chặt, kiềng néo rất chắc chắn.

Một số cán bộ làm công tác bảo tồn, bảo tàng ở Quảng Nam, Đà Nẵng có may mắn được làm việc với Kazik đã học được ở ông tính thận trọng, khoa học và cầu thị, luôn tham khảo ý kiến nhiều người rồi mới thực hiện. Chính sự làm việc tận tụy, không nề hà gian khổ và lòng nhiệt huyết vì di sản văn hóa của ông đã “truyền lửa” cho những người tham gia trùng tu Mỹ Sơn thời ấy.

17 năm gắn bó với Việt Nam, gắn bó với những vùng đất Mỹ Sơn, Hội An, Huế… vị kiến trúc sư tài danh Kazik đã lưu dấu một hình ảnh trong sáng trong ký ức bạn bè, những đóng góp quý báu của ông sẽ mãi mãi được tạc ghi vào năm tháng, vào những viên gạch hồng bên tháp cổ, vào rêu xanh trên mái ngói của Hoàng Thành, vào những con đường nhỏ nơi Chùa Cầu phố Hội…./.

Mộng Trang
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC