Dong Nai ngak tui jalan sinh học hacih sa-at piah plaik njiak jit tả pabui chau Phi
Thứ năm, 00:00, 22/08/2019 Bhumi Bhumi
Tỉnh Đồng Nai hu maong lac pasak raong pabui di negar drei, jit ruka pabui châu Phi tamuh tabiak meng bilan 4 tal ini, 1/3 trang trại di Đồng Nai hu ruak, dom pabui njauk ba nao am cuh klak tagok tal labaih 275.700 drei. Dalam tuk jit ruak tả pabui chau Phi oh ka hu jru vaccin caga ruak, jalan piah khik hu taphon pabui nan lac khik ka var ro hacih sa-at tui jalan sinh học. Saong piah ngak hu bruk ini, ye bruk lac di dom urang po var raong pabui.

Var raong pabui di ong Hoàng Văn Phúc daok di angaok mbuan glaong di palei Tây Kim, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Tuk jit tả pabui cahu Phi tamuh tabiak di taneh ia drei, blaoh pambak samar tal dom tỉnh gah Barak, ông Phúc caik hatai tui iek tani tanat, samar peih ngak dom jalan pacang caga piah khik taphon pabui jaik 400 drei, dom urang ngak bruk labik trang trại pabui jeng oh brei tabiak truh labik raong dalam luac 1 bilan.

Sahaneng lac daok di labik glaong ta-eng, gam caga catang yau nan mead pacang hu jit, min tal akaok bilan 7, pabui di ong Phúc mboh ruak, ong khan brei karja palei thau saong tapa dut iek mboh lac pabui njom jit tả pabui chau Phi:

“Meng tuk hu thau ka jit tả pabui di gah Barak negar lac drei padeih abih. Tok hu 2 anek ame tui iek pabui, page tame, jala pandiak mai sang huak blaoh tame, pandap mbang jeng oh brei ba tame, yau nan bo njauk ruak. Mbiah tal tukvak ini oh thau yau kayua halei.” 

Khat lahik trak jang ong Phúc, labik raong pabui di muk Trịnh Thị Thủy daok di xã Lộ 25, huyện Thống Nhất njauk am cuh klak 2.300 drei pabui, dalam nan hu 200 drei pabui binai. Taong abih drap ar tuh tame var raong pabui dalam katut panak lahik abih. Muk Thủy lac drei hu pacang caga abih gah, paga pacang vin taom dar, ngak var raong la-ar, buh yaok ribau tấn cur piah pametai anek ruak…min oh pacang hu jit ruak:

“Meda lac ngak hacih abih oh daok hagait piah menyai: paga pacang glaong 2 mét meteh, var raong la-ar, menuac tame tabiak, radaih pajeng haleik daok gah langiu menuac cakaong tame …min daok njauk ruak. Cur dahlak blei yaok radiah, yaok rituh kadung sa mbang oh njauk lac sa mbao, dua mbao. Proi cur, pruh jru 10 mbang dalam sa harei min oh pacang hu. Dahlak khat lahik ralo, mbang ini lahik abih dua klau pluh tỷ đồng.

 Jit tả pabui chau Phi tamuh tabiak di Đông Nai menmg puac bilan 4 meng blaoh,  hadei di jaik 4 bilan, Đồng Nai hu 673/1.700 var raong pabui hu jit ruak, am cuh klak labaih 275.700 drei pabui. Kadung jien di palei oh ginup piah daong urang raong glang jeng yau bayar jien bruk am cuh pabui, Đồng Nai hu panuac pok likau Trung uong brei pabak labaih 800 tỷ đồng.

Bruk njuak biai nan lac, tui Chi cục Raong glang – Thú y, Sở ngak nong saong patagok palei pala tỉnh Đồng Nai, dalam tuk jit tả pabui chau Phi daok pambak praong, ye rilo trang trại yaom lac daok di bhum hu jit min oh njauk hagait kayua ngak siam bruk an toàn sinh học.

 Tuk hu khan lac hu jit ruak, po trang trại samar ngak paga pacang, me-om halam njol vin taom dar, oh brei cim brim, ruai, tikuh nyu tame var raong. Abih di nyu lac  ngan saong anek manuac ye “oh brei urang tame tabiak”, urang dalam trại oh tabiak langiu, urang gah langiu oh tame trại, pandap mabng brei tahanek rika tathak dahalui di tuk ba tame trại; urang blei saong radaih pajeng pabui jeng oh brei tame trại bo brei ba pabui tabiak gah langiu piah ba tagok radaih. Eng radaih pajeng pandap mbang yaok tuk tame trại brei pruh jru pametai anek ruak, rilo mbang…

 Ong Trần Văn Quang, Akok Chi cục Raong glang – Thú y tỉnh Đồng Nai lac, urakini, jit tả pabui chau Phi oh ak hu vaccin  yau nan ye sa jalan ngak siam lagaih di abih lac brei ngak tui jalan an toàn sinh học, “ diuk saong jit’, mboh di anak meta lac dom trang trại ngak siam jalan sinh học jeng daok dang kajap. Jeng tui ong Quang, ngak tui jalan sinh học njauk brei ngak catang meng di urang raong. Jabat chức năng  meda kakei, tacei pato jalan ngak min oh ngak salaih ka urang hu, yau nan ye bruk ngak brei hacih sa-at tui jalan sinh học piah pacang caga ruak hu siam lagaih halei oh lac bruk di po labik raong:Urak ini thau lac diuk saong jit ruak ye brei ngak yau habar? Diuk saong nyu ye brei duah jalan. Bruk caga ruak tukvak tapa brei mboh thei ngak hu an taon sinh học ye khik hu taphon pabui. Oh hu thei ngak salih ka urang raong, ka labik raong. Oh ngak hu ye oh raong hu kayua jir ruak nju tamuh nao, tamuh mai.

 Urak ini, taphon pabui di Đồng Nai daok labaih 1,9 trieu drei, trun labaih 600.000 drei dut saong tukvak dahalu di tamuh jit ruak. Langiu di dom drei pabui ba nao am cuh klak, ye tapon pabui daok takik kayua urang raong pablei meneing piah patrun patakik khat lahik meyah hu jit ruak.

 Pabui hu takik ba tal yaom rilo pabui tagok khang, urak inio yaom pabui diuk di Đồng Nai lac 40.000 đồng sa kilo. Tui yaom ini, urang raong pabui  mek hu jien laba glaong, min bruk nan daok ngak ka urang raong pabui kan palih ruak: raong birau veik, parilo pabui atau padeih cang jit ruak nao tapa. Daok gah raong glang  di tỉnh ye ba tabiak panuac kakei lac, dom trang trại raong pabui biarua najuk jit ruak juia raong veik tuk ni meyah oh ka khik hu kajap an toàn sinh học./. 

 

 

Đồng Nai: Đảm bảo an toàn sinh học để ngăn dịch tả heo châu Phi "càn quét"

 

Tại Đồng Nai, nơi được coi là “thủ phủ chăn nuôi” của cả nước, dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện từ cuối tháng 4 đến nay, 1/3 số trang trại của Đồng Nai đã “dính” dịch, số heo bị tiêu hủy lên tới hơn 275.700 con. Trong khi dịch tả heo châu Phi vẫn chưa có vaccine phòng ngừa, giải pháp duy nhất để giữ đàn hiện nay là đảm bảo tuyệt đối an toàn sinh học cho trại. Và để làm được điều nay, thì quyền “tự quyết” thuộc về chính các trang trại chăn nuôi. Phóng viên Xuân Lượng, thường trú tại TP. Hồ Chí Minh có bài viết về nội dung này: 

 

Trang trại heo của ông Hoàng Văn Phúc nằm biệt lập trên một quả đồi ở ấp Tây Kim, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Khi dịch tả heo châu Phi bắt đầu xuất hiện ở nước ta, rồi lan nhanh ở các tỉnh phía Bắc, ông Phúc đã rất thận trọng, nhanh chóng triển khai các biện pháp tiêu độc, khử trùng để bảo vệ đàn heo gần 400 con của mình, kể cả công nhân làm việc trong trại cũng được yêu cầu không ra khỏi trại suốt hàng tháng trời.

Những tưởng trại nằm biệt lập, lại được bảo vệ nghiêm ngặt như thế thì sẽ ngăn được dịch, nhưng đến đầu tháng 7, heo của ông Phúc có dấu hiệu bệnh, ông báo chính quyền địa phương và nhận về kết quả rất sốc: heo dương tính với dịch tả heo châu Phi:

 

" Từ hồi có tin tức dịch ngoài miền Bắc là mình ngưng hết luôn. Chỉ có 2 bố con chăm heo, sáng vào, trưa về ăn cơm rồi vào, kể cả đồ ăn cũng không đưa vào, vậy mà vẫn bị. Đến giờ vẫn chưa rõ nguyên nhân làm sao.

Thiệt hại nặng hơn ông Phúc, trang trại của bà Trịnh Thị Thủy ở xã Lộ 25, huyện Thống Nhất đã phải tiêu hủy 2.300 con, trong đó có 200 heo nái. Toàn bộ gia sản nằm ở trại heo phút chốc đã “bốc hơi”. Bà Thủy khẳng định mình đã làm mọi cách, từ xây tường rào bao quanh, làm trại lạnh, rồi đổ hàng tấn vôi bột để tiêu độc, khử trùng… nhưng vẫn không ngăn nổi dịch:

 

Nói chung là kỹ không còn gì để nói: tường rào xây cao 2 mét rưỡi, trại lạnh, người ra người vào, xe cám đứng ở ngoài vác vào… vẫn bị. Vôi tôi mua bằng xe tải, hàng trăm bao một lần chứ không phải một, hai bao. Rải vôi, phun thuốc sát trùng một ngày 10 lần nhưng vẫn không ăn thua. Tôi thiệt hại quá lớn, lần này phải vài ba chục tỷ."

Dịch tả heo châu Phi xuất hiện ở Đồng Nai từ cuối tháng 4 vừa qua, sau gần 4 tháng, Đồng Nai đã có 673/1.700 trang trại bị dịch, tiêu hủy hơn 275.700 con heo. Ngân sách địa phương không đủ cho việc hỗ trợ người chăn nuôi và chi cho công tác xử lý dịch, Đồng Nai đã phải đề xuất Trung ương cấp bổ sung khoảng 800 tỷ đồng.

 

Đáng chú ý, theo Chi cục Chăn nuôi – Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Đồng Nai, giữa lúc dịch tả heo châu Phi đang “càn quét”, thì nhiều trang trại dù nằm giữa vùng dịch vẫn ổn nhờ thực hiện tốt an toàn sinh học.

Khi có thông tin dịch, chủ trang trại đã nhanh chóng cho xây tường rào, bao lưới xung quanh trại, ngăn chim, ruồi muỗi, chuột bọ không thể xâm nhập khu vực chăn nuôi. Đặc biệt đối với con người thì thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, người trong trại không ra khỏi trại, thậm chí thức ăn cho người được nấu chín trước khi đưa vào trại; thương lái và xe vận chuyển heo cũng không được vào trại mà heo được lùa ra ngoài rồi đưa lên xe. Riêng xe vận chuyển thức ăn chăn nuôi mỗi khi vào trại phải được phun khử trùng kỹ lưỡng, nhiều lần…

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Đồng Nai khẳng định, hiện nay dịch tả heo châu Phi vẫn chưa có vaccine nên giải pháp duy nhất, hiệu quả nhất vẫn là thực hiện thật tốt an toàn sinh học, “sống chung với dịch”, minh chứng là các trang trại làm an toàn sinh học tốt vẫn “đứng vững”. Cũng theo ông Quang, thực hiện an toàn sinh học đòi hỏi sự nghiêm túc của chính người chăn nuôi. Cơ quan chức năng có thể khuyến cáo, hướng dẫn biện pháp song không thể thực hiện thay, nên việc thực hiện an toàn sinh học hiệu quả để chống dịch hoàn toàn phụ thuộc vào chủ trại:

"Bây giờ là xác định sống chung với dịch thì sống chung như thế nào? Sống chung với nó thì phải tìm giải pháp. Thực tiễn chống dịch thời gian qua cho thấy ai làm được an toàn sinh học tốt thì giữ được đàn. Không ai có thể làm thay nông hộ, trang trại. Không làm được thì không nuôi được vì dịch nó sẽ tái đi tái lại."

 

Hiện tổng đàn heo của Đồng Nai còn khoảng 1,9 triệu con, giảm khoảng 600.000 con so với thời điểm trước dịch. Ngoài số heo bị tiêu hủy thì tổng đàn giảm do người chăn nuôi chủ động bán bớt heo để giảm thiệt hại trong trường hợp dịch xảy ra.

Nguồn cung heo thịt giảm khiến giá heo thịt tăng mạnh, hiện giá heo hơi ở Đồng Nai đang ở mức khoảng 40.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân nuôi heo đang lãi khá cao, tuy nhiên điều này cũng đặt ra cho các chủ trang trại lựa chọn khó khăn: tái đàn, tăng đàn nuôi tiếp hay tạm dừng chờ dịch qua. Còn về phía ngành chăn nuôi địa phương thì đưa ra khuyến cáo, các trang trại mới bị dịch không nên tái đàn ở thời điểm này nếu chưa chắc chắn đảm bảo an toàn sinh học./.

 

Bhumi
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC