Meng harei njauk 5 ayut bac saong gauk taong mbiah tal ini, adei Nguyễn Thị Hải Yến jeng daok ndik iek ruak di sang iek ruak Tâm thần kinh tỉnh Hưng Yên. Dalam pandik harao meng mbang taong paoh jaik metai, Hải Yến tuk halei ia meta jeng dang dang. Yến brei thau, adei njauk kol nyu taong rilo mbang bo oh hu kadha halei yau halei: “Meda kayua adei salut mbuan pandar. Hu sa mbang anai gru cap abih anek saih vak harak sanya, hu ayut angan Trang ba kok, cap adei vak harak sanya. Adei vak blaoh harak sanya, anai gru sua tangi daok dom adei halei oh ka nộp harak ye dang tagok piah biar harei ini gru da-a amaik ame mai mboh yau nan nyu pandiak hatai taong adei. Dom ayut hu thau min huac, oh khin ndem tabiak.”
Ndom biai haong dom anek saih bac tal 9A, dom adei jeng brei thau kapol ayut nan bhian ngak suan nội quy sang bac, dalam nan anek saih Nguyễn Thị Diệu Trang bhian kateik greik dom ayut bac saong gauk. Rilo anek saih dalam tal bac pandikhatai min oh khin ngak hagait.
Dom anek saih dalam tal bac oh khin ngak hagait, jeng oh khan brei ka gru chu nhiem thau. Kayua yau nan ye tuk njauk kol ayut nyu taong paoh, Nguyễn Thị Hải Yến jeng oh khan brei gru chu nhiem thau atau klak rabha saong ayut piah daong. Gru Hoa Thị Trang, chủ nhiệm tal bac 9A brei thau, dalam 5 ayut taong Yến, hu dua adei meng labik karei mai ini bac saong 2 adei tal bac karei tame tal bac ini. Dalam tal bac, 5 adei ini jeng mboh jangan tui umo anek saih, bac Toán khá, dalm kapol nan hu 1 anek saih lac lớp phó học tập saong 1 anek saih lac sao đỏ: “ Dahlau di nan, dahlak jeng oh mboh bruk dom anek saih kateik greik ayut karei, tok m,boh dom adei mein saong gauk tuk padeih padei, daok bruk dom adei kateik greik ayut karei ye dahlak oh mboh adei halei khan veik. Kan kandah di khol dahlak, yaok adit gru akok tal bac tok hu 4 tiết sa adit, tukvak jeng oh hu ralo, tal bac hu tal 41 adei. Yau nan ye, kan thau hu taong abih dom bruk di dom adei, langiu di nan khol dahlak daok ngak rilo bruk gah chuyen mon, khol dahlak jeng kham abih prein di drei ye.”
Hadei di tuk bruk rah tabiak, gru Hoa Thị Trang jeng taduan lac drei oh ka biak jiak taphia piah dom adei jia, klak rabha dom hatai sahaneng di drei.
Tui duah thau di khol dahlak, dalam 5 anek saih taong ayut, yaok baoh sang hu raidiuk biak karei, jaik abih dom adei nan oh hu raong ba tacei pato ginup di amaik ame. Rilo baoh sang amaik ame nao ngak mbang atah, nduac tui bruk ngak mbang bo var pato padar anek bik di drei; tuh ka sang bac dalam bruk pato pakai anek. Yau ye baoh sang di Nguyễn Thị Diệu Trang, lac anek saih pan akaok kapol taong ayut di drei: amaik ame nao ngak mbang atah, daok di sang saong amuk pajeng. Ong Nguyễn Văn Tân, ame di Nguyễn Thị Diệu Trang lac, caik rah tabiak bruk yau nan amaik ame jeng duisa kayua oh caik rilo tukvak daok jaik anek:“ Dahlak nao tah pak Cao Bằng, mai sang nao lakhah anai gru iew phone ye dahlak hu mbaok chip jeng oh thau bruk hagait. Dahlak tok sahaneng duah jien ye daok di sang anek bik nyu melam lai. Lac amaik ame dahalk biak pandik hatai ka bruk ini. Ngak amaik ame bo oh pato anek bik tal labik tal dhua.”
Daok di rilo bhum palei urak ini, rilo baoh sang klak palei nao ngak mbang atah piah duah var mbang, caik veik anek bik di palei. Dalam tuk nao ngak mbang atah palei. Oh thei khin dom anek bik daok veik palei melai jangan atau ngak dom bruk pandik harao. Yau nan min, dom uranaih praong tagok kurang hu bruk anit ranam, oh hu bhian pato padar di amaik ame kan si praong hu jak gheih. Rilo urang ilamu jeng khan lac, gam saong sang bac, ye baoh sang, xa hoi jeng hu makna biak praong. Baoh sang lac labik raong ba, pato padar uranaih, pato dom adei thau anit ranam jeng yau pandik harao ka urang karei. Bruk rilo baoh sang takik sangka, duah thau hatai sahaneng di dom adei nan ye oh thau sumu dom salih tâm sinh lý di anek bik drei. Dom bruk kanjiak ác njauk brei pa-atah, klak ndung caik nyu piah oh daok dom bruk pandiak harao yau bruk birau rah tabiak di Sang bac THCS Phù Ủng.
Trở lại vụ học sinh đánh bạn ở Hưng Yên: khi cái ác được dung dưỡng trong gia đình và ngoài xã hội
Minh Hường- Phương Thoa
Từ ngày bị 5 bạn cùng lớp đánh đến nay, em Nguyễn Thị Hải Yến vẫn phải điều trị tại bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh Hưng Yên. Giữa những cơn mê sảng từ những trận đòn "thừa sống thiếu chết" của lũ bạn cùng lớp, Hải Yến luôn trực trào nước mắt. Yến cho biết, em bị nhóm bạn này đánh nhiều lần mà lý do thì chẳng lần nào giống lần nào:
“ Chắc là do em hiền lành với dễ sai vặt. Có lần cô bắt cả lớp viết bản cam kết, có đứa tên Trang ở lớp đúp về đây làm trùm, bắt em viết bản cam kết. Em viết bản cam kết của em nộp xong rồi, cô giáo bảo cả lớp là những em nào chưa nộp xong bản cam kết này thì đứng lên để chiều nay tôi mới phụ huynh thế là nó về nó tức đánh em một trận. Ở lớp có biết nhưng các bạn như kiểu sợ sệt, không dám nói ra.”
Trao đổi với một số học sinh lớp 9A, các em cũng cho biết nhóm bạn này hay vi phạm nội quy của trường, trong đó học sinh Nguyễn Thị Diệu Trang hay bắt nạt các bạn cùng lớp. Nhiều học sinh trong lớp bức xúc nhưng không dám phản kháng.
Các học sinh trong lớp không dám phản kháng, cũng không dám nói với giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy khi bị nhóm bạn này đánh, Nguyễn Thị Hải Yến cũng không báo với giáo viên chủ nhiệm hay chia sẻ với bạn bè để trợ giúp. Cô Hoa Thị Trang, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A cho biết, trong trong số 5 học sinh đánh bạn, có 2 em chuyển từ nơi khác đến và 2 em từ lớp khác chuyển sang. Trên lớp, 5 học sinh này cũng có một số biểu hiện nghịch ngợm theo lứa tuổi học sinh, nhận thức về môn Toán ở mức khá,thậm chí trong nhóm còn có 1 học sinh là lớp phó học tập và 1 học sinh là sao đỏ:
“Trước đó tôi cũng chưa thấy hiện tượng của các bạn bắt nạt các bạn khác, chỉ thấy các bạn chơi thân với nhau trong giờ ra chơi đó là chuyện bình thường, còn các bạn bắt nạt các bạn khác thì tôi chưa nghe bạn nào phản ánh. Khó khăn với chúng tôi, mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm có 4 tiết 1 tuần, thời gian cũng không nhiều trong lớp sỹ số khác đông, 41 học sinh. Vì vậy, cũng khó có thể bao quát toàn bộ hoạt động của các em, ngoài ra chúng tôi còn phài nhiều vấn đề chuyên môn, chúng tôi cũng cố làm việc hết sức có thể rồi.”
Sau sự việc xảy ra, cô Hoa Thị Trang cũng thừa nhận bản thân chưa gần gũi để các em tin tưởng, chia sẻ tâm tư, tình cảm.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong số 5 học sinh tham gia đánh bạn theo lối "hội đồng", mỗi gia đình đều có hoàn cảnh khá đặc biệt,hầu hết không nhận được sự chăm sóc đầy đủ của cha mẹ. Nhiều gia đình đi làm ăn xa, mải với công việc mà chưa thực sự sát sao dạy dỗ con em mình; phó mặc cho nhà trường trong việc giáo dục con. Đơn cử như gia đình của Nguyễn Thị Diệu Trang, học sinh được cho là cầm đầu nhóm đánh bạn: cả bố và mẹ đều đi làm ăn xa,phải ở nhà với bà nội. Ông Nguyễn Văn Tân, bố của Nguyễn Thị Diệu Trang cũng thừa nhận, để xảy ra sự việc này thì cha mẹ cũng có lỗi vì đã không dành nhiều thời gian cho con:
“Tôi đi xa ở Cao Bằng, mấy hôm tôi về đám cưới cô giáo điện thì tôi kịp thời gặp chứ tôi không biết gì. Mình chỉ vì đồng tiền đâm ra ở nhà nhiều cái mình trách thân mình là đi làm vì thế con mình chấp nhận hư hỏng. Làm bố làm mẹ tôi cũng rất đau long về chuyện này. Mình làm cha làm mẹ, sai sót là dạy con không đến nơi đến chốn.”
Ở rất nhiều vùng quê hiện nay, nhiều gia đình buộc phải "ly hương" để kiếm miếng cơm manh áo, bỏ lại con cái ở quê nhà. Trong cuộc "ly hương" đó, chẳng ai mong những đứa con ở lại quê nhà sẽ trở nên hư hỏng hoặc làm những chuyện đau lòng. Thế nhưng, những đứa trẻ lớn lên thiếu đi tình yêu thương, sự dạy dỗ thường xuyên của cha mẹ sẽ khó để phát triển toàn diện. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cùng với nhà trường thì môi trường giáo dục của gia đình, xã hội cũng rất quan trọng. Gia đình chính là cái nôi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách, đạo đức cho trẻ em, dạy các em biết yêu thương và đau trước nỗi đau của đồng loại. Việc các gia đình thiếu quan tâm chăm sóc, tìm hiểu tâm tư tình cảm của các em nên không kịp thời phát hiện những thay đổi trong tâm sinh lý của con em mình. Cái ác phải được loại trừ, tránh dung dưỡng để không còn những câu chuyện đau lòng như vừa xảy ra tại Trường THCS Phù Ủng ./.
Viết bình luận