Bruk anek menuac dalam hatai sahneng di Hồ Chí Minh hu brei mboh dalam Di chúc lac hatai anit ranam taong abih bol bhap rahra dalam xã hội. Tuk nao atah, Wa "caik veik oh thau hadom hatai anit ranam ka taong abih rahra, ka taong abih urang Đảng, ka taong abih bộ đội, ka dom dam dara saong uraniah", abih rai Wa caik abih ka bangsa. Caong khin praong abih di Wa lac ngak ka taneh ia drei hu độc lập, bhap bini drei hu tự do, thei jeng hu lisei huak, ao cuk, thei jeng hu bac da-a. Dalam Di chúc, Wa kakei: “brei hu 1 sarak ka bol bhap rahra kayua taneh ia bo var klaak rup drei”. Tui Wa, nan lac bruk njauk ngak, yaom lac kan kandah tal halei jeng brei kham merat ngak… Giáo sư, Tiến sỹ Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ndom lac, oh lac ngẫu nhiên bo dalam Di chúc Hồ Chí Minh vak “bruk camereip di abih lac ngan saong anek menuac”, Wa kakei dom rairah cách mạng njauk sangk atal kein laba di anek menuac saong Đảng cầm quyền hu jalan ngak biak siam piah iek glang raidiuk bhap bini: “Quyền anek menuac lac quyền hu diuk, quyền hu tự do saong quyền hu haniem phul”. Nan lac yaom glaong abih menuac sia dunya bo Hồ Chí Minh bac megru hu, ba pandar tame Việt Nam lac quyền hu peih paha bangsa. Anek menuac tabiak truh hu rai halin halak. Ka dua, anek menuac yau Wa Hồ lac, kol drei hu độc lập bo rahra oh hu tự do ye độc lập oh hu makna hagait.”.
Jeng tabiak meng hatai anit anek menuac, kayua raidiuk tự do saong haniem phul di anek menuac, hatai anit di Wa Hồ hu caik njauk tame dom menuac rambah rambup di abih dalam xã hội, nan lac dom urang ngak saong urang nong. Meng baoh hatai bak anit ranam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thau hu dom rambah rambup di rai halin halak, dom pandik harao dalam mesruh metak di bol bhp rahra meng bhum taneran tal bhum ceik glaong. Wa caong lac: “oh kak je ngak nong 1 thun ka urang ngak nong piah bhap bini pachreih hatai, jhul khang bruk pala drak hadei di rilo thun rik prein yava, drap ar ka bruk mesruh metak peih paha bangsa, meblah độc lập, tự do ka taneh ia”. Tiến sỹ Chu Đức Tính, dahlau daih ngak Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh brei thau: “Dalam Di chúc kakei abih urang Đảng drei tuk nao atah Wa hu tui jalan dom patao hadah krah dalam sajarah bangsa bo sahneng tal bruk hadei di mesruh metak dalam bruk bình công, báo công saong iek glang dom urang hu rik daong ka cách mạng. Wa thau dom urang ngak nong lac dom menuac rambah rambup glaih glar di abih. Ini lac 1 bruk sangka di chủ tịch Hồ Chí Minh.”.
Meng hatai caong ka 1 xã hội kaya meda, haniem phul ka bhap bini, dalam Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh caik veik panuac pato “Đảng brei hu jalan ngak biak siam piah patagok kinh tế saong ilamu, piah oh padeih paglaong raidiuk di bhap bini”. Abih mesuh metak saong dalam dom thun salih bharau taneh ia, panuac pato ini di Chủ tịch Hồ Chí Minh hu jeng jalan tacei ka dom sarak praong di Đảng saong Nhà nước. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Phúc, dahlau daih ngak Viện trưởng Viện lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ndom lac: “Ndom ka panuac pato di Wa ngan saong anek menuac. Urak ini Đảng saong Karja drei ngak siam bruk brei ka urang buh prein ka taneh ia; ngak siam Sarak Trung ương 8 ka salih bahrau pato pakai; sarak Trung ương 9 ka patagok ilamu anek menuac ”.
Di chúc Wa Hồ - lingiu dom yaom glaong sajarah, chính trị, biak lac 1 Di chúc ndung bak oh thau hadom hatai anit ranam brei ka rahra, ka urang sa jalan haong gauk saong ka ayut sahabat di dunya bo Hồ Chí Minh lac menuac lambaok. Hadei di 50 thun ngak tui Di chúc di Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng drei hu ba tabiak saong pan akaok bhap bini ngak siam bruk salih bahrau, ba taneh ia tabiak truh kan kandah, tani tanat saong paglaong raidiuk bhap bini. Jalan sahneng praong, atah dalam Di chúc daoh pahadah jalan di Đảng, Karja saong bhap bini drei nao tal bruk rahra kaya meda, taneh ia khang kajap, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.
Tư tưởng vì con người trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vấn đề con người trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được thể hiện trong Di chúc là tình yêu thương đối với tất cả mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Khi đi xa, Bác "để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng", cả cuộc đời Bác đã dành cho dân tộc. Mong muốn lớn nhất của Bác là làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập, đồng bào ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Trong Di chúc, Người căn dặn: “phải có một chính sách đặc biệt đối với mọi tầng lớp nhân dân đã vì Tổ quốc mà hy sinh”. Theo Người, đó là công việc nhất thiết phải làm, dẫu khó khăn, phức tạp đến mấy cũng phải ra sức làm… Giáo sư, Tiến sỹ Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, không phải ngẫu nhiên mà trong Di chúc Hồ Chí Minh viết “công việc đầu tiên là đối với con người”, Bác dặn các thế hệ cách mạng phải chăm lo đến lợi ích của con người và Đảng cầm quyền có kế hoạch thật tốt để chăm lo đời sống nhân dân: “Quyền con người là quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”. Đấy là giá trị toàn nhân loại mà Hồ Chí Minh tiếp thu được, vận dụng vào Việt Nam là quyền được giải phóng dân tộc. Con người thoát được ách áp bức. Thứ hai, con người như bác Hồ nói, chúng ta tranh được độc lập mà dân không có tự do thì độc lập không có nghĩa lý gì.”.
Cũng xuất phát từ lòng nhân ái, vì cuộc sống tự do và hạnh phúc của con người, lòng nhân ái của Bác Hồ đã đặt đúng vào những người cùng khổ nhất trong xã hội tức là những người công nhân và nông dân. Với trái tim đầy tình yêu thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu và đồng cảm với nỗi thống khổ vì áp bức bất công, vì những gian lao, mất mát trong chiến tranh của nhân dân lao động từ miền xuôi đến miền ngược. Người đề nghị: “miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân để đồng bào thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất sau nhiều năm liên tục góp sức người, sức của, vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc”. Tiến sỹ Chu Đức Tính, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết: “Trong bản Di chúc dặn lại toàn Đảng ta lúc đi xa Bác đã nối tiếp truyền thống các vị vua anh minh trong lịch sử dân tộc mà nghĩ đến chuyện sau chiến tranh trong việc bình công, báo công và chăm lo những người đã đóng góp cho cách mạng. Bác thấu hiểu những người nông dân là những người vất vả, cực khổ nhất. Đây là 1 sự quan tâm thiết thực của chủ tịch Hồ Chí Minh.”.
Với mong ước về một xã hội phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại lời di huấn thiêng liêng “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Kết thúc chiến tranh và đặc biệt là trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, lời di huấn này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam cho những quyết sách của Đảng và Nhà nước. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: “Về lời căn dặn của Bác đối với con người. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta thực hiện tốt đối với người có công; thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản giáo dục; nghị quyết Trung ương 9 về phát triển văn hóa con người. ”.
Di chúc Bác Hồ - ngoài những giá trị lịch sử, chính trị, thực sự là một Di chúc thấm đượm tình thương yêu vô hạn đối với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế mà Hồ Chí Minh là người đại diện tiêu biểu nhất. Sau 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công đường lối đổi mới, đưa nước ta từng bước ra khỏi khủng hoảng, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Tư tưởng nhân văn cao cả trong Di chúc đang tiếp tục soi sáng trên những bước đường của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đi đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.
Viết bình luận